Ngày 2/6, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố sách trắng “Lập trường của Trung Quốc về đàm phán Kinh tế và Thương mại Trung – Mỹ”, trong 3 chương thì có 2 chương chỉ trích Mỹ, còn một chương là tự tâng bốc mình. Tuy nhiên, trên Twitter tiếng Trung có một số người có cách nhìn nhận khác nhau về Sách trắng này.

quach ve dan
Ông Quách Vệ Dân, Phó Chủ nhiệm Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc, giới thiệu về Sách trắng “Lập trường của Trung Quốc về đàm phán Kinh tế và Thương mại Trung – Mỹ” (Ảnh: Xinhua)

Sách trắng này có 3 chương, cộng cả ‘Lời nói đầu’ và ‘Lời kết’ thì có tổng cộng 5 phần với hơn 8.300 chữ. Trong đó, 2 chương chỉ trích Mỹ có tựa đề “Mỹ khơi mào tranh chấp kinh tế thương mại với Trung Quốc gây tổn hại cho lợi ích hai nước và cho toàn cầu”“Trong đàm phán kinh tế thương mại, Mỹ đã nói một đằng làm một nẻo và không thành thật”. Chương tự khen ngợi chính mình có tiêu đề “Trung Quốc luôn kiên trì lập trường đàm phán bình đẳng, cùng có lợi và thành tín”.

Sách trắng nói, Mỹ có 3 lần nói một đằng làm một nẻo, “Đàm phán kinh tế thương mại Trung – Mỹ gặp khó khăn nghiêm trọng, trách nhiệm hoàn toàn nằm ở chính phủ Mỹ”, đồng thời phủ nhận Trung Quốc đánh cắp sở quyền hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, người dùng Twitter có rất nhiều cách giải thích khác nhau về sách trắng này.

Lỗi tại ai?

Học giả Kinh tế Tần Bằng (@shijianxingzou) hiện cư trú tại Mỹ cho biết: “Sách trắng đã nói dối về một số vấn đề quan trọng: (1) Không phải là quan hệ Trung – Mỹ đang dần dần thu hẹp khoảng cách trước khi ông Trump làm Tổng thống; thực tế là chính quyền Trung Quốc không tuân thủ quy tắc WTO, vấn đề ngày càng nghiêm trọng, đến năm 2016, cuối cùng khiến châu Âu, Mỹ, Nhật Bản không thể chịu đựng nổi nữa và dừng công nhận địa vị kinh tế thị trường của Trung Quốc căn cứ vào điều 15 trong hiệp định mà Trung Quốc ký kết khi tham gia WTO; (2) Chính quyền Trung Quốc đẩy trách nhiệm làm đổ bể đàm phán cho phía Mỹ.”

Tần Bằng tự giới thiệu ông là nhà quan sát sâu rộng về kinh tế, khoa học công nghệ, chính trị của Trung Quốc, ông từng là nhà tư vấn doanh nghiệp trong mười mấy năm. Và cũng là nhà bình luận kinh tế trên nhiều kênh truyền thông tiếng Anh. Hiện đang tạm thời cư trú ở Mỹ.

Dương Hải Bằng (@URZWKVdm8RXIZYt) viết: “Đọc xong sách trắng, nghiệm chứng suy đoán của tôi. Nước Mỹ đã tự hủy đi một ‘cam kết tốt’”.

Tài khoản Twitter “@LifetimeUSCN” cho biết: “Nội dung của Sách trắng là tổng hòa những biện luận và giải thích của chính quyền Trung Quốc sau khi “hồi cờ” (đi lại nước cờ)”.

Người dùng Twitter có tên “Người chủ nghĩa tự do” viết: “Vẫn còn tìm cớ bao biện cho đổ vỡ đàm phán, nhưng lại không chịu suy nghĩ: Một phần của mất cân bằng thương mại có liên quan đến việc Trung Quốc có ý thức muốn kiểm soát hàng hóa nhập khẩu của Mỹ.”

Có một số người dùng Twitter cho rằng, Sách trắng này là viết cho người Trung Quốc đọc.

Ảnh hưởng và ý nghĩa dấu mốc đối với quan hệ Trung – Mỹ

Thái Vĩ Bình – Học giả kinh tế trẻ tuổi tại Mỹ, tác giả cuốn “Chạy trốn khủng hoảng Trung Quốc”, bình luận về Sách trắng này là “Nhạc tàn người tan, và sắp sửa lật mặt”. Còn có người cho rằng cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình trở nên xa vời. Cũng có người đặt câu hỏi, đây có phải là cột mốc đánh dấu cuộc chiến tranh lạnh 2.0 chính thức bắt đầu?

Tuy nhiên, cư dân Hồng Kông tên Ngô Tiểu Lâm lại không bi quan về quan hệ Mỹ – Trung: “Đầu tiên là 9 bài bình luận của Nhân dân Nhật kích động chủ nghĩa dân tộc đã hạ nhiệt, “Chung Thanh” (bút danh một số bài bình luận trên Nhân dân Nhật báo) không đại biểu cho ông Tập, nỗ lực của đặc sứ Lưu Hạc không thể phủ nhận; hai là, cánh cửa đàm phán giữa hai nguyên thủ Mỹ – Trung tại Osaka Nhật Bản vào cuối tháng này vẫn chưa khép lại.”

Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn trong buổi họp báo công bố Sách trắng được phóng viên hỏi về việc liệu lãnh đạo cấp cao hai nước có gặp mặt nhau tại Hội nghị thượng đỉnh G20 hay không, nhưng ông trả lời rõ ràng.

Theo VOA

Xem thêm: