Tại Trung Quốc, khi tình hình lây lan dịch bệnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) ở Tây An tỉnh Thiểm Tây vẫn chưa hết thì dịch bệnh ở tỉnh Hà Nam đã trở nên tồi tệ hơn. Ngày 3/1, sau khi thành phố Vũ Châu ra lệnh cấm nghiêm ngặt vào tối muộn, ngày 6/1, thành phố Trịnh Châu cũng ra Thông báo số 1 về COVID-19 năm 2022, phong tỏa các khu vực gồm quận Quản Thành (quận người dân tộc Hồi) và một phần quận Nhị Thất.

p3074821a978761739 ss
Trịnh Châu đã ban hành thông báo về dịch bệnh, thông báo phong tỏa các khu vực gồm quận dân tộc Hồi Quản Thành và một phần quận Nhị Thất (Nguồn: Internet).

Sau Tây An – Thiểm Tây lại đến Trịnh Châu – Hà Nam

Dịch COVID-19 tại Trung Quốc Đại Lục đang tiếp tục lan rộng. Vào ngày 3/1, Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) thông báo rằng dịch đã lây lan ở 17 tỉnh và 26 thành phố. Ngày 3/1, sau khi thành phố Vũ Châu tỉnh Hà Nam ban hành lệnh cấm nghiêm ngặt buộc mọi người dân trong thành phố ở nhà, thì đến ngày 4/1 lại có thông báo của chính quyền thành phố Trịnh Châu tỉnh hà Nam cho biết phát hiện 2 trường hợp nhiễm COVID-19 không triệu chứng, cần phong tỏa các khu vực gồm quận Quản Thành (quận người dân tộc Hồi) và một phần quận Nhị Thất.

Cơ quan chức năng Trịnh Châu đề nghị người ở vùng phong tỏa không được phép rời khỏi khu vực này hoặc tụ tập cùng nhau, đồng thời định kỳ kiểm tra axit nucleic. Mỗi hộ gia đình chỉ cho 1 người mua đồ dùng sinh hoạt tại nơi quy định trong cộng đồng với thời gian cách 2 ngày được đi 1 lần. Cơ quan chức năng cũng chặn các lối ra cao tốc không cho lưu thông từ các khu vực có nguy cơ trung bình và cao.

Đoạn video cho thấy người chuyển phát nhanh bị chặn không cho vào bên trong đường cách ly, không thể giao hàng được; nhiều người đã bị chặn ở cả hai phía của đường cách ly, bên trong không được ra còn bên ngoài không được vào; có người gọi điện cho người trong gia đình của họ nói rằng do bị phong tỏa nên không về nhà được.

Cái giá phong tỏa chỉ vì 2 trường hợp nhiễm là quá cao

Cộng đồng mạng nhiều người bình luận về động thái của Trịnh Châu: “Chỉ có 2 ca nhiễm mà phong tỏa cả thành phố? Cái giá quá lớn!”, “Lại dịch đến, lại phong tỏa, thật sống không bằng chết”…

Thông báo số 1 ở Trịnh Châu xuất phát từ 2 trường hợp nhiễm COVID-19 không triệu chứng được phát hiện vào ngày 3/1: một người là người dọn dẹp (33 tuổi) trong một khách sạn ở khu vực sân bay, và người còn lại là một cụ bà 66 tuổi trong một hộ gia đình.

Trịnh Châu là nơi đã trải qua trận lũ lụt thảm khốc vào tháng Bảy năm ngoái do việc xả lũ không báo trước, khiến rất nhiều người thiệt mạng, nhưng ngay sau trận lụt qua đi thì Trịnh Châu lại bắt đầu lây lan COVID-19: cuối tháng 7/2021 Trịnh Châu bắt đầu thực hiện phong tỏa ở một số khu vực nhất định. Mãi đến ngày 24/11 năm ngoái mới dỡ bỏ hết các vùng phong tỏa, nhưng mới được hơn một tháng cuộc sống tạm trở lại bình thường thì giờ đây cơ quan chức năng lại kiểm soát nghiêm ngặt.

Trung Quốc Đại Lục hiện nay, dịch COVID-19 đã lây lan ở ít nhất 17 tỉnh và 27 thành phố. Cả thế giới chỉ có nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn áp dụng chiến lược phong tỏa để đối phó với đại dịch. Chỉ cần phát hiện một trường hợp nhiễm là toàn bộ khi cộng đồng liên quan sẽ bị phong tỏa để giảm thiểu số ca lây nhiễm, nhưng biện pháp phong tỏa đó lại kéo theo những nguy cơ khác về sinh kế người dân, nhiều vấn đề thảm họa nhân đạo diễn ra.

Trí Dũng, Vision Times

Xem thêm: