Sáng ngày 29/5, Tôn Hiểu Lam, cô gái tham gia biểu tình chống dự luật dẫn độ, đã đăng một thông báo trên Facebook nói rằng cô ấy sẽ nhận tội, nhưng trước sau không hề hối hận, mặc dù thân ở trong tù, nhưng tư tưởng vẫn tự do.

p3336031a210910716
Tôn Hiểu Lam (Althea Suen, ảnh nhỏ), cựu Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Hồng Kông, đã tham gia cuộc biểu tình chiếm tòa nhà Hội đồng Lập pháp ở Hồng Kông vào ngày 1/7/2019. (Ảnh ghép Vision Times)

Ngày 1/7/2019, những người biểu tình chống dẫn độ ở Hồng Kông đã chiếm tòa nhà Hội đồng Lập pháp. Sau đó 14 người bị buộc tội bạo loạn, bao gồm các bị cáo trong “vụ 47 người” như Lưu Dĩnh Khuông (Ventus Lau), Trâu Gia Thành (Owen Chow), nghệ sĩ Vương Tông Nghiêu (Gregory Wong), và cựu Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Hồng Kông Tôn Hiểu Lam (Althea Suen), v.v.

Vụ án Chiếm đóng Hội đồng Lập pháp ngày 1/7/2019 bắt đầu xét xử vào ngày 29/5. Vào buổi sáng cùng ngày, Tôn Hiểu Lam đã đăng một bài viết trên Facebook nói rằng vài tuần trước khi bắt đầu phiên tòa, cô đã quyết định nhận tội bạo loạn.

Mặc dù đó là một quyết định cá nhân, nhưng vụ việc này liên quan đến chính trị và lợi ích công cộng. Nhân đây, cô cũng giải thích ngắn gọn về sự việc trên.

Hiểu Lam nói rằng cô ấy đã bị bắt và bị truy tố trong những ngày đầu của phong trào chống dẫn độ. Lúc đầu cô ấy dự định sẽ thử không nhận tội.

Nhưng những năm qua, sự thu hẹp của xã hội dân sự, sự xuống cấp của cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan lập pháp và tư pháp đang diễn ra với tốc độ ngoài dự kiến.

Những hạn chế về điều kiện môi trường khách quan, và sự suy giảm sức chịu đựng của bản thân đã vào giây phút cuối cùng, khiến khả năng chiến đấu của cô trong cuộc thẩm vấn đã bị lung lay.

Nói về cảm xúc và trải nghiệm của mình trong những ngày này, cô cho biết dù sự việc có mang tính chính trị như thế nào, thì trạng thái tự do là lựa chọn cá nhân. “Nhận ra sự độc đáo của riêng tôi – sự chân thành mới là sức mạnh lớn nhất của tôi.”

Cô cũng cho biết, sự đóng góp của cô phần lớn dựa trên tình yêu dành cho Hồng Kông và những người thân yêu của mình, và tất nhiên đó cũng là vì giá trị mà cô tin tưởng sâu sắc. Vì vậy cô không muốn nói điều gì xúc phạm sự thật hay lập trường hay của mình chỉ vì cơ hội thắng kiện ít ỏi.

Tôn Hiểu Lam nhắc tới một câu nói luôn vang vọng trong tâm trí cô ấy: “Hãy luôn đứng về phía những kẻ nổi loạn”. Cô tin rằng điều này không nên bị thu gọn thành một câu khẩu hiệu. Làm thế nào để đứng lên và làm thế nào để đóng góp cho những người, những điều và những nơi bạn yêu thương là bài học mà cô ấy vẫn cần và sẽ tiếp tục nỗ lực để khám phá.

Cuối cùng, cô nhấn mạnh: “Từ đầu đến cuối, tôi chưa bao giờ hối hận khi đấu tranh cho tự do, công bằng và dân chủ. Năm 2023, tôi ở Hồng Kông, thân trong tù, nhưng tư tưởng tôi vẫn tự do.”

Bài đăng của Tôn Hiểu Lam khiến đông đảo công dân Hồng Kông từng trải qua phong trào chống dẫn độ cảm thấy xúc động.

Ông Lý, một công dân Hồng Kông, nói với Vision Times rằng “không có côn đồ, chỉ có bạo ngược.” Hồi đó, chính phủ buộc người dân phải nổi dậy, và bây giờ chế độ Cộng sản Hồng Kông sẽ tìm đến từng người một để tính sổ.

Nhìn từ góc độ khác, có vẻ như Cách mạng Văn hóa đang lặp lại. Những người bị chính quyền tống vào tù đều là tầng lớp tinh hoa của xã hội Hồng Kông, họ đều là tù nhân lương tâm.

Ông Lý thở dài cho rằng sau khi những người chính trực và có lương tâm này bị bỏ tù, đã dẫn đến làn sóng hàng trăm ngàn người di cư. Hiện giờ ở Hồng Kông, tất cả những người có lương tâm dám nói lên sự thật đều bị bỏ tù, phải di cư hoặc bị bịt miệng. Tiếng nói công lý ngày càng yếu đi, xã hội Hồng Kông khó tránh khỏi bị suy đồi.

Ông Lý, người đã trải qua Phong trào Dù vàng và các cuộc biểu tình chống dẫn độ, nói rằng ông cũng giống như Tôn Hiểu Lam, xuống đường để bảo vệ các giá trị cốt lõi của Hồng Kông, vì tình yêu dành cho mảnh đất này.

Ông thẳng thắn thừa nhận rằng đã có một thời gian ông suy sụp sau “Luật An ninh Quốc gia”, nhưng sau đó ông đã thay đổi quyết định. Ông tin rằng việc chống dẫn độ là một quá trình lịch sử quan trọng ở Hồng Kông hiện đại, thể hiện sự khôn ngoan, dũng cảm và nhân văn của người Hồng Kông. Người Hồng Kông không nên từ bỏ ký ức này, đừng đánh giá thấp bản thân, thật vinh dự cho những người đã tham dự phong trào này.

Ông tin chắc rằng người dân Hồng Kông sẽ đẩy nhanh quá trình giải thể Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong tương lai, hòa bình thế giới sẽ ghi nhớ bởi những người Hồng Kông đã chiến đấu năm xưa.

Có 14 bị cáo trong vụ án chiếm Hội đồng Lập pháp vào ngày 1/7, 7 người trong số đó đã nhận một tội danh gây bạo loạn, bao gồm:

Đầu bếp La Lạc Sinh (Luo Le-Sheng, 20 tuổi),

Tất Huệ Phân (24 tuổi),

Tôn Hiểu Lam (Althea Suen, 24 tuổi), cựu Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Hồng Kông

Phan Hạo Siêu (32 tuổi),

Công nhân công trường Thẩm Kính Lạc (24 tuổi),

Lưu Dĩnh Khuông (Ventus Lau, 26 tuổi),

 Thư ký Phạm Tuấn Văn (21 tuổi).

Nghệ sĩ Vương Tông Nghiêu và một người đàn ông 25 tuổi khác đã nhận tội “đi vào hoặc ở trong phạm vi của hội trường“, nhưng phủ nhận hành vi bạo loạn và sẽ bị xét xử cùng với các bị cáo khác không nhận tội.

Theo số liệu thống kê của Cục quản lý xuất nhập cảnh, Vision Times phát hiện rằng lượng cư dân Hồng Kông rời khỏi sân bay trong năm 2020/2021 là 39.419 người.

Vào năm 2021/2022, lượng cư dân Hồng Kông ròng đi qua sân bay đã tăng gấp 6 lần, lên đến 248.591 người. Năm 2022/2023, dòng chảy ròng của cư dân Hồng Kông qua sân bay sẽ giảm xuống còn 171.602 người.

Trong 3 năm tài chính vừa qua, tổng lượng cư dân Hồng Kông ra khỏi sân bay là khoảng 460.000 người. (Năm tài chính của Hồng Kông bắt đầu vào ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3 năm sau.) Xu hướng di dân của người Hồng Kông vẫn đang tiếp diễn.

Bình Minh (t/h)