Dưới sự giám sát chặt chẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngành Internet Trung Quốc đã bước vào mùa đông lạnh giá. Thời gian gần đây, nhiều ‘gã khổng lồ’ Internet Trung Quốc liên tiếp bị buộc phải sa thải nhân viên quy mô lớn. Chuyên gia cho rằng dưới áp lực gây ra bởi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), làn sóng thất nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng.

shutterstock 1523170304
(Ảnh minh họa: Shutterstock)

“Cắt giảm nhân sự” có liên quan đến bối cảnh lớn

Theo trang tin Sina Technology dẫn lời một số nhân viên của Nhóm sinh thái di động Baidu (Mobile Ecosystem Group, MEG) và nhân viên Baidu cho biết, việc cắt giảm nhân sự lần này chắc chắn không phải là “quy mô nhỏ”. Nhiều người thậm chí còn nói thẳng rằng “chúng tôi chưa bao giờ thấy việc cắt giảm quy mô lớn như vậy kể từ năm 2018”.

Baidu là công ty Internet đầu tiên cắt giảm nhân viên. Gần đây, các công ty top đầu như iQiyi, Kuaishou, ByteDance, Bilibili, Mogujie, Didi, Mafengwo đều rơi vào tình trạng phải cắt giảm nhân viên.

Ông Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc và là giáo sư tại Đại học Công nghệ Sydney (Úc), nói với Epoch Times rằng: “Các công ty Internet lớn của Trung Quốc lần lượt cắt giảm nhân viên, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm, là có liên quan đến các chính sách của chính quyền. Nếu các công ty có thể có được không gian cởi mở hơn nữa, thì sức sống kinh tế sẽ tìm kiếm những điểm tăng trưởng mới và sẽ có thể dùng nó ứng phó với cuộc khủng hoảng này.”

Ông cho biết: “Nhưng tình hình hiện nay là chính quyền ĐCSTQ tranh đoạt lợi ích với người dân, làm loãng lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân, khiến các công ty khó khăn để sinh tồn. Trong tình huống nền kinh tế đi xuống, vì sinh tồn nên họ đành cắt giảm nhân viên quy mô lớn.”

Giết gà lấy trứng khiến kinh tế Trung Quốc liên tiếp gặp họa

Về nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái liên tục của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm gần đây, ông Phùng Sùng Nghĩa cho rằng mục tiêu của chính quyền Tập Cận Bình là tăng cường độc quyền của đảng, cái gọi là làm lớn làm mạnh doanh nghiệp vốn nhà nước, được chính quyền cho là mạch máu kinh tế của ĐCSTQ. Kết quả là kinh tế tư nhân mất không gian tồn tại.

Ông nói thêm rằng một mặt, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm, mặt khác là khó khăn tài chính của ĐCSTQ. Để lấp đầy hố đen tài chính, các cơ quan quản lý khác nhau đã liều lĩnh trừng phạt và cướp của cải của doanh nghiệp tư nhân. ĐCSTQ giết gà lấy trứng, khiến cho nền kinh tế Trung Quốc liên tiếp gặp họa. Tình trạng của vòng luẩn quẩn (tuần hoàn ác tính) này sẽ tiếp tục cho đến khi ĐCSTQ sụp đổ. Chỉ có thay thế hệ thống chính trị này thì nền kinh tế Trung Quốc mới có thể có được không gian phát triển lớn hơn.

Áp lực lớn về tài chính của ĐCSTQ

Chính quyền ĐCSTQ đã mở một cuộc “điều tra chống độc quyền” chưa từng có đối với các công ty Internet vào năm ngoái, và thường xuyên đưa ra các khoản phạt, cảnh cáo và mời làm việc đối với các công ty Internet như Baidu, Tencent, Alibaba và Bytedance.

Từ đó, phạm vi ngành nghề bị ĐCSTQ chỉnh đốn đã mở rộng. Gần đây, chính quyền đã gây ra một cơn bão quy định mới trên các nền tảng Internet và phát trực tiếp (livestream), điều này đã làm dấy lên mối quan tâm rộng rãi của công chúng.

Nhà kinh tế tổng hợp Đài Loan Ngô Gia Long nói với Epoch Times rằng: “Việc ĐCSTQ liên tục chỉnh đốn và phạt tiền đối với các công ty Internet và cá nhân, đã phản ánh áp lực tài chính lớn của chính phủ. Nợ của Evergrande chỉ là 2.000 tỷ nhân dân tệ, còn nợ chính quyền địa phương từ lâu đã vượt quá 50.000 tỷ. Bây giờ, họ lấy việc phạt trốn thuế để bù đắp cho thâm hụt tài chính, nhưng về cơ bản chỉ như muối bỏ bể.”

Ông nói thêm, “Do chính quyền ĐCSTQ quá tùy tiện trong việc quản lý giám sát, và thiếu minh bạch trong chính sách quản lý giám sát, nên ắt sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của doanh nghiệp trong và ngoài nước.”

Hình thành vòng tuần hoàn ác tính, làn sóng thất nghiệp đang mở rộng

Dưới ảnh hưởng của chính sách “zero COVID” cùng các chính sách cắt giảm điện trên quy mô lớn, nền kinh tế Trung Quốc đã phải chịu những cú sốc nghiêm trọng trong 2 năm qua.

Tờ Bán Nguyệt Đàm, một tạp chí của ĐCSTQ, mới đây trích dẫn số liệu thống kê cho biết, từ tháng 1 đến tháng 11 năm ngoái, có 3,01 triệu doanh nghiệp tư nhân nhỏ ở Trung Quốc đã hủy đăng ký hoạt động kinh doanh. Theo số liệu, tình trạng  hủy đăng đăng ký kinh doanh của các cửa hàng nhỏ lẻ chủ yếu tập trung ở các khu vực ven biển phía đông, 3 tỉnh Giang Tô, Quảng Đông, Sơn Đông đứng trong top 3 cả nước.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của nhiều đợt dịch bệnh, ngành dịch vụ nhà hàng và ăn uống của Trung Quốc cũng là một trong những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề. 

Gần đây, chuỗi nhà hàng nổi tiếng Element Fresh được tiết lộ rằng đã sang giai đoạn thanh lý phá sản, toàn bộ các cửa hàng đều đóng cửa. 

Không chỉ chuỗi nhà hàng Element Fresh, những ‘gã khổng lồ’ trong ngành dịch vụ ăn uống Trung Quốc, các thương hiệu lẩu Haidilao, Coucuo, Xianhezhuang và chuỗi nhà hàng trà nổi tiếng “Cha Yan Yue Se” ở Hồ Nam cũng liên tiếp “đóng cửa“. Ngoài ra, ngày càng có nhiều báo cáo về việc các nhà bán lẻ đa quốc gia Wal-Mart, Takashimaya, Carrefour, và Auchan Group tại Trung Quốc “đóng cửa” và “ngừng kinh doanh”.

Về “làn sóng đóng cửa cửa hàng” và “làn sóng cắt giảm nhân viên” đang nổi lên ở Trung Quốc, nhà kinh tế tổng hợp Đài Loan Ngô Gia Long đã phân tích những lý do sau và xu hướng tương lai của kinh tế Trung Quốc:

Điểm đầu tiên, hiện nay một làn sóng thất nghiệp lớn đã đến. Các công ty lớn tiếp tục cắt giảm nhân viên. Khủng hoảng việc làm sẽ dẫn đến suy giảm niềm tin của người tiêu dùng và suy thoái kinh tế sẽ dẫn đến sụt giảm doanh thu của công ty hoặc phá sản; và lại xuất hiện làn sóng cắt giảm nhân viên, thất nghiệp. Kết quả của nó sẽ hình thành một vòng luẩn quẩn. Do đó, sẽ có làn sóng thất nghiệp quy mô lớn thứ hai và thứ ba.

Điểm thứ hai, kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm, và động lực tăng trưởng kinh tế đã không còn. Thuế và tài chính của Chính phủ ĐCSTQ ắt sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Gần đây, chính quyền đã nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp tư nhân lớn, tầng lớp giàu có, minh tinh và những người nổi tiếng phát trực tiếp trên Internet để ‘thu hoạch’ của cải và còn gọi đó là “thịnh vượng chung”.

Điểm thứ ba, dưới sự “thịnh vượng chung” do ĐCSTQ thúc đẩy, các công ty cho rằng ngay cả khi họ có thể kiếm tiền trong tương lai, họ cũng sẽ bị buộc phải đi quyên tặng hoặc bị thu hoạch, do đó chi bằng biết dừng đúng chỗ. Cho nên, hoạt động kinh doanh và đơn đặt hàng của các công ty giảm mạnh, triển vọng ảm đạm. Trên thực tế, chính quyền không chỉ nhắm mục tiêu vào các công ty Internet hoặc những người nổi tiếng phát sóng trực tiếp trên internet, mà tất cả các công ty tư nhân sẽ đều sẽ bị “cắt rau hẹ”.

Điểm thứ tư, áp lực tài chính của ĐCSTQ sẽ thúc đẩy các cuộc điều tra trốn thuế và các biện pháp quản lý mới. Có vẻ như những hiện tượng gây ra bởi áp lực tài chính, giám sát các ngành nghề kinh doanh sản xuất và phát hiện trốn thuế sẽ không kết thúc trong ngắn hạn. Do đó, làn sóng thất nghiệp sẽ không dừng lại, và sẽ tiếp tục mở rộng.

Theo Cao Tĩnh, Epoch Times

Xem thêm: