Trong không khí World Cup náo nhiệt, vì phong tỏa do dịch bệnh mà người hâm mộ bóng đá Trung Quốc chỉ có thể ngồi ở nhà và xem các trận đấu ở bên kia thế giới qua màn hình. Chứng kiến ​​​​hơn 60.000 fan hò hét tại sân vận động mà không có ai đeo khẩu trang, nhiều người Trung Quốc cảm thấy nghi hoặc khó hiểu, không ít người đã bày tỏ sự bất mãn trên mạng xã hội.

shutterstock 1680583171
(Nguồn: MIA Studio/ Shutterstock)

Một số người nói rằng World Cup cho phép họ thấy tình hình dịch bệnh thực sự ở nước ngoài, từ đó cảm thấy “thất bại” sâu sắc trong phòng chống dịch ở trong nước.

Trên Weibo, cư dân mạng “Banguanshe” đã đăng 9 bức ảnh và viết: Hãy nhìn quang cảnh của World Cup ở Qatar, có hơn 60.000 người hâm mộ bóng đá dày đặc không đeo khẩu trang, bất cứ hiện trường phát trực tiếp nào cũng không nhìn thấy khẩu trang. Các bạn bây giờ khiến tôi tin rằng: “Họ điên rồi, họ đang sắp chết rồi! Có hơi quá không?”.

id13871680 9bd7923b53497ed3f1b5a4a46beebd85 450x358 1
Sau khi đăng 9 bức ảnh, cư dân mạng “Banguanshe” viết: Tại World Cup ở Qatar, hơn 60.000 cổ động viên không đeo khẩu trang “Họ điên rồi, họ đang sắp chết!”. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Cư dân mạng có tên “Khi không có gì để nói thì có thể ai yo” phụ họa: “Tỷ lệ người đến xem trực tiếp World Cup lần này rất cao, có tiền thật tốt rồi, hơn nữa gần như không thấy người ta đeo khẩu trang. Chẳng lẽ nước ngoài thực sự không có dịch bệnh sao?”

Cư dân mạng “Xiaozhangsi vui vẻ” tỏ ra không hài lòng: “Xem buổi biểu diễn âm nhạc của ban nhạc Mayday và khung cảnh World Cup, có rất nhiều người không đeo khẩu trang, chết tiệt, ai đã cướp đi cuộc sống của tôi?”

Tuy nhiên, vài giờ sau, các bình luận dưới bài đăng đã bị xóa.

Vào thứ Ba, một bức thư ngỏ của “Lớp học Trường An” (Chang’an Ketang) đã được lan truyền trên nền tảng WeChat của Trung Quốc, đặt câu hỏi về chính sách “zero COVID” và hỏi liệu Trung Quốc và Qatar có “cùng hành tinh” hay không, nhưng bức thư ngỏ này cũng nhanh chóng bị xóa.

China Digital Times đã lưu giữ bức thư này. Bức thư nói rằng hơn 120 quốc gia trên thế giới đã không kiểm soát COVID-19 trong một thời gian dài, dựa vào cái gì mà họ sống tự do hơn người Trung Quốc, lẽ nào họ không sống trên cùng một hành tinh với người Trung Quốc sao?

Dịch bệnh nóng lên, nhiều nơi tại Trung Quốc Đại Lục bị phong tỏa

Lý do khiến người hâm mộ bóng đá Trung Quốc hoang mang và tức giận là việc chính quyền các địa phương đang tiếp tục gia tăng các biện pháp hạn chế do dịch bệnh đang nóng lên.

Ủy ban Y tế và Sức khỏe thành phố Bắc Kinh cho biết vào ngày 23/11, rằng tất cả các ngành và đơn vị nên tăng cường quản lý người một cách linh động để giảm thiểu hơn nữa tỷ lệ đến nơi làm việc; quản lý khép kín các viện dưỡng lão và phúc lợi trẻ em. Đưa vào sử dụng bệnh viện cabin cho ca bệnh triệu chứng nhẹ ở ‘Trung tâm Triển lãm quốc tế mới’.

Thượng Hải thông báo những người đến đây chưa đầy 5 ngày kể từ thứ Năm (24/11), sẽ không được phép vào những nơi công cộng như dịch vụ ăn uống, và sẽ thực hiện “xét nghiệm khi đến” “xét nghiệm 3 lần 3 ngày”.

Tại Quảng Châu, quận Hải Châu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch và gia hạn thêm 5 ngày để khoanh vùng, điều chỉnh vùng nguy cơ và vùng kiểm soát tạm thời. Trước đó, Quảng Châu đã mở 6 bệnh viện cabin với hơn 20.000 giường bệnh.

Thông báo của Thâm Quyến nêu rõ, bắt đầu từ 00:00 ngày 24/11, khi vào các trạm giao thông, v.v. phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm axit nucleic âm tính trong 48h hoặc giấy chứng nhận lấy mẫu axit nucleic trong ngày (24h).

8 quận ở thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam) đã tiến hành xét nghiệm COVID-19 hàng loạt trong 5 ngày liên tiếp, bắt đầu từ ngày 25/11. Người đến khi đến Trịnh Châu trong 5 ngày sẽ không phép vào những nơi công cộng như nhà hàng, v.v. 

Thành phố Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh) sẽ tiến hành xét nghiệm PCR khu vực tại 9 quận từ ngày 24/11 đến ngày 28/11, hạn chế nghiêm ngặt việc di chuyển của những người không cần thiết, tạm dừng dịch vụ ăn uống ở những khu vực này, v.v.

Theo đánh giá của các nhà phân tích tại Nomura Securities, 1/4 dân số Trung Quốc đang phải sống trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới nhiều hình thức khác nhau, không gian hoạt động của họ bị hạn chế rất nhiều.

Phân tích: “Zero COVID” là đầm lầy, ĐCSTQ lún sâu không ra được

Kể từ khi Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ban hành 20 biện pháp tối ưu hóa công tác phòng chống dịch bệnh, giới lãnh đạo cao nhất đã đưa ra những tín hiệu trái chiều, khiến chính sách phong tỏa và kiểm soát ở nhiều nơi trở nên không đồng nhất và thiếu ổn định, thay đổi liên tục.

Vào thứ Tư (23/11), trang mạng Nhân dân Nhật báo, phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, đã đăng một bài viết “không thể lay chuyển và không sai lệch biến dạng”. Bài viết nói rằng các chuyên gia từ cơ chế phòng và kiểm soát liên ngành của Quốc vụ viện cho biết cần kiên trì thực hiện theo phiên bản thứ 9 của kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát cùng 20 biện pháp tối ưu hóa, không lay động, không sai lệch biến dạng, đứng trên khoa học chính xác để phòng ngừa và kiểm soát dịch, v.v. Toàn văn không đề cập đến “zero COVID” và cũng không nhắc đến tên của chuyên gia nào.

Cùng ngày, trang mạng Nhân dân Nhật báo cũng đăng bài viết “Ông Lý Khắc Cường chủ trì cuộc họp thường vụ của Quốc vụ viện”, kêu gọi triển khai gói chính sách ổn định kinh tế và thực hiện đầy đủ các biện pháp tiếp theo, v.v. không đề cập đến tình hình dịch bệnh và chính sách “zero COVID”.

Trước đó, tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng 9 bài liên tiếp của tác giả có tên Zhongyin (được cho là viết tắt của ‘tiếng nói của trung ương’). Bài viết mở đầu bằng việc đề cập đến kiên trì “zero COVID“, về sau “vừa cần ‘zero COVID’, vừa cần điều chỉnh phòng dịch quá độ”.

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Vương Hách (Wang He) nói với tờ Epoch Times vào ngày 23/11, rằng cơ chế phòng chống và kiểm soát dịch bệnh liên ngành được thành lập bởi Quốc vụ viện, hiện ông Lý Khắc Cường vẫn là người đứng đầu Quốc vụ viện, giương ngọn cờ “3 kiên trì” của trung ương ông Tập Cận Bình để điều chỉnh có tính cục bộ. Mà năm sau, ông Lý Cường sẽ [thay ông Lý Khắc Cường] nhậm chức thủ tướng, và ông ấy sẽ thay đổi phương thức “zero COVID linh động”, dù sao thì vẫn cần bảo vệ kinh tế.

Ông Trịnh Húc Quang (Zheng Xuguang), một học giả gốc Hoa, nói với tờ Epoch Times rằng nếu kiên trình sử dụng phương pháp “zero COVID linh động”, Trung Quốc sẽ không thể thoát khỏi dịch bệnh trong nhiều thập kỷ. Virus không ngừng biến đổi, toàn bộ xã hội làm sao có thể làm sạch virus được? “Các chỉ số lẽ ra phải chuyển từ tỷ lệ lây nhiễm sang tỷ lệ ca bệnh nặng, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ nhập viện, nhưng vì những trở ngại chính trị, không có cách nào phủ nhận khẩu hiệu ‘zero COVID linh động’.”

Ông Vương Hách cũng cho rằng vấn đề lớn nhất đối với công tác phòng chống dịch bệnh của Trung ương ông Tập, là liệu chính trị có ở trên khoa học hay là tôn trọng khoa học. Dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, không có tự do học thuật, tự do nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học phải mò đoán suy nghĩ của những người ở trên để đưa ra cái gọi là ý kiến khoa học.

Về hướng phát triển của dịch bệnh trong tương lai, ông Vương Hách cho biết không có nhà khoa học nào dám vỗ ngực nói với ông Tập rằng “dịch bệnh của Trung Quốc không còn là vấn đề lớn, có thể mở cửa được rồi”, và không ai dám phản đối “ba kiên trì” của trung ương ông Tập. Với mối quan hệ như thế này, có thể nói các nhà lãnh đạo đảng và các nhà khoa học đang lừa dối lẫn nhau, việc phòng chống dịch bệnh trở thành một mớ hỗn độn, và người dân thường phải gánh chịu. Điều này đã trở thành một trò cười quốc tế.

“Xét từ hiện tại, ‘zero COVID’ giống như một đầm lầy, ĐCSTQ không thể thoát ra sau khi rơi vào đó và có thể chết ở đây”, ông Vương Hách nói.

Theo Trình Tĩnh, Epoch Times