Hôm 8/10, tờ NYT (New York Times) đưa tin cho biết, trong chiến dịch biểu tình vì dân chủ của người Hồng Kông đến nay đã có khoảng 200 người biểu tình trẻ tuổi đã được giúp đỡ để trốn sang Đài Loan, về vấn đề này MAC (Ủy ban Đại Lục) của Đài Loan cho biết không khuyến khích đến Đài Loan thông qua các kênh bất hợp pháp, những người có liên quan không được vi phạm luật.

Biểu tình Hồng Kông
Hôm 8/10, tờ NYT đưa tin cho biết, hiện nay có tới 200 người biểu tình trẻ tuổi đã được giúp đỡ để trốn sang Đài Loan, về vấn đề này MAC (MAC) của Đài Loan cho biết không khuyến khích đến Đài Loan thông qua các kênh bất hợp pháp, những người có liên quan không được vi phạm luật (Ảnh: Shutterstock)

Đi cùng chiến dịch biểu tình vì dân chủ của người Hồng Kông ngày càng mạng mẽ là xung đột giữa cảnh sát và thị dân Hồng Kông leo thang theo, xu thế bất tín nhiệm tư pháp trong dân chúng cũng lan rộng khiến một bộ phận người biểu tình Hồng Kông đã chọn cách rời khỏi Hồng Kông. Theo một thông tin được tờ NYT chia sẻ vào hôm 8/10, trong chiến dịch biểu tình của người Hồng Kông nhiều tháng qua đến nay đã có khoảng 200 bạn trẻ biểu tình bỏ trốn sang Đài Loan bằng cả đường hàng không và đường biển. Sau khi biết thông tin, MAC đã có phản hồi cho biết họ ủng hộ người dân Hồng Kông đấu tranh cho tự do, nhưng Đài Loan là một xã hội pháp trị, Chính phủ Đài Loan tuyệt đối không khuyến khích đến Đài Loan thông qua các kênh bất hợp pháp, qua đó kêu gọi những người liên quan không vi phạm luật.

Hơn 200 người biểu tình rời bỏ Hồng Kông sang Đài Loan

Theo bài viết “Chúng tôi đang chạy trốn pháp luật: Người biểu tình Hồng Kông đào thoát sang Đài Loan” được tờ NYT đăng vào ngày 8/12 chỉ ra, theo dữ liệu được nhiều luật sư, linh mục và những người biểu tình chạy trốn khác cung cấp cho biết, đến nay có khoảng 200 người biểu tình trẻ ở Hồng Kông đã trốn sang Đài Loan.

Có luật sư cho biết kể từ sau khi xảy ra biến cố cảnh sát Hồng Kông phong tỏa khuôn viên trường Đại học, trong những tuần gần đây đã có hàng chục người biểu tình trốn sang Đài Loan. Những người biểu tình bỏ trốn này chủ yếu lo lắng rằng họ sẽ bị tòa án Hồng Kông đối xử bất công, còn tin đồn về việc giới chức chính quyền Hồng Kông bị cáo buộc tấn công tình dục và có những hình phạt riêng đối với người biểu tình cũng khiến họ sợ bị giam giữ; cũng có người biểu tình sau khi hay tin nhà chức trách vào bệnh viện Hồng Kông để bắt người, họ đã nhanh chóng chuyển đến bệnh viện tại Đài Loan để chữa trị.

Do những người biểu tình này không còn tín nhiệm hệ thống tư pháp của Hồng Kông, lại biết tin về nhiều trường hợp bị cơ quan chức năng ngược đãi, vì lo lắng sẽ trở thành nhóm người tiếp theo bị cảnh sát bắt giữ nên họ đã chọn chạy trốn khỏi Hồng Kông và đến Đài Loan bằng đường hàng không hoặc đường biển.

Thông tin của NYT cho hay, có ba người biểu tình tuyệt vọng đã lên mạng để yêu cầu một nhóm tư nhân nổi tiếng giúp họ chạy trốn đến Đài Loan, vậy là chỉ trong vài giờ họ có thể lên chuyến bay tới Đài Bắc.

Một người phụ nữ trong nhóm cho biết: “Chúng tôi đang lách luật, chúng tôi không có nhiều thời gian để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra.” Sau khi rời sân bay thì họ đã được đưa lên một chiếc xe tải màu đen, bắt đầu hướng đến một tương lai không chắc chắn.

Thông tin từ bài trên NYT chỉ ra, đường kết nối giữa Hồng Kông và Đài Loan này được bí mật thiết lập tự phát bởi một mạng lưới người ủng hộ dân chủ Hồng Kông, họ không chỉ tổ chức kinh doanh âm thầm để cung cấp một nơi an toàn cho người biểu tình mà còn lên kế hoạch để họ thuận lợi trốn thoát. Có những người giàu có và các nhóm viện trợ hào phóng giúp mua vé máy bay, còn có cả các tình nguyện viên giúp đỡ chở người biểu tình đến sân bay, cũng có cả giới ngư dân giúp họ đến Đài Loan bằng đường biển với giá 10.000 đô la Mỹ (khoảng 305.000 Đài tệ) cho một người, cũng có giới mục sư sẵn sàng sắp xếp đường thoát thân cho người biểu tình từng bị cảnh sát Hồng Kông bắt và tịch thu hộ chiếu.

Mục sư Hoàng Xuân Sinh (Chun Sen Huang) 54 tuổi thuộc Giáo hội Trưởng lão Cơ đốc Tế Nam tại Đài Bắc đã vui vẻ chia sẻ rằng, bản thân ông đã dần quen với  sự xuất hiện của những tín đồ ngoài dự liệu.

Mục sư Hoàng Xuân Sinh đóng vai trò là người liên lạc, không chỉ phối hợp với phía Hồng Kông mà còn bố trí nơi cư trú tại nhà thờ cho người đến Đài Loan tạm cư trú, thậm chí giúp người biểu tình đến Đài Loan liên lạc với luật sư, bác sĩ, nhóm viện trợ và trường học ở Đài Loan.

Mục sư Hoàng chia sẻ, gần đây ông quen một người biểu tình kể rằng đã bị cảnh sát Hồng Kông hãm hiếp nên muốn đi tàu đến Đài Loan để phá thai, sau vài ngày xảy ra đối đầu giữa cảnh sát và người biểu tình tại Đại học Bách khoa thì ít nhất đã có 10 sinh viên trốn khỏi trường và đến được Đài Loan, nhờ mục sư Hoàng liên lạc với luật sư để họ giúp họ có được thị thực sinh viên tạm thời thông qua các trường đại học ở Đài Loan. Ngoài ra cũng có người mẹ của một người biểu tình đã gọi điện cho ông nhờ ông tìm giúp người giám hộ mới cho cậu con trai 14 tuổi của bà mà đã tham gia ném bom xăng.

Mục sư Hoàng cũng kể ông đã là một mục sư tại Đài Loan trong 22 năm, đã giúp nhiều nhà bất đồng chính kiến ​​thoát khỏi áp bức của chính quyền Bắc Kinh, nhưng ông chưa bao giờ gặp tình cảnh mang tính quy mô như hiện nay, diễn biến này gợi liên tưởng đến Chiến dịch Yellowbird (còn gọi là chiến dịch Siskin) sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 nhằm giúp các nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc tham gia biểu tình tại Thiên An Môn thoát khỏi truy bắt của chính phủ Trung Quốc bằng cách tạo điều kiện cho họ ra nước ngoài qua Hồng Kông.

Thời điểm đó có một mạng lưới bí mật đã giúp hàng trăm nhà bất đồng chính kiến ​​chạy trốn khỏi Trung Quốc Đại Lục đến Hồng Kông thời còn thuộc cai trị của Anh.

Trong hoạt động lần này, ngoài sự tham gia của mục sư Hoàng còn có một nhóm công đoàn tình nguyện đã cung cấp hỗ trợ tài chính. Một nhân viên xã hội giấu tên 48 tuổi cho biết cô đã trả tiền cho 11 người biểu tình để đến Đài Loan, cô cảm thấy có nghĩa vụ phải giúp đỡ các bạn trẻ dấn thân vì tiến bộ xã hội. Cô nói: “Nếu tôi bị bắt, ít nhất tôi vẫn sẽ thấy tự hào vì đã cố gắng giúp những người trẻ này chống lại chế độ toàn trị.”

Từ sau hồi tháng Bảy khi người biểu tình Hồng Kông xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp, cô nhân viên xã hội này bắt đầu gây quỹ cho những người biểu tình chạy trốn. Để tránh gặp phải cảnh sát nằm vùng âm thầm đóng giả người ủng hộ nhiệt tình, khi tiếp nhận quyên góp cô chủ yếu chọn phương thức nhận tiền mặt và gặp mặt trực tiếp. Cô kể trường hợp điển hình, từng gặp một người lạ tại quán cà phê, người này đã đưa cho cô số tiền trị giá hàng ngàn đô la Mỹ bằng cách kín đáo giấu dưới ly cà phê.

Cô chia sẻ: “Đại đa số người dân ở Hồng Kông không hài lòng, không phải một nhóm nhỏ thanh niên cực đoan đang chịu sự kiểm soát và thao túng của Mỹ [như chính quyền Bắc Kinh tuyên truyền]. Mọi tầng lớp xã hội hảo tâm đều nỗ lực hỗ trợ [những bạn trẻ này].”

Thông tin cũng cho biết, có một người biểu tình 22 tuổi tên Daniel từng xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp trong sự kiện hồi tháng Bảy, hiện đã đến được Đài Loan. Hiện nay Daniel có được thị thực du lịch dài hạn, anh tự mô tả bản thân trong những ngày đầu biểu tình là người “khá tích cực”.

Trong sự kiện xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp, Daniel đã bị video giám sát quay rõ, vì vậy ngày hôm sau lập tức có hai nhân viên cảnh sát đã chặn anh trên vỉa hè đi bộ, cho biết rằng cảnh sát đã nhận ra anh. “Bây giờ tôi đã biết rằng tôi không thể lừa dối bản thân mình nữa. Tôi thực sự phải rời khỏi nhà”, Daniel nói.

Mặc dù Daniel thoát được khỏi cảnh bị bắt giữ, nhưng anh vẫn cảm thấy bất an. Daniel cảm giác như điện thoại của anh đã bị hack và bị theo dõi, anh cũng lo ngại rằng các nhóm viện trợ Hồng Kông sẽ không tiếp tục trợ cấp hàng tháng. Tình trạng quá căng thẳng này khiến anh phải tìm kiếm sự giúp đỡ của một nhà tâm lý học, qua bác sĩ chẩn đoán cho biết anh mắc hội chứng căng thẳng sau chấn thương.

Daniel cho biết điều đáng buồn nhất là nỗi đau phải rời bỏ tất cả. Anh kể rằng trước khi trốn thoát khỏi Hồng Kông, anh đã đứng khóc ở dưới chân cầu thang nhà mình, khoảnh khắc đó luôn ám ảnh tâm trí anh. Anh buồn bã nói: “Tôi biết có thể tôi sẽ không bao giờ quay lại Hồng Kông, sẽ không thể nhìn căn nhà và người mẹ tôi nữa.”

MAC: Thông qua các kênh bất hợp pháp đến Đài Loan là vi phạm pháp luật

Vào tối ngày 8/12, MAC đã trả lời bằng văn bản cho CNA (Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan) rằng, nếu vì yếu tố chính trị mà cư dân Hồng Kông và Ma Cao yêu cầu chính phủ hỗ trợ thì đã có cơ chế xử lý theo khuôn khổ pháp lý hiện hành của “Điều lệ Hồng Kông và Ma Cao”, cung cấp biện pháp cho cư dân Hồng Kông và Ma Cao vào khu vực Đài Loan và định cư, bản thân Chính phủ Đài Loan cũng sẽ áp dụng các nguyên tắc nhân đạo dựa theo các quy định liên quan để xử lý các trường hợp liên quan.

MAC cũng nhấn mạnh rằng họ ủng hộ người dân Hồng Kông trong cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền, đồng thời quan tâm đến sự phát triển của Hồng Kông; tuy nhiên, Đài Loan cũng là một xã hội pháp trị, cho nên Chính phủ Đài Loan tuyệt đối không khuyến khích đến Đài Loan thông qua các kênh bất hợp pháp, qua đó kêu gọi nhân sĩ liên quan phải tuân thủ luật pháp của Đài Loan, không được phạm pháp.

Tuyết Mai

Xem thêm: