Hình thế cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã rất rõ ràng khi ông Trump tuyên bố thu thuế hàng Trung Quốc trị giá 50 tỷ Đô la Mỹ (USD). Ông Tập Cận Bình không thèm để ý, kiên quyết muốn đánh tiếp cuộc chiến này, còn nói họ (Trung Quốc) có vũ khí cao cấp nào đó. Khi ông Trump tuyên bố đánh thuế 200 tỷ USD, người châu Âu cười thầm, Trung Quốc giả vờ chần chừ vớt vát bằng cách nhận các đơn đặt hàng lớn. Khi ông Trump nói sẽ thu thuế 500 tỷ USD, nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc có người đã bắt đầu đứng ngồi không yên.

tập cận bình
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh từ internet)

Đến lúc này, ông Tập Cận Bình đã thua cuộc chiến và không thể quay nguợc lại được. Liệu ông ta sẽ kết thúc sự lãnh đạo của mình theo mô hình Hoa Quốc Phong (bị hạ bệ) hay mô hình Tứ Nhân Bang (ở tù), hoặc thậm chí theo mô hình Lưu Thiếu Kỳ (bị bêu xấu và chết trong tù), đó là vấn đề mà nhiều người đang thảo luận và vẫn chưa rõ nét. Nếu Tập chịu tự phê và thừa nhận tội lỗi của mình ngay bây giờ, có lẽ ông ta vẫn có thể cứu được mạng sống của mình và của gia đình. Nhưng nếu ông ta vẫn tiếp tục bất chấp đến cuối cùng, ông ta có thể chết mà không có chỗ chôn.

Vậy ông Tập Cận Bình thua chỗ nào? Một số người cho rằng ông ta thua là do đánh giá tình hình một cách sai lầm. Một số người nói rằng ông đã đánh giá sai quyết tâm của Trump. Cả hai đều đúng nhưng đây không phải là gốc rễ của vấn đề. Sai lầm cơ bản của ông ta là ông ta phán xét chính mình một cách sai lầm. Ông ta quá tự tin và tự cho mình luôn luôn đúng, nhưng lại thiếu bản lĩnh cần thiết. Nên từ buớc này sang bước khác, ông ta bước vào cái bẫy do chính ông ta tự đặt ra.

Chắc ông ta không biết là cơ quan tuyên truyền của ông ta đang khoe khoang khoác lác? Có vẻ như ông ta không biết, cho nên ông ta khoe khoang cái gọi là “tự tin”, và thậm chí nghĩ rằng thời gian đã chín muồi để ông ta trở thành hoàng đế. Ông thậm chí còn nghĩ rằng việc ông có kinh nghiệm đối phó với các chính trị gia Mỹ liên tục trong nhiều năm là một vũ khí nhiệm mầu, đủ để xem thường sự bất mãn của người Mỹ và người châu Âu. Ông ta thực sự nghĩ rằng dân chủ là giả tạo và tiền có thể giải quyết được mọi vấn đề. Kết quả là, tự tin vào sự giàu có đã lừa dối chính ông và khiến Trung Quốc rơi vào một tình huống khó giải quyết.

Ông ta thích gần nguời xấu, xa lánh nguời tốt, với sự yếu đuối là thích được tâng bốc. Điều này làm cho ông ta tin vào những ý tưởng hủ bại của những cố vấn mà đầu óc chậm tiến, và cho rằng ông ta đủ sức trả đũa với “những vũ khí cao cấp”, hoàn toàn tự tin để quyết tâm chiến đấu chống lại Trump. Chuyện gì xảy ra?

“Vũ khí cao cấp” thứ nhất, chính là liên minh với châu Âu để khắc chế Mỹ. Vì việc này mà ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã rải một loạt các đơn đặt hàng lớn, vừa đe dọa vừa dùng lợi ích dụ dỗ. Kết quả, trước 2 ngày ông Trump đạt được thỏa thuận về thuế quan với Liên minh châu Âu (EU), còn có cả Nhật Bản và các nền kinh tế chủ chốt của phương Tây đã giáng cho ông Tập một gậy.

“Vũ khí cao cấp” thứ 2, chính là tập trung đánh vào kho phiếu bầu cho ông Trump, tức là nông dân ở miền trung và tây nước Mỹ để khiến ông Trump phải khuất phục. Tuy nhiên, đa số nông dân vùng trung và tây nước Mỹ biểu đạt thái độ ủng hộ ông Trump dù phải chịu tổn thất. Gần đây ông Trump đã bồi thường cho họ 12 tỷ USD. Chiêu “rút củi dưới đáy nồi” này của Bắc Kinh đã hoàn toàn thất bại.

Chiêu thứ ba, ép bức doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc, để họ quay đầu lại thuyết phục người dân Mỹ và các chính trị gia Mỹ, nói gì là thu thuế thì người dân Mỹ sẽ tổn thất. Nhiều học giả, chuyên gia được Trung Quốc trả tiền đúng là cũng đã lên tiếng, nhưng không có kết quả gì. Người dân Mỹ nhìn thấy là thực phẩm bắt đầu giảm giá, những đồ gia dụng thường ngày có giá rẻ sẽ được nước khác bổ sung vào. Nhân tâm người Mỹ được ổn định, kinh tế tăng trưởng mạnh. Xã hội Mỹ không bị xáo động, mức độ tin cậy của những học giả kia đã bị hạ thấp. Có thể nói chiêu này của Trung Quốc là mất cả chì lẫn chài.

Chiêu thứ tư, chính là lấy phá giá đồng Nhân dân tệ để đối kháng lại với các mức thuế của Mỹ. Đây có thể nói là chiêu xấu nhất. Lạm phát đầu tiên sẽ làm tổn hại đến chính người dân trong nước Trung Quốc, đồng thời còn dẫn đến nguồn vốn chảy ra nước ngoài, đầu tư bị ngưng trệ. Điều này làm cho nền kinh tế vốn đã rơi vào khó khăn của Trung Quốc lại thêm khó khăn hơn nữa, khiến người Trung Quốc vốn đã có cuộc sống khó khăn lại phải gánh thêm gánh nặng trên vai. Đây chính là điển hình của “quan bức dân phản”.

Chiêu này có thể triệt tiêu cuộc chiến thuế quan với ông Trump hay không? Giống như trí thông minh của một đứa trẻ con. Ông Trump có thể tùy ý tăng cao tỷ lệ thuế ở mức tương đồng, thậm chí không cần phải thông qua Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Người châu Âu tương đối thông minh, tỷ lệ thuế hiện nay đã bao gồm cả tỷ lệ tiền tệ mà Trung Quốc thao túng. Trực tiếp thu theo mức bình quân 50% hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, giảm bớt phiền phức phải tăng thuế nhiều lần. Chiêu này của Trung Quốc giống như thủ đoạn của côn đồ Thiên Tân lấy nắm than đỏ rực ném vào chân của mình, làm tổn thương chính mình để khiến người khác phải sợ hãi. Đáng tiếc là người phương Tây không sợ người dân Trung Quốc tạo phản, bởi việc này không làm tổn hại đến lợi ích của người phương Tây.

Cuối cùng chúng ta hãy cùng dự đoán kết quả tiếp theo. Khi 50 tỷ thuế quan được đưa ra, nếu điều kiện đàm phán được định vị bình đẳng, Trung Quốc tổn thất chỉ là thặng dư thương mại. Hiện tại cần phải mất đi tính ngang ngược coi trời bằng vung của ĐCSTQ, nói cách khác cải cách hệ thống tư pháp là điều kiện thấp nhất. Nếu không, những điều kiện khác cũng khó mà đảm bảo được.

(Bài viết chỉ thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

Blog Ngụy Kinh Sinh (theo RFA)

Xem thêm: