Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tới Nhật Bản vào ngày 08/5, bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản 4 ngày và sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung – Nhật – Hàn lần 7. Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Trung Quốc trong 8 năm qua. Có phân tích, điều này là do Trung Quốc bị nhiều áp lực từ bên ngoài, buộc phải cải thiện quan hệ với Nhật Bản.

 

Embed from Getty Images

Trong bối cảnh quan hệ giữa Trung – Mỹ và Trung – Úc không ngừng căng thẳng, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa có chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 08 – 11/5, đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Trung Quốc kể từ năm 2012 (Ảnh: Getty Images)

Ông Lý Khắc Cường đến Nhật Bản vào buổi chiều ngày 08/5, sáng 09/5 tham gia hội nghị cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Đây là hội nghị thượng đỉnh giữa ba nước lần đầu tiên kể từ năm 2015 và là lần thứ ba Nhật Bản chủ trì hội nghị thượng đỉnh này. Bởi vì trước đó Hàn Quốc phải đối phó với các vụ thử hạt nhân và bắn tên lửa khiêu khích ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên, đã quyết định triển khai hệ thống chống tên lửa THAAD, sau đó phía Trung Quốc đã hủy tham gia hội nghị thượng đỉnh này.

Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 8 – 11/5 của ông Lý Khắc Cường, ông Shinzo Abe sẽ hội đàm và tổ chức một bữa ăn tối cùng ông Lý Khắc Cường; ông Lý Khắc Cường cũng gặp Thiên hoàng Nhật Bản Akihito và gặp một số giới chức Nhật Bản khác.

Đây là chuyến thăm Nhật Bản lần đầu tiên trong 8 năm qua của một Thủ tướng Trung Quốc sau chuyến thăm trước đó của cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào tháng 5/2010.

Theo tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa tin, trong thời gian ông Lý Khắc Cường đến Nhật Bản sẽ ký một loạt thỏa thuận hợp tác với phía Nhật Bản trong các lĩnh vực như khoa học y học, công nghiệp dịch vụ, an sinh xã hội, thỏa thuận trao đổi tiền tệ với Nhật Bản.

Hai bên sẽ đồng ý thiết lập một cơ chế tham vấn, và Trung Quốc sẽ nới lỏng những hạn chế đối với việc nhập khẩu thực phẩm Nhật Bản. Sau tai họa hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi của Nhật Bản vào năm 2011, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản từ nhiều khu vực bị ảnh hưởng của Nhật Bản như Miyagi, Fukushima, Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Niigata, Nagano.

Đối với sáng kiến “Một vành đai – Một con đường” của chính quyền Bắc Kinh, hai bên sẽ thảo luận về cách thức hợp tác ở các nước thứ ba khác.

Ngoài ra, Trung Quốc và Nhật Bản cũng sẽ trao đổi quan điểm về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Trước đây hai nước đã từng tham gia trong đàm phán sáu bên liên quan đến vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Quan hệ Trung-Nhật ngày càng căng thẳng kể từ năm 2012 sau khi Nhật Bản “quốc hữu hóa” đảo Điếu Ngư, về cơ bản là đã ngừng các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên.

Nhưng gần đây, với sự leo thang của xung đột thương mại Trung-Mỹ, những mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các nước phương Tây ngày càng tăng (chẳng hạn như quan hệ Trung Quốc-Mỹ, quan hệ Trung Quốc-Úc ngày càng căng thẳng), thời gian gần đây giới chức cấp cao Trung Quốc đã liên tục đến Nhật Bản.

Ví dụ chỉ tính trong năm nay, nhà chức trách Bắc Kinh đã cử nhiều quan chức các lĩnh vực khác nhau sang Nhật Bản, bao gồm các phái đoàn do Ngoại trưởng Vương Nghị, phái đoàn do Bộ trưởng Bộ Tài chính Lưu Côn và phái đoàn do Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Sơn dẫn đầu; ngoài ra còn có phái đoàn quân đội với 25 người do Thiếu tướng Từ Quốc Nguy (Ci Guowei) dẫn đầu.

Một nhà bình luận cho rằng, hiện tại Trung Quốc bị Mỹ, Úc và Nhật Bản cùng tấn công, vì thế chịu áp lực bên ngoài quá lớn, trong đó đặc biệt nhất vẫn là Mỹ, vì vậy mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã phải cải thiện quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc.

Có thể nói, kể từ khi Nhật Bản “quốc hữu hóa” quần đảo Điếu Ngư, phía Nhật Bản luôn muốn qua lại với Trung Quốc nhưng quan hệ hai bên tiến triển rất chậm, hiện nay Trung Quốc chịu quá nhiều sức ép mới tích cực thúc đẩy quan hệ với Nhật Bản.

Tuyết Mai

Xem thêm: