Cựu đại diện thương mại Mỹ Charlene Barshefsky cho biết, 10 năm qua, thủ đoạn thương mại và việc chưa thực hiện cam kết cải cách thị trường của Trung Quốc “khiến người khác vô cùng bất an”, chính phủ Mỹ nhiều khóa trước không có hành động về phương diện này, cũng đã tạo thành cục thế bế tắc trong thương mại Trung – Mỹ hiện nay và bùng nổ chiến tranh thương mại.  

Charlene Barshefsky
Bà Charlene Barshefsky – Cựu đại diện thương mại Mỹ (Ảnh: WSJ)

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) tại Hồng Kông đưa tin, Charlene Barshefsky là đại diện đàm phán thương mại chủ yếu thời chính phủ Bill Clinton. Năm 1997 – 2001, trong vai trò là đại diện thương mại Mỹ, bà đã tiến hành đàm phán về việc Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới.

Trả lời cuộc phỏng vấn đặc biệt của tờ SCMP, bà Charlene Barshefsky cho biết, Trung Quốc rời xa nguyên tắc thị trường có liên quan đến việc chính phủ Mỹ nhiều khóa trước không có hành động gì, dẫn đến cục thế bế tắc trong thương mại Trung – Mỹ như hiện nay.

Nhắc đến đường lối phát triển của kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ giữa những năm 2000, bà Charlene Barshefsky chỉ ra: “Trung Quốc lựa chọn một đường lối khác, họ chỉ là lấy những thứ mà họ muốn để đối đãi với thị trường của họ, chứ không để ý đến quy tắc thị trường và các cam kết, do đó mà không để ý đến quyền lợi của đối tác thương mại của Trung Quốc mà xâm phạm đến quyền lợi của các nước đối tác.”

Tháng 11/1999, hai nước Trung – Mỹ đã đạt được thỏa thuận song phương về việc Trung Quốc tham gia vào WTO, còn bà Charlene Barshefsky là người đưa ra các điều khoản trong thỏa thuận này. Thỏa thuận này thúc đẩy quốc hội Mỹ thông qua dự thảo kiến lập quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc vào năm 2000, cũng là bước đệm để Trung Quốc tham gia WTO vào năm 2001.

Mặc dù Mỹ hy vọng sau khi Trung Quốc tham gia WTO sẽ thoát khỏi hệ thống kinh tế quốc doanh, nhưng bà Charlene Barshefsky nhớ lại, khoảng năm 2006, hy vọng này đã bị dập tắt, khi Trung Quốc né tránh cải cách thị trường, mà lựa chọn mô hình kinh tế quốc doanh và kỳ thị doanh nghiệp nước ngoài.

“Việc thay đổi thất thường này đã trở thành một đặc trưng trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác như Mỹ”, bà Charlene Barshefsky nói, việc này đối với bất cứ ai cũng đều là không tốt, đối với chính quyền Trung Quốc đương nhiên cũng không tốt.

Sau khi trải qua tranh chấp thương mại nhiều năm, quan hệ Trung – Mỹ ngày càng căng thẳng, cuối cùng là bùng nổ chiến tranh thương mại.  Charlene Barshefsky cho rằng, chính phủ Mỹ mấy khóa trước cần gánh vác trách nhiệm về vấn đề này, còn Mỹ và các đối tác thương mại của mình cũng không nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản của WTO để ngăn chặn một số thủ đoạn thương mại có nhiều tranh cãi của Trung Quốc, cũng là một trong những nguyên nhân.

Bà nói, nếu những điều khoản của WTO được chấp hành nghiêm chỉnh, thì hiện tại chúng ta có thể không thấy chiến tranh thương mại bùng nổ.

Bà cũng cho rằng cách làm đối với mất cân bằng thương mại Trung – Mỹ của chính phủ Tổng thống Trump là chính xác, điều này có thể nhìn ra được từ tình trạng nhiều năm qua công ty Mỹ không được quá hoan nghênh tại Trung Quốc.

Tháng 7/2018, Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc đã công bố một báo cáo chỉ ra, 75% công ty Mỹ cảm thấy họ ngày càng không được hoan nghênh tại Trung Quốc như trước đây.

Đa số công ty nói, vấn đề đánh cắp sở hữu trí tuệ của Trung Quốc là nghiêm trọng hơn so với các nước khác. Có 1/4 các công ty được hỏi cho biết thách thức lớn nhất là quyền sở hữu trí tuệ của họ thiếu sự bảo vệ của pháp luật, hơn nữa lại khó có thể tiến hành kiện các hành vi xâm phạm bản quyền.

Văn phòng này cũng kêu gọi chính phủ Mỹ cần “có những chính sách mạnh mẽ hơn” để có một sân chơi công bằng cho các công ty Mỹ tại Trung Quốc.

Trí Đạt

Xem thêm: