Chuyên gia phân tích định lượng tại Mỹ cho rằng Chính phủ Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) cố tình báo cáo thấp về dữ liệu tỷ lệ tử vong của COVID-19 một cách nghiêm trọng, và chỉ những quốc gia đang có chiến tranh hoặc nội loạn quy mô lớn mới có dữ liệu bất thường tương tự như Trung Quốc.

id13141341 0d52b70d59e4f26983f10caea4e1cf69 600x400 1
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc (Nguồn: Chụp màn hình Weibo)

Ông George Calhoun, giám đốc Chương trình Tài chính Định lượng tại Viện Công nghệ Stevens, Mỹ, đã có bài viết trên Forbes vài ngày trước, nói rằng số liệu thống kê COVID do Bắc Kinh báo cáo có sự khác biệt trên toàn cầu. Con số chính thức của Trung Quốc so với những quốc gia phòng dịch tích cực và nghiêm ngặt được quốc tế công nhận (như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand) thậm chí còn thấp hơn từ 10 đến 100 lần.

“Nói chung, những con số của Trung Quốc là không đáng tin cậy”, ông Calhoun nói. Vậy động cơ của chính quyền ĐCSTQ là gì? Ông trích dẫn bài viết của New York Times và cho biết: “Chính phủ (ĐCSTQ) đã đặt cược tính hợp pháp chính trị vào việc kiểm soát dịch bệnh”, “Đây là trận chiến mà Chính phủ Trung Quốc không thể để thua.”

Ông Calhoun gần đây đã xuất bản một loạt bài báo vạch trần việc làm giả dữ liệu tử vong COVID-19 của ĐCSTQ từ góc độ thống kê học. Trong bài báo đầu tiên của mình, ông tiết lộ rằng dữ liệu của ĐCSTQ bị làm giả và tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Mỹ  không thể cao hơn 800 lần ở Trung Quốc.

Trong bài báo thứ hai vừa xuất bản, ông Calhoun nói rằng có những vấn đề thống kê rất lớn và không thể giải thích được trong dữ liệu chính thức của ĐCSTQ, “Trung Quốc là một quốc gia rất bất thường về thống kê”, và chỉ những nước có chiến loạn mới có biểu hiện dữ liệu như vậy.

Ông đề cập đến mô hình đánh giá tỷ lệ tử vong COVID toàn cầu do The Economist phát triển, nhằm mục đích sửa chữa những lỗ hổng có hệ thống và sự khác biệt trong việc báo cáo các trường hợp tử vong do COVID. Ông cho rằng xuất phát từ lý do như cố tình trấn áp, thay đổi hoặc ngụy tạo vì mục đích chính trị nên có thể đã gây ra những khác biệt này.

Các mô hình ước tính “tỷ lệ tử vong vượt mức” cho các quốc gia trên thế giới, đề cập đến độ lệch của tỷ lệ tử vong của một quốc gia cụ thể so với các mức trung bình và xu hướng trong quá khứ. Kết quả chỉ ra rằng dữ liệu chính thức của Trung Quốc là vô cùng kỳ lạ.

Tỷ lệ tử vong ở một quốc gia thường rất ổn định. Ví dụ, tỷ lệ tử vong ở Mỹ  từ năm 1950 đến năm 2000 chỉ thay đổi khoảng 1% so với dữ liệu của bất kỳ năm nào trong số đó. Do đó, nếu tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với đường đồ thị xu hướng, thì nó sẽ được tính vào “tỷ lệ tử vong vượt mức”. Việc ước tính lại số ca tử vong do COVID và tổng số ca tử vong, có mục đích làm sáng tỏ các trường hợp tử vong liên quan COVID chưa được báo cáo.

Mô hình kết luận rằng trên toàn cầu, số ca tử vong do COVID được đánh giá thấp hơn từ 2 đến 4 lần. Cũng chính là nói, số người chết do COVID-19 ước tính cho toàn thế giới là nhiều hơn so với báo cáo chính thức từ 6 triệu đến 18 triệu.

Từ một quốc gia riêng lẻ mà xét, mô hình đã chứng minh thêm về “tính đặc thù” của số liệu tử vong do COVID-19 của Trung Quốc. 

Thứ nhất: Số người tử vong do COVID-19 mà chính quyền ĐCSTQ báo cáo chưa đến 1% số người tử vong thực tế của Trung Quốc.

Thứ hai: Gần 97% tổng số ca tử vong do COVID được báo cáo là do tử vong ở Vũ Hán trong vòng 90 ngày từ ngày 1/1 đến ngày 31/3/ 2020.

Thứ ba: Không có quốc gia lớn nào khác có sự chênh lệch như Trung Quốc, nhưng các quốc gia hiện đang cuốn vào chiến tranh hoặc nội loạn quy mô lớn, chẳng hạn như Nam Sudan, Chad, Congo, Burkina Faso – những quốc gia này có thể có hồ sơ sức khỏe cộng đồng không kiện toàn, dữ liệu của họ là có thể so sánh với Trung Quốc.

Thứ tư: So sánh tỷ lệ tử vong vượt mức ước tính với tỷ lệ tử vong do COVID chính thức, ngay cả ở một số quốc gia có nhiều bất ổn nhất trên thế giới hiện nay, như Libya (400%), Iraq (900%), Iran (100%) và Afghanistan (900%), Venezuela (1100%), mặc dù số liệu của họ cũng rất khác nhau và được báo cáo thấp hơn đáng kể so với số ca tử vong do COVID. Tuy nhiên không có trường hợp nào trong số họ đạt đến mức của Trung Quốc, nơi có tỷ lệ tử vong ước tính vượt quá con số chính thức là 17.000%.

Báo cáo chính thức về tỷ lệ tử vong do COVID của Trung Quốc thấp hơn 34 lần so với Hàn Quốc

Nếu chọn một quốc gia đối tượng khác làm tham chiếu, cũng cho thấy rằng dữ liệu chính thức của ĐCSTQ bị làm giả. Quốc gia gần nhất và có thể so sánh với Trung Quốc về khí hậu, văn hóa, phát triển kinh tế, mô hình kinh doanh và mô hình quản trị COVID là Hàn Quốc.

Như một nghiên cứu của Viện Brookings tại Mỹ cho biết: “Phản ứng của Hàn Quốc đối với COVID-19 là rất ấn tượng. Dựa trên kinh nghiệm đối phó với Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS), Hàn Quốc đã có thể nhanh kéo thẳng đường cong…… Họ đã thành công bằng cách tạo ra các hướng dẫn rõ ràng cho công chúng, tiến hành xét nghiệm toàn diện và truy tìm người tiếp xúc, cho đến việc giúp đỡ những người cách ly để họ dễ dàng tuân thủ quy định hơn.”

“Cách ứng phó của Hàn Quốc là quản lý thông qua hạn chế đi lại quốc tế, đóng cửa trường học, tạm dừng có mục tiêu các cuộc tụ tập công cộng và đóng cửa các địa điểm giải trí công cộng. Trọng tâm chính là hình thành hệ thống xét nghiệm, truy tìm người tiếp xúc và kiểm dịch được hỗ trợ bởi công nghệ di động và hệ thống phân tích dữ liệu.”

Theo kinh nghiệm, đối sách COVID của Hàn Quốc tương tự như của Trung Quốc, cách ly tập trung đối với người nhập cảnh và yêu cầu đeo khẩu trang, chỉ là Hàn Quốc không áp dụng việc bắt buộc phong tỏa thành phố.

Và bởi vì Hàn Quốc lưu giữ dữ liệu COVID một cách hoàn chỉnh, không có khoảng trống dữ liệu không giải thích được và đăng ký trường hợp lây nhiễm rất đầy đủ, điều này đã cung cấp một sự tham chiếu rất tốt để so sánh dữ liệu của Trung Quốc. Mô hình định lượng của The Economist cũng cho thấy rằng số người tử vong được báo cáo của Hàn Quốc gần như nhất trí với tỷ lệ tử vong  ước tính. 

Theo số liệu chính thức từ Hàn Quốc, quốc gia này là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp nhất thế giới, với 108 ca tử vong trên 1 triệu dân. Theo các báo cáo chính thức của ĐCSTQ, Trung Quốc chỉ có 3,21 người chết trên 1 triệu dân. Nói cách khác, số liệu về tỷ lệ tử vong của Trung Quốc thấp hơn 34 lần của Hàn Quốc, điều này liệu có thể không?

Nhật Bản và Singapore cũng là những quốc gia châu Á giàu có, đặc biệt Singapore được biết đến với các chính sách xã hội và quản lý chặt chẽ. Tỷ lệ tử vong ở những quốc gia này thấp hơn từ 10 đến 20 lần so với châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do COVID của Trung Quốc được Bắc Kinh báo cáo thấp hơn 45 lần so với 2 nước này.

Trên thực tế, các đại đô thị của Trung Quốc có quy mô ngang bằng với 3 nước châu Á giàu có kể trên. Nhưng Trung Quốc có hơn 500 triệu dân số nông thôn, thu nhập bằng 1/3 thu nhập trung bình của người dân thành thị và không khá giả về điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe. Về mặt kinh tế và xã hội, nông thôn Trung Quốc trông giống một số nước đang phát triển hơn.

Theo lý thông thường, tỷ lệ tử vong do COVID-19 được Trung Quốc báo cáo phải tương đương với tỷ lệ tử vong của các nước láng giềng ở châu Á, giữa các nước phát triển và đang phát triển ở châu Á. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do Bắc Kinh báo cáo cũng thấp hơn so với các nước châu Á khác 300 lần ngoại trừ Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, tỷ lệ này cũng là không bình thường.

Tỷ lệ tử vong do COVID của Trung Quốc thấp hơn 3 lần so với quần đảo bị cô lập nhất thế giới

New Zealand là quốc gia cô lập về mặt địa lý nhất trên thế giới và có tỷ lệ tử vong do COVID thấp nhất so với bất kỳ quốc gia phát triển nào, với chỉ 10,3 trường hợp tử vong trên 100.000 người. Nhưng nếu so sánh các số liệu chính thức của Trung Quốc, tổng thể tỷ lệ tử vong do COVID của Trung Quốc thấp hơn New Zealand 3 lần.

Điều này khiến người ta vô cùng kinh ngạc. Bởi vì Trung Quốc có chung đường biên giới với 14 quốc gia với tổng chiều dài hơn 13.000 dặm, là quốc gia có đường biên giới trên bộ dài nhất thế giới. Các nước láng giềng trên thế giới đã xuất hiện tình trạng gia tăng về số ca nhiễm và tử vong do COVID, Bắc Kinh làm thế nào để kiểm soát dịch bệnh từ bên ngoài truyền vào?

Thứ hai, mật độ dân số của New Zealand rất thấp, chỉ bằng 11% của Trung Quốc. Cả 2 nhân tố biên giới và mật độ dân số đều được công nhận là có lợi thế trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

Trong khi đó, GDP bình quân đầu người của New Zealand gấp 4 lần Trung Quốc. Quốc gia này cũng có một cơ sở chăm sóc sức khỏe mạnh mẽ, và chăm sóc sức khỏe toàn dân do chính phủ quản lý và tài trợ.

Phản ứng của New Zealand đối với COVID-19 diễn ra nhanh chóng, với các lệnh cấm du lịch nghiêm ngặt được áp dụng và ít nhiều áp dụng chính sách “0 ca nhiễm” tương tự chứ không phải là chính sách nhẹ hơn. Trường hợp COVID đầu tiên ở New Zealand được chẩn đoán vào ngày 26/2/2020 và trường hợp cuối cùng được chẩn đoán vào đầu tháng 5 cùng năm.

Nhìn vào dữ liệu chính thức của ĐCSTQ, Bắc Kinh đã ngừng cung cấp hầu hết dữ liệu tử vong sau quý đầu tiên của năm 2020; kể từ đó, Trung Quốc đã báo cáo tỷ lệ tử vong do COVID thấp hơn 100.000 lần so với các nước lớn phương Tây.

Ông Calhoun cho biết, dữ liệu 90 ngày về số ca tử vong do COVID-19 ở Vũ Hán từ ngày 1/1 đến ngày 31/3/2020, là mẫu dữ liệu tử vong gần như hoàn chỉnh duy nhất của Trung Quốc trong 2 năm qua, chiếm 97% tất cả tỷ lệ tử vong do COVID-19 được báo cáo chính thức; nếu loại trừ dữ liệu từ Vũ Hán, tỷ lệ tử vong do COVID chính thức của Trung Quốc trong 20 tháng qua thấp hơn 73 lần so với New Zealand.

Từ quan điểm thống kê, trong bất kỳ dự án phân tích dữ liệu nào, khi chênh lệch dữ liệu trở nên “quá lớn“, người ta phải xem xét khả năng có vấn đề nào đó, hoặc là vấn đề đo lường, hoặc là tồn tại sai lệch trong báo cáo hoặc dữ liệu hoàn toàn là ngụy tạo.

Ông Calhoun cho biết số liệu thống kê COVID được báo cáo của Trung Quốc là khác biệt trong bức tranh dịch bệnh toàn cầu; số liệu chính thức của Bắc Kinh thấp hơn 10 hoặc 100 lần so với số liệu của các quốc gia đã mạnh tay và nghiêm khắc phòng dịch như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand. Và mức độ sẵn sàng cung cấp dữ liệu liên quan đến COVID của Bắc Kinh là rất thấp, trong khi chính quyền vẫn tiếp tục từ chối, cản trở và hủy dữ liệu.

“Nói tóm lại, các con số của Trung Quốc không đáng tin cậy”. Ông Calhoun nói, “Trung Quốc có một lịch sử lâu dài về các vụ bê bối y tế cộng đồng, bao gồm: (nhiều lần) về vấn đề vắc-xin, sữa bột giả, SARS (năm 2003), cúm gia cầm (năm 2004), cúm gia cầm (năm 2013), cúm lợn (năm 2019) và hành vi che đậy và quản lý hỗn loạn trong thời gian đầu bùng phát COVID (năm 2020).”

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: