Sau khi ông Triệu Lạc Tế thay thế ông Vương Kỳ Sơn đảm nhận công tác chống tham nhũng kể từ sau Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tình hình chống tham nhũng của Trung Quốc vẫn không mấy khả quan. Một mặt là do chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình khó có thể tiếp tục, một mặt là do tự thân thể chế chính trị của ĐCSTQ cũng khó cầm cự. Gần đây, việc kênh truyền thông thân ĐCSTQ trực tiếp phơi bày nguy cơ của ông Triệu Lạc Tế và đưa ra tín hiệu đấu đá nội bộ, cũng đã chứng minh cho quan điểm này. 

GettyImages 866170182
Ông Triệu Lạc Tế (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Triệu Lạc Tế bỗng bị phơi bày cùng cảnh ngộ với Chu Cường

Ngày 18/10, tờ Minh Báo tại Hồng Kông dẫn nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết, sự kiện biệt thự Tần Lĩnh xây dựng trái phép bị ông Tập Cận Bình coi là phá hoại long mạch. Đằng sau sự kiện này liên quan đến đương nhiệm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, người từng đứng đầu tỉnh Thiểm Tây 5 năm – Triệu Lạc Tế. Ông Tập Cận Bình đã 6 lần phê chỉ thị nhưng bên dưới không làm gì, nguyên nhân nhiều khả năng là do quan chức địa phương rơi vào thế khó xử, bởi vì họ biết phần lớn biệt thự được xây trong thời gian ông Triệu Lạc Tế đứng đầu tỉnh Thiểm Tây. Họ bị kẹt giữa ông Tập và ông Triệu, nên chỉ đành chọn cách không làm gì. Cục diện lúng túng nhất thời xuất hiện, cho đến khi ông Tập Cận Bình thực sự tức giận.

Thông tin cho biết, ông Tập Cận Bình vì thế mà tiết lộ cách nói về cái gọi là “Thể chế Tập – x” trong cục diện chính trị, ông mượn cách nói sau Đại hội 19 không tồn tại cái gọi là “thể chế Tập – Vương” để phủ định cái gọi là “thể chế Tập – Triệu”, đồng thời cũng mượn cơ hội này để cảnh báo ông Triệu Lạc Tế.

Đồng thời, nguồn tin còn nói, cuối tháng 12 năm ngoái, cựu biên tập viên của CCVT là Thôi Vĩnh Nguyên đã mượn vụ án quyền khoáng sản trăm tỷ Nhân dân tệ tại Thiểm Tây tiết lộ “văn kiện mật” được Chánh án Tòa án Tối cao Chu Cường phê chuẩn, khi đó mũi nhọn không chỉ chĩa vào Chu Cường. Một phần nội dung chỉ ra, đúng lúc ông Triệu Lạc Tế nhậm chức Bí thư Thiểm Tây đã phê chuẩn “Vụ án quyền khoáng sản 100 tỷ” này.

Đầu năm nay, Chu Cường từng xuất hiện nguy cơ vì “vụ án quyền khoáng sản trăm tỷ”, nhưng được Ủy ban Chính trị Pháp luật dẫn đầu cả 3 cơ quan là Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Viện Kiểm sát tối cao và Bộ Công an cùng phối hợp điều tra, cuối cùng đã “thoát khỏi khó khăn”. Nguyên nhân bên trong là, trước đó ngoại giới không nghĩ đến nhân tố Triệu Lạc Tế, rất hiển nhiên, lôi ra một Chu Cường là có thể, nhưng nếu đồng thời lôi ra cả quan chức cấp quốc gia đang nắm giữ việc chống tham nhũng như Triệu Lạc Tế, thì Trung Nam Hải có thể rơi vào khủng hoảng chấp chính bất cứ lúc nào. Do đó, Chu Cường xảy ra chuyện, ắt là do người cầm quyền xuất phát từ quyết sách tạm bảo vệ Triệu Lạc Tế để bảo vệ Đảng.

Triệu Lạc Tế 2 năm chống tham nhũng bất thành, Vương Hỗ Ninh tái xuất

Nói về Triệu Lạc Tế, trước đó ông Triệu Lạc Tế vốn quản lý Ban tổ chức Trung ương, chỉ là quản lý danh sách quan chức, chiểu theo ý đồ của ông Tập Cận Bình để chọn người và dùng người, không có uy tín cá nhân. Cách đây 2 năm khi ông tiếp quản chức vụ mới từ ông Vương Kỳ Sơn – đang thế có thế mạnh chống tham nhũng, dựa vào lý lịch và thực lực, khi vừa mới bắt đầu tiếp quản chức vụ đã không được đánh giá cao.

Chúng ta nhìn thấy Triệu Lạc Tế vừa mới nhậm chức mới, chính quyền trung ương định vị “lưỡi đao chống tham nhũng” của ông hướng xuống, chỉ trừng trị một số “lão hổ” cấp tỉnh, bộ trở xuống đã được ông Vương Kỳ Sơn bàn giao. Thực ra rất nhiều trường hợp là tự động đầu án, ví dụ như Tần Quang Vinh, Lưu Sĩ Dư. Cái gọi là chủ động đầu án, thông thường là đều là vì có người có quan hệ trong quan trường nói đỡ, đóng vai trò người trung gian thuyết phục, đương sự trước tiên chủ động đầu án, chính quyền “võng khai nhất diện”.

Có thể nói, ông Triệu Lạc Tế phải bỏ công sức nhất lại chính là bắt những thuộc cấp của mình năm xưa ở tỉnh Thiểm Tây. Đối với những nhân sĩ trong quan trường mà xét thì việc này thật khó xử. Trong các bản tin được truyền thông nhà nước công khai trong hơn 2 năm qua, Triệu Lạc Tế vẫn chưa giành được một vị trí quyền uy trên mặt báo, thậm chí có thể nói là trầm lặng một cách lạ thường.

Nhắc đến các quan chức được chính quyền thông báo “ngã ngựa” trong gần hai năm qua, đặc biệt là gần đây, rất nhiều trường hợp được nhấn mạnh bằng các tội danh ý thức hình thái như không gánh vác trách nhiệm, làm trái với “tâm nguyện ban đầu của ĐCSTQ”, không trung thành với Đảng, thậm chí là đọc sách báo nước ngoài cũng bị coi là tội lớn. Thời kỳ ông Vương Kỳ Sơn chống tham nhũng, về phương diện quan chức vi phạm kỷ luật, chủ yếu là thông báo tội như vi phạm quy định chính trị, kỷ luật chính trị, kết bè kết phái, cũng tức là phòng ngừa rủi ro chính biến. Hiện nay, kiểu điều chỉnh ý thức hình thái này lẫn vào với hướng chống tham nhũng một cách rõ ràng, đã cho thấy điều gì?

Điều này có nghĩa là người quản lý ý thức hình thái Vương Hỗ Ninh, đã mượn thế chỉnh đốn đảng với hy vọng bảo vệ đảng của ông Tập Cận Bình nhân cơ hội mở rộng quyền lực ra lĩnh vực chống tham nhũng, Triệu Lạc Tế vốn yếu thế bị nghi mất thực quyền.

Quyền lực Trung Nam Hải có thể xuất hiện cục diện mới

Trong số 7 Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ khóa 19, trong chưa đầy 2 năm, cục diện quyền lực đã có sự thay đổi vô cùng to lớn, nhưng so sánh với khóa trước, lại càng thể hiện ra sự bất thường, thậm chí đáng sợ. Bảy Thường ủy sắp xếp theo mức độ quyền lực giảm dần có thể liệt kê như sau: Tập Cận Bình, Vương Hỗ Ninh, Lý Khắc Cường, Lật Chiến Thư, Uông Dương, Hàn Chính, Triệu Lạc Tế. Trong đó, ông Triệu Lạc Tế vốn xếp thứ 6 nhưng đã bị đẩy xuống vị trí chót. Còn khóa trước (khóa 18), ông Vương Kỳ Sơn vốn xếp thứ 6 đã trở thành nhân vật số 2.

Ngược lại, trong số 7 Thường ủy đương nhiệm, Vương Hỗ Ninh thuộc thế lực tăng trưởng nhanh nhất nhưng lại bất thường nhất thuộc phe Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, từ lâu được tái bổ nhiệm và bố trí vào tầng lãnh đạo cấp cao. Được mệnh danh là “quốc sư 3 thế hệ” lãnh đạo ĐCSTQ, Vương Hỗ Ninh đã đưa ra các thuyết như “Ba đại diện” thời Giang Trạch Dân, “Quan điểm về phát triển khoa học” thời Hồ Cẩm Đào, “Giấc mơ Trung Quốc” thời Tập Cận Bình, còn là quốc sư giám quân của Tập Cận Bình, và có thể là người hoạch định thực sự của Trung Nam Hải.

Phạm vi quản lý công việc mà Vương Hỗ Ninh được phân công vừa nhiều vừa rộng, chủ yếu là xây dựng đảng, ý thức hình thái và tuyên truyền, nhưng lại dường như không gì là không quản. Trong đó có một chức vụ thực quyền là Bí thư Ban Bí thư mà Vương Hỗ Ninh đang nắm, định tính là cơ quan quản lý các công việc thường ngày của ĐCSTQ, các thành viên của cơ quan quản lý này bao gồm Chủ nhiệm Trung ương ĐCSTQ, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát quốc gia, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Trưởng Ban Mặt trận thống nhất Trung ương.

Tháng 5 năm nay, ĐCSTQ đưa ra giáo dục chủ đề “Không quên nguyện ban đầu, nhớ kỹ sứ mệnh” dựa theo tôn chỉ của chủ nghĩa Mác, Trưởng Tiểu ban Lãnh đãnh đạo Trung ương cũng là Vương Hỗ Ninh. Phong trào này cũng tương tự như phong trào chỉnh phong mà Mao Trạch Đông phát động năm 1942. Trong bài phát biểu khởi động phong trào này của ông Tập Cận Bình vào ngày 31/5, có nhắc lại phong trào “Chỉnh phong Diên An” của Mao Trạch Đông. Điều này có nghĩa là một cuộc đấu đá nội bộ kịch liệt sẽ được vén màn, và cuộc đấu này sẽ thông qua danh nghĩa chống tham nhũng để tiến hành.

Trong bối cảnh này, bản thân là Bí Thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Triệu Lạc Tế có “búi tóc nhỏ” Thiểm Tây bị người khác túm, người vốn nắm quyền sinh sát các quan chức như ông đã biến thành vật trang trí. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình rất có khả năng sẽ không lập tức để cho ông hạ đài, về phương diện nỗ lực chống tham nhũng, khả năng lớn nhất là ông Triệu Lạc tế bị Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Quốc gia Dương Hiểu Độ ngầm bài xích, Dương Hiểu Độ từng có thời gian ngắn làm việc cùng ông Tập Cận Bình tại Thượng Hải. Nhưng trong thứ tự Ban Bí thư Trung ương,  Dương Hiểu Độ cũng bị Vương Hỗ Ninh quản lý, do đó thực chất ông Vương Hỗ Ninh có thể thao túng chống tham nhũng.

Chính quyền ĐCSTQ có nguy cơ mất kiểm soát cao

Sự biến đổi bất thường trong chống tham nhũng của ĐCSTQ, cũng là tương ứng với nguy cơ của chính quyền ĐCSTQ trong những năm gần đây.

Thời gian qua, nhiều người cũng đang nói về thù trong giặc ngoài của ĐCSTQ, câu nói “phùng cửu tất loạn” và “Đại hạn 70” có thể gặp ở nhiều nơi. Những cách nói này là có đối ứng thực tế, rõ ràng nhất chính là nền kinh tế đi xuống do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và phong trào đấu tranh dân chủ của người dân Hồng Kông, lo lắng của chính quyền về dân biến trong nước và chính biến trong đảng.

Chứng cứ gần đây nhất là số liệu mới được Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố, trong quý III/2019, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong gần 30 năm qua. Tuy nhiên, những con số được công bố chính thức này vẫn bị một số học giả kinh tế Trung Quốc nghi ngờ sâu sắc, họ cho rằng nó đã được đánh giá cao hơn thực tế.

Kinh tế Trung Quốc đi xuống đã kéo theo vật giá tăng mạnh, các vấn đề dân sinh và xã hội, sự oán giận của người dân trong nước dưới áp lực cao bởi sự kiểm soát của chính quyền giống như núi lửa chờ phun trào. Thông tin biểu tình về người Hồng Kông yêu cầu thực hiện tự trị cao độ đã bị chính quyền Đại Lục phong tỏa nghiêm ngặt, và cũng đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đến Đại Lục, ĐCSTQ đã phải nhiều lần lên tiếng nói rằng cần phải phòng ngừa “cách mạng màu”. Trong thời điểm này, về đối nội, ĐCSTQ đẩy mạnh cái gọi là chỉnh phong “không quên tâm nguyện ban đầu”, thậm chí là gần đây đã đưa ra dự luật cấm toàn bộ công nhân viên chức “chống lại đảng”, nó cho thấy về phương diện ý thức hình thái chính quyền ĐCSTQ lo sợ hơn bất cứ điều gì

Ngày 1/7 năm nay, không lâu trước ngày mà ĐCSTQ tự chế định cái gọi là “ngày thành lập ĐCSTQ”, ông Tập Cận Bình đã từng đưa ra cảnh báo trong một hội nghị của Bộ Chính trị: “Nguy hiểm làm lay động đến gốc rễ của ĐCSTQ nơi đâu cũng có.” Đây có thể là một kiểu biến tướng của lời “cảnh cáo vong đảng”, năm 2019 chính là năm rủi ro vong đảng của ĐCSTQ.

Nói về bản thân việc chống tham nhũng, hiện tại mức độ bắt giữ tham quan đã rất khó tiếp tục dùng phương thức này để tạo chấn động lớn, bởi vì thỏa hiệp chính trị tại Đại hội 18, các tin đồn Tập Cận Bình bắt giữ “lão hổ” như Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, về cơ bản đã biến mất. Còn chống tham nhũng của ĐCSTQ bắt đầu từ hình thái ý thức, yêu cầu từng việc ở bên dưới phải nhất trí với Trung ương, càng chú trọng đến chức năng chỉnh đốn đảng, bảo vệ đảng chứ không đơn thuần là chống tham nhũng. Điều này cũng nói rõ, tính chất của công cuộc chống tham nhũng của ĐCSTQ đã phát sinh biến dị. Nhưng những hành động này lại khiến cho ông Tập Cận Bình bị ngăn chặn nghiêm trọng từ trong nội bộ đảng. Nội bộ ĐCSTQ chia rẽ, trong đó có nhiều bằng chứng cho thấy nhóm những “Hồng nhị đại” đang chia rẽ, ĐCSTQ phải đối mặt với nguy cơ chưa từng có.

Do đó, cuộc chiến chống tham nhũng của chính quyền ĐCSTQ đã khiến người ta không còn tâm lý tác chiến, và không để ý tới, miệng nói cần giữ vững xu thế áp lực cao trong khi thỉnh thoảng lại lôi ra vài con “hổ giấy” không liên quan đến thời cuộc, thực tế chỉ có duy nhất là để cho quan trường ĐCSTQ thối nát và kết thúc.

Triệu Lạc Tế vị vạch trần vẫn còn bí ẩn đằng sau

Đương nhiên, chống tham nhũng không có điểm nào đáng chú ý, trong khi đấu đá quyền lực vẫn đang ngày càng kịch liệt. Ví dụ, trước lúc diễn ra Hội nghị Trung ương 4 trong tháng này, đột nhiên các thông tin nói ông Triệu Lạc Tế từng bị ông Tập Cận Bình cảnh cáo cũng lan truyền khắp nơi, liệu những tin đồn này có phải bắt nguồn từ dụng ý của ông Tập Cận Bình? Hay là do ý tứ của ông Vương Hỗ Ninh? Rất có thể liên quan đến nền tảng thỏa hiệp giữa các phe phái tại Đại hội 19. Nội tình liên quan, xin đợi lời giải tiếp theo.

Trịnh Trung Nguyên

Xem thêm: