Trong chiến dịch phản đối Dự luật dẫn độ ở Hồng Kông kéo dài hơn bốn tháng qua, thông tin về các trường hợp “mất tích hoặc tự sát” rất phổ biến, trong đó nhiều trường hợp đầy khả nghi. Vài ngày trước, cư dân mạng xã hội LIHKG Hồng Kông đã đăng tải một hình ảnh kinh dị cho thấy một người đàn ông quần áo xộc xệch nằm bẹp trên đường, vết máu trên cơ thể không rõ ràng, một chân bị gãy. Cộng đồng mạng đặt ra nhiều nghi vấn về trường hợp gọi là “tự sát” này.

suicide
Ngày 11/10 một số trang mạng xã hội tại Hồng Kông đã chia sẻ nóng một hình ảnh được cho là nhảy lầu “tự sát” (Nguồn: Ảnh chụp màn hình Facebook)

Hôm thứ Năm tuần trước (ngày 10/10), cư dân mạng xã hội LIHKG Hồng Kông đã chia sẻ một hình ảnh thi thể người đàn ông trên đường. Hình ảnh cho thấy quần áo người chết xộc xệch, khuôn mặt úp xuống mặt đường, bị vỡ lòng bàn chân.

Cùng ngày, nhiều cơ quan truyền thông Hồng Kông cũng đưa tin xác nhận, khoảng 6 giờ tối tại tòa nhà Hin Keng Estate – Tai Wai, một người đàn ông họ Lian (31 tuổi) bị cho là rơi từ trên cao xuống thiệt mạng.

Cảnh sát sau đó đã xác nhận vụ việc và khẳng định là không có vấn đề gì đáng nghi ngờ.

Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng tinh ý đã chỉ ra nguyên nhân vụ việc không đơn giản, thậm chí còn liệt kê sáu điểm đáng ngờ: thứ nhất, gần như không có máu trên mặt đất; thứ hai, bị gãy chân như vậy đáng lý phải chảy nhiều máu, nhưng cơ thể ít thấy vết máu; thứ ba, thi thể đã bị cứng, phần cổ tay có dấu vết bị trói hoặc bị còng trước đó; thứ tư, đầu nạn nhân nếu từ trên cao đập xuống thì tại sao không thấy bị phun óc ra; thứ năm, có vết bầm tím ở lưng thi thể; thứ sáu, thi thể không phải mới chết vì đã ngả màu trắng, xanh tím. Qua nhiều vấn đề đáng nghi cho thấy quan điểm của cảnh sát rằng không có dấu hiệu khả nghi là không đúng.

Công luận Hồng Kông cũng chia sẻ, trong phong trào biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ này từ ngày 9/6 đến nay, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 2.379 người. Ngoài ra, có đến hơn 100 trường hợp “tự tử”, đa số là các vụ “nhảy lầu” và hầu hết đều rất đáng ngờ. Điều đáng nói là phía cảnh sát Hồng Kông thường xuyên kết luận vụ án một cách vội vã.

Mới đây, đã có cư dân mạng tổng hợp tình hình vụ án tự sát ở Hồng Kông từ ngày 12/6 đến ngày 10/9, gọi là “Hồ sơ nhân sĩ tự sát chống Dự luật dẫn độ”, có ý để mọi người tưởng nhớ đến họ. Dữ liệu tổng hợp cho thấy, trong chiến dịch phản đối Dự luật dẫn độ này đã xảy ra 108 vụ tự sát, đa số là do “nhảy lầu”. Về độ tuổi, cao nhất là trên 60 tuổi, tiếp theo là từ 20 đến 30 tuổi.

Sau khi tập tin thống kế được cư dân mạng chia sẻ rộng rãi, nhiều người đã bày tỏ tâm trạng đau khổ: “Đầy máu và nước mắt”, “Chúa phù hộ Hồng Kông”, “Cảnh sát đen phải trả  nợ máu”, “Mỗi ngày đọc thấy tin này như có dao cứa vào tim”, “Tội ác của thổ phỉ Cộng sản Trung Quốc không sách nào ghi hết!”

Tuyết Mai

Xem thêm: