Quốc vụ viện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ban hành thêm 4 văn bản, đề xuất một kế hoạch kiểm soát dịch bệnh chi tiết. Theo phân tích, thông tin hỗn loạn, chính sách phòng chống dịch COVID tại nhiều nơi cũng trở nên hỗn loạn, làm nổi bật quan điểm khác biệt giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. 

Tap Can Binh va Ly Khac Cuong
Ông Tập Cận Bình (trái) và ông Lý Khắc Cường (phải). (Nguồn: Ảnh ghép)

Khi dịch bệnh ở Bắc Kinh nóng lên, ông Tập Cận Bình đã trở lại Bắc Kinh sau khi kết thúc chuyến công tác vào chiều ngày 19/11. Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh đã được tăng cường. Gần đây truyền thông ĐCSTQ liên tiếp đăng 9 bài ủng hộ chính sách zero-COVID.

Bắc Kinh cũng thông báo rằng bắt đầu từ ngày 22/11, tất cả những người nhập cảnh và quay trở lại Bắc Kinh sẽ bị xét nghiệm 3 lần trong 3 ngày sau khi hạ cánh. Trong 3 ngày đầu tiên sau khi đến Bắc Kinh, họ phải hoàn thành xét nghiệm axit nucleic mỗi ngày, trước khi có kết quả âm tính, họ không được phép rời khỏi nhà.

Ngày 21/11, thành phố Quảng Châu, với dân số thường trú khoảng 18,81 triệu người, đã ra lệnh phong tỏa quận Bạch Vân trong 5 ngày, nơi có số lượng cư dân đông nhất.

Nhà bình luận Trọng Âm của “Nhân dân Nhật báo” – kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đăng tải 9 bài viết “kiên trì zero-COVID” liên tiếp từ ngày 1/11.

id13870483 3fe3c46292f50fc0c327acae6d385d55 450x338 1
Nhà bình luận Trọng Âm của “Nhân dân Nhật báo” đã liên tiếp đăng tải 8 bài viết trong vòng 9 ngày, thể hiện việc kiên quyết thực hiện zero-COVID. (Ảnh ghép Epoch Times)

Tín hiệu được phát đi rất rõ ràng rằng sự điều chỉnh tối ưu hóa công tác phòng chống dịch không phải là nới lỏng, càng không phải là “nằm ngửa”, mà là không được để cho “thành quả” chống dịch trở thành vô ích.

Ngày 19/11, một nhà bình luận trên Qstheory.cn cho biết: Không thể “phong tỏa là xong”, cũng không thể “buông lỏng là xong”.

Sau khi Quốc Vụ Viện của ĐCSTQ ban hành 20 biện pháp tối ưu hóa phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh vào ngày 10/11, ngày 21/11 cơ chế kiểm soát chung của Quốc Vụ Viện đã ban hành 4 văn bản, gồm “Các biện pháp thực hiện xét nghiệm axit nucleic kiểm soát dịch COVID” (gọi tắt là “Các biện pháp”), “Kế hoạch kiểm soát và khoanh vùng rủi ro dịch bệnh COVID”, “Hướng dẫn quan sát y tế cách ly tại nhà đối với dịch COVID”, “Hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà đối với dịch COVID”.

Ngày 21/11, ông Triệu Lan Kiện, một cựu phóng viên điều tra về Trung Quốc Đại Lục, nói với Epoch Times: “Khi tôi nhìn thấy những tài liệu này của Chính phủ, tôi rất đau đầu. Bởi vì làm gì cũng có thể sai, và làm gì cũng có thể đúng.”

Theo trang web của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia của ĐCSTQ, “Các biện pháp” do Quốc vụ viện ban hành yêu cầu những khu vực không có nguy cơ lây truyền cộng đồng không cần tiến hành xét nghiệm axit nucleic trong khu vực; các khu vực bùng phát dịch bệnh đáp ứng một số điều kiện nhất định, cũng có thể ngừng xét nghiệm axit nucleic trên diện rộng.

Trong buổi phát sóng trực tiếp vào ngày 22/11, nhà bình luận thời sự Tần Bằng cho biết bất kể quan sát từ Thạch Gia Trang hay những thay đổi trong dư luận có liên quan, dường như chỉ có thể rút ra một kết luận rằng giới quan chức Trung Nam Hải hiện đang chống lại “phe cùng chung sống với COVID”, và đang coi vấn đề này như một trận chiến thử thách lòng trung thành và năng lực thực thi.

Vào tuần trước, thành phố Thạch Gia Trang đã hưởng ứng “20 điều” quy định về phòng chống dịch bệnh mới của Quốc vụ viện, và bắt đầu chấm dứt việc xét nghiệm sàng lọc thường lệ trên diện rộng.

Nhưng vào ngày 21/11, chính quyền lại bất ngờ đưa ra thông báo khẩn cấp hủy bỏ các quy định nói trên, và yêu cầu 6 trong số 8 quận hành chính của thành phố này phải xét nghiệm axit nucleic cho tất cả người dân trong 5 ngày liên tiếp.

Ngày 21/11, nhà bình luận thời sự Đường Tịnh Viễn nói với Epoch Times: “Điều này hoàn toàn trái ngược với thực tế là Quốc vụ viện đã ban hành 4 văn bản liên tiếp. Phía sau điều này càng chứng tỏ sự chia rẽ trong Đảng về chính sách zero-COVID vẫn đang mở rộng. Đợt cải cách 7 ngày của Thạch Gia Trang bị đình chỉ đột ngột có lẽ liên quan đến điều này.”

Ông Đường Tịnh Viễn cho rằng các chính quyền địa phương ở Trung Quốc Đại Lục có sự khác biệt rõ ràng trong việc triển khai, từ chủ động triển khai đến chần chừ và làm ngược lại.

“Kỳ thực phía sau hiện tượng này phản ánh một cuộc đấu tranh đường lối gay gắt đã nổ ra trong cấp cao nhất, xoay quanh chính sách Zero-COVID. Các quan chức địa phương có sự khác biệt trong việc thực hiện, do lựa chọn bên khác nhau.”

Liên quan đến các hành động liên tục của Quốc vụ viện dưới sự lãnh đạo của ông Lý Khắc Cường, nhằm cố gắng nới lỏng zero-COVID, ông Đường Tịnh Viễn tin rằng: “Từ một khía cạnh, điều đó phản ánh rằng tác động của zero-COVID đối với nền kinh tế đã đạt đến mức cấp bách. Điều này cũng phản ánh sự bất mãn với chính sách zero-COVID tích tụ trong Đảng đã lên đến đỉnh điểm.”

“Xét từ việc bà Tôn Xuân Lan đến Trùng Khánh để giám sát, các biện pháp kiểm soát của Bắc Kinh đã được nâng cấp, và mô hình Thạch Gia Trang bị chấm dứt, có thể thấy ông Tập Cận Bình vẫn chiếm thế thượng phong.”

Ông Đường Tịnh Viễn cho rằng từ lâu zero-COVID đã không còn là vấn đề y học thuần túy, mà trở thành đường lối chung, và lằn ranh đỏ chính trị của ông Tập Cận Bình.

Bất cứ ai động đến lằn ranh này chắc chắn sẽ động chạm đến nền tảng quyền lực ổn định của ông Tập Cận Bình, và gây ra cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng.

Những thay đổi đột ngột trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở Thạch Gia Trang, Quảng Châu và những nơi khác phản ánh cuộc đấu tranh khốc liệt này trong nội bộ ĐCSTQ.

Ngày 21/11, Nhà bình luận thời sự Vương Hách đã phân tích với Epoch Times rằng zero-COVID vẫn là một mớ hỗn độn trên khắp Trung Quốc và người dân đang gặp khổ nạn. Điều này cũng cho thấy hệ thống của ĐCSTQ thực sự thối nát, không có chút hy vọng nào, và con đường duy nhất là giải thể.

Bình Minh (t/h)