Gần đây, sau khi thông tin cho rằng, giới chức Trung Quốc có kế hoạch trước “lễ hội mùa xuân” sẽ tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán cho 50 triệu người, ông Trương Văn Hồng, Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn ở Thượng Hải, đã đề xuất “hãy để cán bộ lãnh đạo tiêm vắc-xin trước”

Screen Shot 2020 12 23 at 5.40.20 PM
Trước tình trạng người dân không tin tưởng vắc-xin trong nước, ông Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn tại Thượng Hải là Trương Văn Hồng cho rằng “hãy để các cán bộ lãnh đạo tiêm trước” (Nguồn: Chụp màn hình video)

Phát biểu nêu trên được cộng đồng mạng Internet Trung Quốc quan tâm chia sẻ hôm 22/12 vừa qua trong một video. Theo đó, trước thực trạng nhiều người không muốn “tham gia thí nghiệm”, ông Trương Văn Hồng nói: “Vậy thì hôm nay ai nên chủ động tham gia tiêm vắc-xin trước? Cá nhân tôi nghĩ rằng, bây giờ các cán bộ lãnh đạo nên tiêm trước, tại sao? Bởi vì nếu quần chúng nhiễm viêm phổi Vũ Hán thì bình thường, còn cán bộ lãnh đạo chúng ta bị nhiễm, tôi xin nói, đây là vấn đề bê bối … mọi người hãy tự đánh giá.”

Đề xuất của ông Trương Văn Hồng đã làm dậy sóng cộng đồng mạng.

Nhiều cư dân mạng chế giễu: “Nói hay quá! Nên để cán bộ lãnh đạo tiêm vắc-xin trong nước trước, hãy xem họ có thực sự yêu nước không!”; “Việc này không biết có làm khó cán bộ, lãnh đạo không?”; “Hãy xem Phó Tổng thống Mỹ, còn có người “bị đánh bại” (ý nói ông Biden) đã tiêm vắc-xin, chẳng phải vắc-xin của đất nước ta rất tốt sao? Tại sao không thấy các hoàng đế và các đại thần xung phong tiêm? Đến làm mẫu cũng không muốn, vậy mà muốn đoàn kết Đảng và mọi người với nhau, thật không biết phải nghĩ gì.”

Cũng có người thẳng thắn cho rằng, vắc-xin của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn, trong tình trạng không chắc chắn như vậy thì làm sao bảo đảm khi tiêm vắc-xin. Họ nói: “Để cán bộ lãnh đạo tiêm trước, cho cán bộ lãnh đạo chết trước”.

Trước đây, khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán mới bùng phát ở Trung Quốc vào tháng Một năm nay, ông Trương Văn Hồng từng làm dậy sóng dư luận với câu “cho Đảng viên lên tuyến đầu, ….chẳng phải tất cả Đảng viên khi vào Đảng đã thề đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu?… Dù đồng ý hay không cũng phải thực hiện…”, và ông nhấn mạnh “Không có chuyện mặc cả”.

Theo thông tin công khai, ông Trương Văn Hồng là Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Tổng thư ký Chi hội Bệnh Truyền nhiễm của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, đồng thời là Phó Chủ tịch Chi hội Bệnh Truyền nhiễm thuộc Hiệp hội Y tế Dự phòng Trung Quốc. Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Hoa Sơn dưới sự lãnh đạo của ông là khoa trọng điểm của quốc gia, đã từng tham gia chống dịch SARS và cúm gia cầm H7N9.

Van hong
Ông Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) – (Ảnh: chụp màn hình video)

Có phân tích cho rằng, ông Trương Văn Hồng là một người có uy quyền trong ngành, là thành viên của nhóm chuyên gia phòng chống dịch bệnh của Chính phủ. Phát biểu của ông sau khi bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán là vì sự bất mãn nghiêm trọng trước thực trạng, các bác sĩ chuyên nghiệp ở tuyến đầu lại do những người ngoài ngành không am hiểu gì về chuyên môn lãnh đạo. Lần này, phát biểu của chuyên gia này có lẽ nhắm vào thực trạng bản thân giới công chức nhà nước Trung Quốc cũng đang né tránh “nhiệm vụ thử nghiệm tiêm vắc-xin”. Ví dụ gần đây cộng đồng mạng Trung Quốc chia sẻ nóng “Thông báo khẩn cấp về việc làm tốt công việc tiêm chủng vắc-xin virus Corona mới (COVID-19)” của Ban Chỉ đạo Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Trấn Giang của thành phố Trấn Giang tỉnh Giang Tô. Nội dung thông báo chỉ ra vấn đề chỉ đạo các phòng ban của các tổ chức cần báo cáo danh sách những người ưu tiên tiêm vắc-xin, nhưng không có ai đăng ký. Có người nói đùa rằng: “Cho miễn phí cũng không dám”.

Screen Shot 2020 12 23 at 5.34.52 PM
Cộng đồng mạng chia sẻ thông tin Cục Công nghiệp và Công nghệ Thông tin thành phố Trấn Giang tỉnh Giang Tô đã từ chối tiêm chủng vắc-xin (Nguồn: mạng internet).

Sự kiện trùng hợp khác đáng kể là hồi cuối tháng 11 vừa qua, giới chức Thượng Hải cũng ra thông báo khẩn cấp yêu cầu thống kê thông tin y tế về tiêm chủng vắc-xin, nhưng kết quả có tới 90,8% nhân viên y tế từ chối tiêm chủng…

Lo lắng của nhiều người Trung Quốc dĩ nhiên là có cơ sở. Tiêu biểu như thông tin gần đây tại một đơn vị của Công ty Xây dựng Điện lực Thiên Tân nằm tại Serbia có khoảng 300 người nhiễm viêm phổi Vũ Hán, chủ yếu là công nhân Trung Quốc. Trước khi ra nước ngoài, những người Trung Quốc này đã được tiêm vắc-xin của Tập đoàn Sinopharm Trung Quốc nhưng vẫn bị nhiễm. Hay như trước đó ngày 11/12, có thông tin về ít nhất 17 người quốc tịch Trung Quốc tại Angola đã bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Trong số họ, 16 người là nhân viên của một công ty ở tỉnh Lunda Norte được nhà nước Trung Quốc tài trợ, trước khi ra nước ngoài đều đã được tiêm vắc-xin của Sinopharm. Ngày 12 tháng này, Bộ Y tế Peru cũng đã có thông báo khẩn cấp về một tình nguyện viên địa phương xuất hiện “triệu chứng thần kinh” sau khi được tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán của Sinopharm. Vì vậy, Peru chính thức quyết định đình chỉ thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Sinopharm tại nước này.

Thực tế, như đã biết, cho đến nay vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do Tập đoàn Sinopharm Trung Quốc phát triển, vẫn chỉ đang trong giai đoạn thứ III thử nghiệm lâm sàng, chưa có kết luận liệu vắc-xin có đủ khả năng chống lại virus hay không.

Tiểu Quỳ, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: