Hiện dân chúng có thể bán hàng lan ra đường, và bộ phận quản lý đô thị cũng không cần để ý đến. Vấn đề việc làm đang cấp bách, cần phải để người dân có bát cơm. Nếu không có cơm ăn, họ sẽ tạo phản. Đây được gọi là Nhân chính (nền chính trị nhân từ)?! Hay gọi là Tân chính (chính sách mới)?! Làm người không thể quá ích kỷ, bạn muốn sống, người khác cũng cần phải sống, bạn phải nhường cho người ta sống tốt hơn, quá ích kỷ thì không được, sẽ phải gặp báo ứng.” Nhà kinh tế Đại lục Hà Quân Tiều (He Junqiao) chia sẻ với Epoch Times, khi nói về tình hình hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc.

(Ảnh minh họa từ CNA)

Gần đây, Thủ tướng Lý Khắc Cường tại “lưỡng hội” cho biết: “Thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc là 30.000 Nhân dân tệ, nhưng có đến 600 triệu người chỉ kiếm được 1.000 Nhân dân tệ (NDT) (tương đương khoảng 3,2 triệu VNĐ/tháng). Số này rất khó khăn để chi phí khoảng 1.000 NDT tiền thuê trọ tại một thành phố cỡ trung bình, hơn nữa hiện còn đang trong mùa dịch.” Đồng thời ông còn khen “kinh tế vỉa hè” có tác dụng thúc đẩy công ăn việc làm. Thế nhưng, ngoại giới đang không khỏi quan ngại về tình hình thực tế của kinh tế Trung Quốc.

Embed from Getty Images

Lo sợ thất nghiệp tạo thành khủng hoảng xã hội, “buôn bán vỉa hè” bị đàn áp suốt 15 năm, bỗng giờ được đề cao trở lại. Ảnh một quầy bánh mì chiên vỉa hè ở Vũ Hán. (HECTOR RETAMAL / AFP qua Getty Images)

Nhà kinh tế học Hà Quân Tiều nói rằng kỳ tích kinh tế Trung Quốc mà ĐCSTQ gọi thực ra là một sự dối trá. “Thứ kỳ tích  này dựa trên cướp bóc quy mô lớn.

Ông Hà phân tích, cái gọi là kỳ tích kinh tế trước hết được xây dựng dựa trên việc bòn rút quy mô lớn ở các vùng nông thôn, “Là cướp đoạt của nông dân”.

Theo các số liệu đô thị hóa từ năm 1949 – 1979, ĐCSTQ đã cướp lấy hơn 30 nghìn tỷ NDT từ nông dân thông qua thuế nông nghiệp, chênh lệch giá giữa các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp và tiết kiệm ngân hàng.

Theo thống kê của Cục Quản lý công xã Nhân dân Bộ Nông nghiệp, năm 1978, thu nhập trung bình hàng năm của nông dân chỉ có 74,67 NDT, trong đó 200 triệu nông dân có thu nhập chưa đến 50 NDT/tháng, 112 triệu người chỉ kiếm được 1,1 xu mỗi ngày, 190 triệu người kiếm được 1,3 xu mỗi ngày, và 270 triệu người kiếm được 1,4 xu mỗi ngày. Một lượng lớn nông dân làm việc chăm chỉ mà không kiếm được gì trong một năm, ngược lại còn nợ lại tiền của đội sản xuất. Theo thống kê, vào năm 1978, mức sống của 2/3 nông dân nước này quay trở lại những năm 1950 và 1/3 nông dân quay trở lại những năm 1930.

Ông nói rằng tình huống sau năm 79 có thể được minh họa bằng một ví dụ. Theo dữ liệu năm 1995, thu nhập ròng từ một mẫu đất là 300 – 500 NDT, đến năm 2020, thu nhập ròng một mẫu đất vẫn là 500 NDT,  cơ bản không có thay đổi nào trong 25 năm qua. Trong khi đó, lương công nhân viên các công ty nhà nước thời 1995 đã là vài trăm NDT, hiện giờ đã tăng gấp 10 lần (3.000 – 5.000 NDT/tháng).

Phép tính rất đơn giản. Bây giờ một kg gạo có giá 5 NDT. Nếu cao lên 10 lần, sẽ là 50 NDT/kg. Một gia đình có mức lương trung bình ở Trung Quốc làm sao có thể chi trả với mức giá như vậy? ĐCSTQ sẽ không tăng lương cho công nhân viên, họ chỉ có thể ép giá, cướp đoạt từ nông dân, để bồi đắp cho thu nhập của các hộ gia đình thành thị và nền kinh tế thịnh vượng. Do đó, cái gọi là ‘Kỳ tích kinh tế của Trung Quốc’ là một sự giả dối.

Thứ hai, bên ngoài chỉ nhìn thấy các tòa nhà chọc trời và giao thông náo nhiệt ở các thành phố lớn. Cái gọi là “Kỳ tích Trung Quốc” chẳng qua chỉ là một ảo ảnh. “Bởi cái giá cho kỳ tích này là thế hệ trẻ sử dụng tiền tiết kiệm cả đời của cha mẹ, cộng với nai lưng làm việc trong tương lai để trả nợ cho khoản vay mua căn nhà, nghĩa là, giá nhà đất hiện nay tính bằng tương lai mấy chục năm làm việc cật lực của những người trẻ tuổi.”

Ông Hà nói rằng tiền xây dựng các thành phố này đến từ tài chính đất đai của chính phủ. “Tiền kiếm được từ cướp đoạt bán đất làm cho thành phố đẹp hơn một chút. Nhưng nông thôn thì sao, chúng ta chỉ cần ra khỏi thành phố, cách ngoại ô không xa, tầm 50 dặm, bạn sẽ thấy vùng nông thôn trông như thế nào, bạn sẽ thấy, không có gì thay đổi, không thấy có tăng trưởng kinh tế nào cả.”

Theo tính toán của các chuyên gia, kể từ sau 1979, chính quyền ĐCSTQ đã sử dụng thủ đoạn “chênh lệch giá”: quy hoạch thu gom lượng lớn đất từ nông dân với giá rẻ mạt, quy về sở hữu nhà nước, sau đó bán lại cho các công ty phát triển với giá cao, từ đó chộp lấy 39 nghìn tỷ NDT, tích lũy một lượng tiền lớn dùng vào đô thị hóa.

Nếu cộng thêm “chênh lệch giá” nông sản, trong 60 năm, nông dân đã bị cướp hơn 70 nghìn tỷ NDT.

Embed from Getty Images

Mùa hè năm 2017, nhà văn Vương Quân Bách đã viết truyện trực tuyến kể về các quan sát trong thời gian nghiên cứu thực địa nông thôn ở Hồ Nam, cho thấy cuộc sống khốn khổ ở nông thôn Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images).

Thứ ba, Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế dựa vào vốn nước ngoài, xí nghiệp doanh dân và doanh nghiệp tư nhân. “Sau năm 1979, Trung Quốc được quốc tế nới lỏng, với dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn từ Hồng Kông và Đài Loan, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng sự tăng trưởng như vậy vẫn dựa trên cướp bóc trong dân chúng.”

Ông Hà Quân Tiều đã tiến hành điều tra tại Trịnh Châu, Sâm Châu và những nơi khác, “Mức lương trung bình hàng tháng nhân viên các công ty tư nhân tại thủ phủ Trịnh Châu là 2.000 – 4.000 NDT, phía công ty và cơ quan nhà nước là 30.000. Tại Sâm Châu, mức lương ở công ty tư nhân là 2.000 NDT, công ty nhà nước là 3.000 – 5.000 NDT, lương ngành điện lực, dầu khí, thuốc lá lên đến hàng chục nghìn. 30 năm qua, các công ty tư nhân không được xếp cùng hạng với  doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hiếm khi thông báo tuyển dụng nhân viên mà hàng năm thường là cắt giảm.”

Ông Hà nói: “Các doanh nghiệp tư nhân và công ty nước ngoài phải gánh 80% thuế và 80% việc làm. Nhưng hưởng lợi từ cải cách và mở cửa kinh tế lại là: các quan chức trong hệ thống chính quyền ĐCSTQ, sau đó lần lượt tới quản lý, nhân viên nhà nước, rồi công ty nước ngoài. Nông dân gần như không được chút lợi ích gì, không chế độ lương hưu và thu nhập không thay đổi trong 25 năm. Họ (giới chính quyền) tuyên truyền thu nhập bình quân đã đột phá bao nhiêu bao nhiêu phần trăm, đều là chuyện hoang đường lừa người.”

Kinh tế Trung Quốc không hề có bất kỳ kỳ tích nào. Nó chỉ dựa trên cướp bóc quy mô lớn từ nông dân, rồi cướp đoạt của dân thành thị, của công nhân bị mất việc, nó chỉ dựa trên cơ sở bóc lột đa số các tầng lớp dân chúng.”

Ông Hà Quân Tiều cho biết kể từ năm 1979, nền kinh tế Trung Quốc luôn luôn mò mẫm kiểu “dò đá qua sông”, cho đến nay, không hề có kế hoạch thực sự và tầm nhìn dài hạn nào. “Cái gọi là kỳ tích này thật không đáng tin cậy chút nào. Nếu Trung Quốc không có dòng vốn đầu tư nước ngoài, nếu công ty tư nhân Trung Quốc không thể giải quyết phần lớn các vấn đề về việc làm, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị đe dọa.

Ông nói, phép màu duy nhất của tăng trưởng kinh tế các năm qua, chính là một từ “đất” này mà thôi (là đất thuộc sở hữu của người dân), đây là “bí ẩn” của kỳ tích kinh tế:

Đầu tiên là cải cách mở cửa, xây dựng hệ thống hợp đồng trên cơ sở các hộ gia đình, theo đó các hộ gia đình được thuê đất đai, được gọi là ‘ký hợp đồng với hộ gia đình’.

Làn sóng thứ hai, xây dựng ‘xí nghiệp thôn làng’ ở nông thôn; vẫn liên quan đến ‘đất’.

Làn sóng thứ ba, thu hút sử dụng vốn nước ngoài, xây dựng các khu công nghiệp gia công nguyên liệu, lắp ráp linh kiện, gia công theo mẫu và tiến hành các giao dịch bồi thường, hay cũng chính là ‘đất’.

Làn sóng thứ tư chính là phát triển về bất động sản, do vậy vẫn là ‘đất’.

Rõ ràng, sự xuyên suốt trong phát triển kinh tế Trung Quốc từ đầu đến cuối vẫn chỉ xoay quanh một chữ ‘đất’ đó mà thôi, sao có thể gọi là kỳ tích?

Ông Hà nói, người dân Trung Quốc đã hy sinh hạnh phúc của nhiều thế hệ, nhưng ĐCSTQ chưa bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về thực sự cải thiện sinh kế của người dân, trái lại đi “rải tiền lớn” khắp thế giới để tạo ra ảo tưởng về sự phát triển kinh tế của quốc gia này.

Cao Tĩnh (Theo Epoch Times)

Xem thêm:

MỜI NGHE PODCAST: Kinh tế chiến lang của ĐCSTQ còn có thể hung hăng được bao lâu?