Ngày 3/9, tờ Epoch Times (Mỹ) đã đăng bài viết của nhà bình luận thời sự Tiêu Nhã Nguyên (Stephen Shiu) tại Hồng Kông, bài viết chỉ ra rằng có rất nhiều nghi ngờ trong lời giải thích của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) về bản ghi âm tại buổi họp kín. Về người tiết lộ bản ghi âm, ông phân tích rằng chỉ có hai khả năng, một là do bản thân bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tự ghi âm và tung ra, hai là người tham gia ghi âm lén.

Embed from Getty Images

Tiêu Nhã Nguyên: Nhiều khả năng là chủ ý của Bắc Kinh

Về khả năng người có mặt ghi âm lén, ông Tiêu Nhã Nguyên cho rằng khả năng này không cao. “Việc bài phát biểu bị ghi âm lén rồi tung ra từng xảy ra với bà Carrie Lam trong lần trò chuyện với nhóm người trẻ tuổi, lần này không lý gì bà ấy không cảnh giác. Thật khó hiểu khi chỉ mới qua một tuần mà bà ấy lại phạm lại sai lầm này. Hơn nữa, lần nói chuyện này là với những nhân vật cấp bậc cao, phải dùng tiếng Anh, rất có khả năng là nói chuyện với những ông chủ tầm cỡ như của HSBC và Taiko, những người như vậy làm sao có thể mạo hiểm đắc tội với bà ấy và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)? Tôi rất hoài nghi, những người này thường không làm điều này, họ rất thận trọng.” Ông Tiêu Nhã Nguyên khẳng định thêm quan điểm này bằng lập luận rằng chất lượng ghi âm rất tốt, không giống như ghi âm lén.

Còn trong trường hợp bà Carrie Lam tự ghi âm và công bố, ông Tiêu Nhã Nguyên nhận thấy cũng có hai khả năng, một là quyết định riêng của bà ta, và hai là chủ ý của Bắc Kinh. Nhưng theo phân tích thì có nhiều khả năng hơn là chủ ý của Bắc Kinh. “Nếu bà ấy làm mà không được Bắc Kinh cho phép thì chắc chắn sẽ chuốc họa lớn. Điều này cũng giống như chuyện Triệu Tử Dương tiết lộ bí mật Đặng Tiểu Bình ở hậu trường thao túng chính sự.”

Về vấn đề tại sao Bắc Kinh không để cho bà Carrie Lam từ chức, nhà quan sát này cho rằng một phần lý do là vì thực tế Bắc Kinh đã điều khiển mọi hoạt động xử lý ngăn chặn người biểu tình cũng như dùng vũ lực của cảnh sát, còn bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đóng vai trò trung gian của Bắc Kinh. Những vấn đề như “ai không đồng ý với năm yêu cầu chính, ai không chỉ huy cảnh sát ra sao, đều có thể bị đẩy cho chính quyền Đặc khu”, “Nếu bà ấy làm điều này (từ chức), Bắc Kinh sẽ bị vào thế kẹt.”

Không dùng quân đội và cũng không dùng Luật khẩn cấp

Bản ghi âm phát biểu của bà Lâm trong buổi họp kín có đề cập đến ba động thái quan trọng của Bắc Kinh: chính phủ trung ương không có ý can thiệp quân sự; không có “hạn chót” trước ngày 1/10; sẵn sàng “chạy đường dài” vượt qua sóng gió năm nay, bất chấp gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Tiêu Nhã Nguyên phân tích rằng nếu đây là chủ ý của Bắc Kinh để cho bà Carrie Lam công bố thì chủ ý này nhiều khả năng của ông Tập Cận Bình, tất nhiên bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng có thể thêm thắt nội dung của cá nhân.

Nhưng nhà quan sát này cho rằng các động thái này là tín hiệu của Bắc Kinh dành cho Mỹ. Hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Mỹ Trump đã cảnh báo, trong hai hoặc ba ngày sẽ biết câu trả lời. Ngay sau đó là cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đột ngột leo thang. Vì vậy ông Tiêu Nhã Nguyên cho rằng mục đích công bố bản ghi âm của bà Lâm trong buổi họp kín để làm tình hình hạ nhiệt, một trong những lý do của chuyện này là vì Mỹ.

Về lý do tại sao không thực thi “Luật khẩn cấp”, ông Tiêu Nhã Nguyên nhận định “Luật khẩn cấp” là một ý tưởng tồi. “Vì Luật khẩn cấp không thể bao trùm lên Luật cơ bản, chính Luật cơ bản có điều khoản về tình trạng khẩn cấp, tại sao không sử dụng điều khoản của Luật cơ bản mà lại phải dùng đến quy tắc của cả trăm năm trước? Điều này rất nực cười.”

Còn vấn đề ĐCSTQ không đặt hạn chót giải quyết tình hình vào ngày 1/10, ông cho rằng trong tương lai cuộc đấu tranh sẽ chuyển sang cuộc chiến kéo dài. Lễ kỷ niệm Quốc khánh tròn 70 năm của ĐCSTQ vào ngày 1/10 tại Hồng Kông sẽ diễn ra trong lặng lẽ, “Sẽ ở một nơi bí ẩn, không ai biết ở đâu nên không thể đi phản kháng. Sau đó sẽ truyền thông tin về Đại Lục để cho người Đại Lục không biết hoạt động Quốc khánh kỳ bí ở Hồng Kông”.

Đồng thời, ĐCSTQ cũng sẽ không cho phép du khách Đại Lục đến Hồng Kông. Ông Tiêu Nhã Nguyên dẫn lời người quen ở Đại Lục cho biết trong tháng này họ đã không xin được thị thực đến Hồng Kông với lý do máy chủ phục vụ bị hỏng, không biết khi nào sẽ phục hồi được.

Về vấn đề thời gian gần đây cảnh sát Hồng Kông phát động đợt bắt bớ lớn, ông Tiêu Nhã Nguyên lý giải vì phương pháp cai trị của Bắc Kinh là sử dụng bộ máy độc tài, đây là chiêu trò quen thuộc, khiến cho người nào đó biến mất một vài năm mới công bố tình hình. Nhưng chiêu trò này không áp dụng được vào Hồng Kông, do luật pháp của Hồng Kông quy định không được bắt người quá 48 tiếng.

ĐCSTQ không dám phá hoại Hồng Kông vì an toàn của chính họ

Ông Tiêu Nhã Nguyên nhấn mạnh rằng Hồng Kông là “miệng sống” của Trung Quốc. Ngay cả trong thời đại Mao Trạch Đông, ĐCSTQ cũng không dám thu hồi Hồng Kông, mục đích là bài toán lợi dụng dài hạn.

Ví dụ, rất nhiều tài sản của giới chóp bu ĐCSTQ nằm tại Hồng Kông, ông nêu dẫn chứng: “Đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc năm ngoái và nửa đầu năm nay tổng cộng hơn 700 tỷ USD, trong đó hơn 500 tỷ ở Hồng Kông. Thứ hai, Hồng Kông là kho tiền, trước khi số tiền này phân tán sang các nước trên thế giới đã tập trung tại Hồng Kông. Vì giới quyền quý hiểu rằng nguồn tư bản ở Hồng Kông vẫn trong kiểm soát của họ, còn nếu nằm ở khu nước ngoài khác họ sẽ bị động và không được yên tâm lắm.”

Từ sau năm 1997, ĐCSTQ ngày càng quản lý Hồng Kông chặt chẽ hơn. Đặc biệt là Văn phòng Liên lạc ĐCSTQ được mở rộng vô hạn định, những cơ quan duy trì ổn định này không ngừng tạo ra cái gọi là “vấn đề Hồng Kông độc lập”. Thêm vào đó là việc ĐCSTQ không cho bầu cử phổ thông Trưởng Đặc khu và Hội đồng lập pháp khiến người dân Hồng Kông không thể tin tưởng ĐCSTQ, khiến hầu hết giới tinh anh Hồng Kông bỏ đi.

Tuyết Mai

Xem thêm: