Rất nhiều ứng dụng chỉnh sửa ảnh và ứng dụng chụp ảnh thu hút được nhiều người dùng trên thế giới mà đứng sau là một số công ty của Trung Quốc. Về vấn đề này, có chuyên gia an ninh mạng cảnh báo rằng, điều này có nghĩa là lượng lớn dữ liệu người dùng có nguy cơ rơi vào tay chính phủ đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

TikTok, thu thập dữ liệu, quyền riêng tư, ứng dụng di động
Ứng dụng TikTok từng bị Mỹ phạt 5,7 triệu USD vì thu thập dữ liệu trẻ em. (Ảnh minh hoạ từ VCG)

Theo Đài CNBC đưa tin, lo lắng về bảo vệ quyền riêng tư trên internet và bảo vệ dữ liệu người dùng đang tăng cao đang gia tăng trên toàn cầu; tiêu điểm chú ý của dư luận dần đây tập trung vào các ứng dụng chụp ảnh và ứng dụng chỉnh sửa ảnh. Các ứng dụng di động của Trung Quốc có hàng trăm triệu người dùng thường xuyên, nhưng khả năng đảm bảo vệ dữ liệu riêng tư của người dùng của  ứng dụng này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. 

Gần đây, ứng dụng điện thoại của Nga có tên FaceApp có chức năng biến khuôn mặt thành khuôn mặt người già, đã nhanh chóng thu hút được rất nhiều người dùng. Điều này làm dấy lên lo ngại của một số người về việc công ty công nghệ hợp tác với chính phủ. Bản tin của CNBC cho biêt, CEO của ứng dụng FaceApp này là Yaroslav Goncharov đảm bảo với tờ Washington Post rằng, chính quyền Moscow không có quyền truy cập vào những hình ảnh này, công ty cũng không chia sẻ dữ liệu người dùng với bên thứ 3.

Nhưng điều khác biệt với FaceApp của Nga là, trong tuyên bố về thoả thuận bảo mật của một số ứng dụng chụp ảnh lớn nhất tại Trung Quốc, họ sẽ cung cấp dữ liệu cho bên thứ 3. Tuy nhiên, đến hiện nay vẫn chưa rõ bên thứ 3 liệu có bao gồm bất cứ cơ quan nào liên quan đến chính phủ Trung Quốc hay không. 

“Vấn đề ràng buộc” trong luật bảo vệ dữ liệu riêng tư 

Bề ngoài, từ phương diện an toàn trên internet, công ty Trung Quốc không thể nào “vô pháp vô thiên”. Nhưng thực tế, theo cách nói của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Samm Sacks, ĐCSTQ có đến mấy phương châm chỉ đạo khác nhau. 

Tháng 5 năm nay, chính phủ Trung Quốc đã đề xuất chính sách quản lý giám sát mới, để trừng phạt công ty vi phạm cam kết bảo mật riêng tư. 

Samm Sacks nói, mặc dù như vậy, trong luật bảo vệ quyền riêng tư của ĐCSTQ lại sử dụng các từ ngữ “mơ hồ”, những luật này “trở thành công cụ cần thiết của chính phủ, được chấp hành một cách có chọn lựa”.

Vị chuyên gia này nói với CNBC rằng, chính phủ Trung Quốc kiểm soát là những dữ liệu số trọng điểm của doanh nghiệp Trung Quốc. Thực tế, đây cũng là một phần nguyên nhân Washington đưa ra cảnh báo về công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc – Huawei. 

Trả lời phỏng vấn của CNBC, ông Leland Miller – CEO của công ty China Beige Book, cho biết: “Nếu doanh nghiệp không tuân theo yêu cầu của chính phủ ĐCSTQ, thì họ sẽ gặp rắc rối.”

Đương nhiên, điều này không có nghĩa là kiểu yêu cầu này của chính phủ ĐCSTQ lúc nào cũng có thể xảy ra”, ông bổ sung thêm, “nhưng nếu chính phủ yêu cầu công ty cung cấp thông tin, thì cũng không có luật pháp đầy đủ để bảo vệ dữ liệu người dùng.”

Leland Miller nói, từ góc độ này mà xét, vấn đề dữ liệu riêng tư của Trung Quốc không phải là một “vấn đề pháp luật”, mà mà một vấn đề “mang tính ràng buộc”. Ông nói, thực tế, chính quyền Bắc Kinh rất dễ nắm được bất cứ người nào sử dụng ứng dụng điện thoại di động của công ty Trung Quốc.

Ngay cả Tencent, một trong những công ty công nghệ nổi tiếng của Trung Quốc, cũng nhập nhằng về vấn đề này. Trên trang web về chính sách riêng tư thông thường của công ty này có viết, công ty “có thể tiết lộ thông tin cá nhân của bạn … để tuân thủ quy định pháp luật”. Tencent là công ty mẹ của WeChat, WeChat là ứng dụng mạng xã hôi nghiều người Trung Quốc sử dụng nhất, và công ty này còn có nhiều dịch vụ mạng khác nữa, bao gồm ứng dụng biên tập ảnh “Pitu”. 

Khi CNBC hỏi về vấn đề cách dùng từ trong chính sách riêng tư có phải có ý là ứng dụng của Tencent sẽ cung cấp dữ liệu người dùng cho chính quyền, một người phát ngôn của công ty này trả lời một cách ngắn gọn: “Không bình luận gì” (No comment).

Ông Leland Miller nói, cách dùng từ trong chính sách người dùng của Tencent thông thường là để nhắc nhở mọi người, công ty bảo lưu quyền trả lời mà công ty cho là cần thiết nếu trong tương lai có bất tranh chấp hoặc phán quyết nào, điều này đương nhiên là để mở một cánh cửa lớn cho chính quyền Bắc Kinh, chỉ cần công ty đồng ý là có thể lợi dụng để lấy dữ liệu”. 

Trên một trang Blog, Luật sư Sara Xia thuộc Văn phòng luật Harris Bricken có viết, chỉ cần ứng dụng do công ty Trung Quốc phát triển, thì dù người dùng có ở bên ngoài Trung Quốc, hoặc công ty đăng ký ở bên ngoài Trung Quốc, thì ứng dụng đó cũng sẽ chịu sự quản chế của Luật an ninh mạng của Trung Quốc, do đó nó cũng phải chịu hạn chế bởi yêu cầu của Bắc Kinh. 

Chia sẻ dữ liệu người dùng

Ứng dụng chỉnh sửa ảnh của Trung Quốc có tên Meitu, có chức năng “làm đẹp”, nó có thể xoá bỏ nếp nhăn, làm mịn da và kéo dài chân. Theo báo cáo thường niên năm 2018, tháng 12 năm ngoái, ứng dụng trên điện thoại di động này có khoảng 332 triệu người dùng tích cực hàng tháng, trong đó 68% người dùng Trung Quốc, 32% người dùng đến từ các khu vực khác trên thế giới. 

Theo chính sách riêng tư của Meitu, ứng dụng này thu thập thông tin cá nhân như họ tên, giới tính, địa điểm, loại thiết bị, thậm chí nhà khai thác mạng mà người dùng sử dụng, v.v.

Trong bức thư gửi cho CNBC, công ty này cho biết, chỉ khi được người dùng “đồng ý một cách rõ ràng” thì mới tải thông tin người dùng lên đám mây để lưu trữ. Công ty Meitu cho biết, phần lớn nội dung đều được xử lý trên thiết bị của người dùng.

Khi được hỏi về thời gian lưu trữ thông tin người dung, Meitu trả lời rằng, “thời hạn bảo lưu sẽ tuân thủ nghiêm theo quy định pháp luật tại nơi sở tại của người dùng”. 

Qua nhiều lần hỏi của CNBC, Meitu không phủ nhận họ sẽ chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc, mà cho biết, đến hiện nay, họ vẫn chưa từng làm như vậy. Một người phát ngôn nói với CNBC rằng: “Meitu tuân thủ nghiêm khắc quy định pháp luật tại địa phương”.

Cùng với đó, một ứng dụng không phải ứng dụng trò chơi có lượng người dùng tải về khổng lồ đó là  TikTok, cũng có mối liên hệ với Trung Quốc. 

Ứng dụng điện thoại di động này do công ty Bytedance phát triển, tại Trung Quốc nó có tên là Douyin. Phiên bản quốc tế được đổi tên thành TikTok vào năm 2017.

Người phát ngôn của công ty này cho biết, ứng dụng TikTok “không chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc, và cũng không hoạt động tại Trung Quốc”. 

Vị đại diện công ty này cho biết: “Chúng tôi hợp tác với các đối tác dữ liệu hàng đầu của bên thứ 3, và lưu trữ tất cả dữ liệu người dùng ở bên ngoài Trung Quốc”. “Chúng tôi đang hợp tác với một công ty bảo mật mạng độc lập có trụ sở tại Mỹ, để thẩm tra cách làm của chúng tôi, đồng thời xác nhận rằng chúng tôi đang áp dụng tiêu chuẩn hàng đầu để lưu trữ dữ liệu người dùng ứng dụng TikTok”. 

Mặc dù vậy, chính sách riêng tư của TikTok năm 2018 cho thấy, công ty này có thể gửi dữ liệu người dùng quốc tế về Trung Quốc. Sau đó, dường như khi cập nhật chính sách riêng tư mới vào năm 2019, điều khoản này đã bị xoá bỏ. 

Hiện tại chính sách này nói rằng: “Chúng tôi có thể chia sẻ thông tin của bạn với công ty mẹ, công ty con và các công ty khác trực thuộc tập đoàn của chúng tôi”. Điều này có nghĩa là, trong số đó có cả công ty Bytedance có trụ sở Trung Quốc. 

Về vấn đề này, Samm Sacks nói, Bytedance cố gắng tách TikTok thành công ty hoạt động ở quốc tế. Bởi vì rất nhiều nội dung sáng tạo bên ngoài Trung Quốc có thể là “mối đe doạ chính đến ổn định trong nước của ĐCSTQ. Do đó, họ có động cơ rất lớn để phân tách nội dung và dữ liệu quốc tế với trong nước.”

Ông còn chỉ ra: “Vẫn chưa có chứng cứ để phản bác tuyên bố của TikTok … ngoài suy đoán, chúng ta không có cách nào biết được tình huống thực tế ra sao.”

Tuy nhiên, ông Leland Miller lại có vẻ nghi ngờ về vấn đề này. Thực tế, nếu công ty mẹ tại Trung Quốc bị chính quyền Bắc Kinh yêu cầu chia sẻ thông tin, thì họ sẽ “tuân thủ bất cứ yêu cầu nào của đảng”. 

Theo số liệu của công ty theo dõi dữ liệu ứng dụng Sensor Tower hồi tháng 4 vừa qua, toàn cầu có khoảng hơn 1,1 tỉ người dùng TikTok (không bao gồm Trung Quốc), tổng thu nhập qua mua bán bên trong ứng dụng lên đến 80 triệu USD.

Huệ Anh (Theo Epoch Times)

Xem thêm: