Tính đến nay, trong công tác phòng chống dịch COVID-19, chính quyền Bắc Kinh đã và đang áp dụng chiến lược “xoá sổ ca nhiễm về 0”. Việc ngăn chặn sự xâm nhập của virus từ bên ngoài đã chuyển thành ngăn chặn sự bùng phát trở lại từ bên trong.

Đồng thời Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Toàn bộ người dân phải đi xét nghiệm axit nucleic để ngăn chặn sự lây lan của virus viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, chiến lược “xoá sổ ca nhiễm về 0” đã không phát huy tác dụng.

Nửa cuối năm nay, dịch bệnh vẫn tiếp tục bùng phát ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc. Một đợt dịch mới sau Tuần lễ vàng tháng 11 đã lan rộng khắp cả nước, và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Giáo sư Quản Dật (Guan Yi) chuyên về các bệnh độc hại mới khởi phát tại Đại học Hồng Kông, khẩn thiết kêu gọi đừng động một chút là làm xét nghiệm axit nucleic cho toàn bộ người dân, xét nghiệm kháng thể đáng tin cậy hơn. Chủ trương của ông nhắm vào chiến lược “xoá sổ ca nhiễm về 0” của nhà chức trách. Nhưng ĐCSTQ có dám xét nghiệm kháng thể không?

Giáo sư Quản Dật (Guan Yi), 59 tuổi, là người Giang Tây. Năm 1993, ông đến trường Đại học Y Hồng Kông, theo học tiến sĩ vi sinh. Tháng 1/2000, ông bắt đầu làm việc tại Khoa Vi sinh thuộc Đại học Trường Y Hồng Kông. Ông hiện là giáo sư về các bệnh độc hại mới khởi phát tại Đại học Hồng Kông, kiêm giám đốc Viện Nghiên cứu chung về virus, do Đại học Hồng Kông và Đại học Sán Đầu liên kết. Đồng thời, ông cũng là thành viên của nhóm y tế cấp cao thuộc Ủy ban Y tế Trung Quốc.

Tháng 4 năm nay, trong một cuộc phỏng vấn với “Phoenix.com”, Giáo sư Quản Dật đã chỉ ra rằng cả virus SARS và COVID-19 đều tồn tại trong vật chủ ban đầu. Tức là chúng tồn tại lâu dài trong cơ thể các loài dơi khác nhau và có thể tồn tại hàng ngàn năm.

Tuy nhiên, virus ở dơi khó có thể lây nhiễm trực tiếp sang người. Thậm chí nếu có lây sang người, thì cũng chỉ có 1-2 người lây nhiễm mà thôi. Virus corona ở dơi chỉ có thể lây nhiễm sang người, sau khi chúng đột biến trong cơ thể của một số vật chủ trung gian, và gia tăng tính hung hãn của chúng đối với cơ thể người.

Tuy nhiên, khi ông đến thăm Vũ Hán vào ngày 21/1 năm ngoái, virus viêm phổi Vũ Hán mới xuất hiện đã phát triển đến mức có thể dễ dàng lây nhiễm sang người. Vì vậy, ông đã ngay lập tức đưa ra cảnh báo, rằng quy mô của đợt bùng phát COVID-19 ít nhất sẽ gấp 10 lần so với dịch SARS. Đồng thời ông cũng kiến nghị nên đóng cửa thành phố ngay lập tức. Lúc đó, điều này quả thực như một lời cảnh báo đáng sợ. Nhưng một năm sau, số người bị nhiễm viêm phổi Vũ hán đã vượt quá 130 triệu người.

Ngày 19/10 năm nay, tại Sán Đầu, Giáo sư Quản Dật đã nhận lời phỏng vấn của cô Ngô Tiểu Lị (Sally Wu) thuộc kênh Phoenix TV tiếng Trung. Cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 7/11, nhưng toàn bộ nội dung đã bị xóa.

Giáo sư Quản Dật một lần nữa chỉ ra trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 10 rằng virus viêm phổi Vũ Hán đã hoàn toàn thích nghi với con người, giống như virus cúm A đã phổ biến ở người từ lâu. Việc đạt được mục tiêu “xoá sổ ca nhiễm về 0” e rằng đã không còn cơ hội.

Giáo sư Quản Dật cũng đề xuất, sau khi tiêm vắc xin, cần xét nghiệm xem cơ thể có sinh ra kháng thể chống lại COVID-19 hay không. Ông nói rằng hiện đã đến lúc “kêu gọi không thực hiện xét nghiệm axit nucleic cho toàn bộ mọi người. Điều quan trọng hơn là xét nghiệm kháng thể, để mọi người có thể hiểu được tình trạng miễn dịch của bản thân.”

Tuyên bố này dường như trái ngược với chính sách hiện tại của Trung Quốc. Trung Quốc vẫn tuân thủ chính sách thanh toán xoá sổ ca nhiễm về 0.

Tại cuộc họp báo ngày 6/11, do Cơ chế phòng thủ chung của Quốc vụ viện tổ chức, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia, vẫn tuyên bố rằng chiến lược tổng thể là không thể lay chuyển. Đó là phòng ngừa và kiểm soát một cách khoa học và chính xác, phát hiện ca lây nhiễm nào tiêu diệt ca đó, kiên quyết kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.

Trước đó, ngày 26/10, Ủy ban Y tế cũng ra thông báo, yêu cầu tất cả các tỉnh thành tăng cường năng lực xét nghiệm axit nucleic. Họ đề xuất các cơ quan xét nghiệm axit cần cung cấp dịch vụ xét nghiệm axit nucleic 24/24 cho toàn xã hội và cố gắng đưa ra kết quả trong vòng 6 giờ đồng hồ.

Sau khi nội dung bài phỏng vấn giáo sư Quan Dật được công bố ra, cư dân mạng thở dài nói, nếu xét nghiệm kháng thể, thì kẻ ngốc cũng sẽ không đi tiêm phòng nữa. Không có hại gì khi nghe theo tiếng nói của các chuyên gia, việc tiêm vắc-xin một cách mù quáng là không khoa học.

Nhà bình luận Internet Vương Kiếm cho rằng giáo sư Quản Dật đã chỉ ra điểm mấu chốt của vấn đề. Trong toàn bộ công cuộc phòng chống dịch, kháng thể là thứ quan trọng nhất, quan trọng hơn cả axit nucleic. Vì mục đích của việc tiêm vắc-xin là tạo ra kháng thể trong cơ thể, có kháng thể thì con người mới có thể chống lại được virus.

Chính quyền ĐCSTQ tiến hành xét nghiệm axit nucleic trong vùng dịch, tức là tìm những người bị nhiễm virus và cách ly họ. Nhưng sau khi có kháng thể, thì không cần nhốt mọi người ở trong nhà nữa. Điều này có thể tránh các tác động tiêu cực của việc phong tỏa, giảm thiểu các chi phí kinh tế và xã hội của việc xét nghiệm axit nucleic. Nhưng hiện nay, tất cả các biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ Trung Quốc đều bỏ qua vấn đề vắc-xin và không khuyến khích việc xét nghiệm kháng thể.

Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số, ĐCSTQ đã ban hành nhiệm vụ tiêm phòng. Người ta nói rằng hơn 2 tỷ mũi vắc-xin đã được tiêm. Theo lý mà nói, khả năng miễn dịch cộng đồng lẽ ra đã được hình thành. Nhưng dẫu vậy, chính quyền vẫn muốn tìm ra những người mang virus.

Nhà bình luận Mai Âm của Vision Times đã chỉ ra, lời giải thích cho khả năng của chiến lược “xóa sổ ca nhiễm về 0” của ĐCSTQ, có thể là do sau khi tiêm vắc-xin, cơ thể không sản sinh ra kháng thể. Việc xét nghiệm kháng thể có thể bộc lộ sự kém hiệu quả của vắc-xin, và trò lừa đảo sẽ bị phơi bày, ĐCSTQ sẽ không biết giấu mặt vào đâu.

Hoặc là sau khi kháng thể được xét nghiệm ra, sẽ không thể áp dụng việc phong tỏa nghiêm ngặt nữa, và quyền kiểm soát sẽ mất đi. Điều này khiến ĐCSTQ cảm thấy sợ hãi.

Qua Ngự Thi / Vision Times

Xem thêm: