Đội ngũ chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tới Trung Quốc triển khai điều tra về dịch viêm phổi do virus corona mới (COVID-19) trong khi chuyên gia Mỹ đến nay vẫn không thể vào Trung Quốc để viện trợ. Về vấn đề này, trả lời phỏng vấn của KanZhongGuo, ông Hoành Hà, nhà bình luận thời sự nổi tiếng tại Mỹ, đã tiến hành phân tích sâu về nguyên nhân đằng sau việc chính quyền Trung Quốc không cho chuyên gia Mỹ đến nước này. 

COVID-19 Chuyên gia Mỹ
(Ảnh Shutterstock)

Theo Reuters đưa tin, 12 chuyên gia quốc tế do WHO dẫn đầu sẽ triển khai công tác thực địa tại Trung Quốc vào cuối tuần (từ 10-16/2), để tìm hiểu phương thức lan truyền của COVID-19. Quan chức WHO nói đội ngũ chuyên gia có thể sẽ có thêm chuyên gia Mỹ, “nhưng kết quả các chuyên gia Mỹ vẫn là chờ đợi, xem xem tình hình phát triển thế nào trong vài ngày hoặc vài tuần tới”

Chủ tịch Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ (National Economic Council) Larry Kudlow hôm 13/2 cho biết: “Chúng tôi cảm thấy hơi thất vọng về tính minh bạch của phía Trung Quốc”. Ông nói: “Con số mà họ công bố liên tục biến động, trong đó cũng có những chỗ khiến chúng ta kinh ngạc.”

Chính phủ Mỹ cho biết, phía Trung Quốc vẫn chưa chấp nhận chuyên gia của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh do Mỹ cử đến Trung Quốc trợ giúp kiểm soát dịch COVID-19, Nhà Trắng cũng cảm thấy thất vọng vì hành động này của Trung Quốc.

Tháng 12/2019, thành phố Vũ Hán Trung Quốc bùng phát dịch viêm phổi COVID-19, sau đó đã lây lan rộng ra các tỉnh thành Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới; cuối tháng 1/2020, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đến Bắc Kinh để hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sau đó có thông tin lan truyền ra ngoài nói rằng chính phủ Trung Quốc đồng ý để cho chuyên gia quốc tế do WHO cử đến Trung Quốc. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia này phải đợi 2 tuần, đến ngày 10/2 mới đến Bắc Kinh, ngày 14/2, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố cuối tuần này thành viên của nhóm chuyên gia sẽ triển khai công tác tại Trung Quốc, điều này cho thấy nhóm chuyên gia này có thể thực địa đến Trung Quốc khảo sát không phải là chuyện dễ dàng. 

Đồng thời, Reuters đưa tin cho biết, WHO đều luôn bao che cho Chính phủ Trung Quốc, Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp của WHO Michael Ryan liệt kê ra nhiều loại phương thức, nói rằng Chính phủ Trung Quốc hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế. 

Ngày 10/2, Chính phủ Trung Quốc định danh đoàn chuyên gia của WHO đến Trung Quốc là “Tổ chuyên gia khảo sát liên hợp WHO – Trung Quốc”. Tuy nhiên, phía Mỹ nhiều lần nghi ngờ phía Trung Quốc không thực tâm chấp nhận chuyên gia nước ngoài khảo sát thực địa; hồi cuối tháng Một, Bộ trưởng Bộ Y tế Mỹ Alex Azar cho biết Trung Quốc nhiều lần từ chối việc phía Mỹ cử chuyên gia đến Trung Quốc hỗ trợ. 

Ông  Larry Kudlow cho biết: “Chúng tôi rất nguyện ý hợp tác cùng Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới, tuy nhiên họ (Trung Quốc) lại không cho phép. Tôi không biết động cơ của họ là gì. Tôi biết chắc chắn rằng có ngày càng nhiều người ở đó chịu khổ.”

Ngày 13/2, chính quyền Trung Quốc lần đầu tiên công bố có 1.716 nhân viên y tế bị lây nhiễm COVID-19, trong đó có 6 người tử vong. Tuy nhiên, việc chuyên gia Mỹ đến Trung Quốc viện trợ vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Về hiện tượng này, nhà bình luận thời sự Hoành Hà tại Mỹ nói với KanZhongGuo rằng, có rất nhiều nguyên nhân khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ chối sự giúp đỡ từ bên ngoài:

Đầu tiên là, ĐCSTQ độc quyền mọi phương diện. Đặc biệt là họ không hy vọng chia sẻ thành quả của mình với bất cứ ai. Hiện tại, tuyên truyền của họ là ĐCSTQ đang chiến đấu chống lại dịch bệnh, họ không muốn người khác cũng nhúng vào, họ không muốn khiến cho người dân Trung Quốc nhìn thấy họ cần người khác giúp đỡ, họ không muốn mọi người có ấn tượng như thế. Đương nhiên vẫn còn một nguyên nhân, chính là Mỹ có rất nhiều chuyên gia, sau khi đến Trung Quốc, có thể sẽ phát hiện ra rất nhiều thứ, bao gồm cả những điều mà nhân viên y tế Trung Quốc phản ánh ra nhưng lại không được truyền thông trong nước đưa tin và ngoại giới rất khó chứng thực, ví như số trường hợp lây nhiễm thực sự, số người tử vong thực sự tại Trung Quốc. Họ không muốn người khác biết sự thật, cho nên họ sẽ từ chối.”

“Còn một điều nữa, chính là quá trình dịch bệnh này lây lan, đương nhiên hiện tại đã có ngày càng nhiều điều được tiết lộ ra. Nhưng họ vẫn là  không hy vọng có chuyên gia nước ngoài đến đến địa phương thông qua các phương thức để tìm hiểu về quá trình truyền nhiễm, thậm chí là nguồn gốc thực sự của virus. Rất hiển nhiên là Ủy ban Y tế của Vũ Hán, mới đầu cố ý che giấu và dẫn hướng sai người dân về vấn đề liên quan đến nguồn gốc virus. Bởi vì họ đã sớm biết nguồn gốc từ ngày 01/12/2019, trường hợp bệnh đầu tiên không có quan hệ nào với chợ hải sản ở Vũ Hán, lúc đó họ đã biết, nhưng lại cố ý dẫn dắt thông tin đến chợ hải sản. Vì sao thì hiện tại chúng ta cũng không rõ. Nhưng rất có khả năng sau khi chuyên gia nước ngoài tìm hiểu, có thể phát hiện một số manh mối. Hoặc một số người nắm tình hình sẽ trao đổi với họ, cho nên đây là điều mà họ sợ. Điều mà họ sợ nhất là để những tổ chức phi chính phủ ở Trung Quốc hoặc những chuyên gia nước ngoài giúp đỡ, họ đều coi đó như là sự thách thức đối với họ. Họ coi những người này là đối thủ của họ, hoặc là người cạnh tranh với họ, chứ không phải là người giúp đỡ họ.”

Ông Hoành Hà còn cho biết, những chuyên gia này dù đến Trung Quốc, cũng không nhất định có được thông tin chân thực, “Những người này sau khi đến Trung Quốc, thì Vũ Hán hoặc toàn bộ hệ thống quan liêu làm thế nào để ngăn cản họ tìm hiểu tình hình thực sự, ngăn cản họ tạo thêm rắc rối cho ĐCSTQ, đây là điều mà hệ thống quan liêu của Trung Quốc ‘đã làm quen tay’. Tức là, việc này là không cần huấn luyện, thì họ cũng biết làm thế nào để ngăn chặn.”

Tuyết Mai