Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội 20 ĐCSTQ) hôm 24/10, khi trả lời phỏng vấn trong chương trình Trò chuyện thời sự của VOA, bà Thái Hà (Cai Xia) – cựu giáo sư tại Trường Đảng của Ủy ban Trung ương, đã chia sẻ những quan sát và cảm nhận của bà.

p3233121a937373217
Thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới của ĐCSTQ ra mắt ngày 23/10/2022. (Ảnh cắt từ video CCTV)

Các thành viên mới của Ban Thường vụ Bộ Chính trị là “anh em trong nhà” của ông Tập Cận Bình

Đối với những thành viên của Ban Thường vụ mới của ĐCSTQ, bà Thái Hà nói rằng ông Tập Cận Bình đã phá hủy hoàn toàn hệ thống lãnh đạo tập thể của ĐCSTQ. Quy tắc này có nghĩa là tất cả các loại ý kiến ​​khác nhau, lợi ích khác nhau và yêu cầu của ĐCSTQ có thể xuất hiện trong nội bộ.

Tuy nhiên, bây giờ mọi người có thể thấy từ thành phần của các thành viên cốt lõi của ĐCSTQ, như các bình luận được công nhận, đây là một nhóm “những người anh em nhỏ” (tiểu huynh đệ) của ông Tập, cũng tức là phe Tập. Không những không có hệ thống lãnh đạo tập thể, mà toàn bộ ĐCSTQ đã trở thành thứ mà ông ấy nắm trong tay.

Theo quan điểm của bà Thái Hà, ông Vương Hỗ Ninh là một “tiểu huynh đệ” mới gia nhập phe Tập.

Kể từ thời Mao Trạch Đông, ĐCSTQ chưa bao giờ có ý định giao quyền lực cho nhân dân

Bà Thái Hà nói rằng miệng ĐCSTQ nói rằng đất nước thuộc về nhân dân, nhưng nhưng trong lòng họ nghĩ quyền lực là của chính họ.

Bà nói: “Đó là lý do tại sao tôi nói rằng ông Tập Cận Bình có thể ngồi vào vị trí này là do bản chất của ĐCSTQ quyết định. Nói thẳng ra, ĐCSTQ bắt đầu từ thời Mao Trạch Đông đã không có ý định trao lại quyền lực của đất nước này cho người dân hay để người dân làm chủ. Vì vậy, điều họ rất thích nói đó chính là giữ chắc gia sản này, giữ chắc giang sơn này.”

Bà nói, trong mắt đảng ĐCSTQ, giang sơn thuộc về ai? Là của ĐCSTQ. Tại sao ông Tập Cận Bình có thể lên chức? Khi họ chọn người kế nhiệm, trước tiên họ xem xét liệu “những đứa con của chúng ta” lên chức được hay không. “ĐCSTQ không bao giờ có ý định trao quyền lực cho nhân dân”.

ĐCSTQ chọn người kế nhiệm từ “những đứa con của chúng ta”

Bà Thái Hà cho rằng việc ông Tập Cận Bình lên nắm quyền 10 năm trước cũng liên quan đến cuộc đấu tranh giữa các bậc trưởng bối của các “Thái tử đảng” trong ĐCSTQ.

Bà nói rằng: “Rất nhiều người trong ĐCSTQ đã cùng nhau đánh (để cướp) giang sơn, cho nên họ không thể truyền cho con của một người, vì vậy họ phải chọn trong số ‘con của chúng ta’, chọn những người mà họ thấy tương đối hài lòng.”

“Việc ông Tập Cận Bình lên ngôi cũng liên quan đến sự tranh giành ở cao tầng của ĐCSTQ, tức là giữa các nguyên lão gồm cả bậc cha chú của ông Tập. Cuối cùng, tôi nghĩ ông Tập Cận Bình cũng là phải thông qua các nước cờ chính trị ở cao tầng của ĐCSTQ trong thời gian dài để đạt được bước như hôm nay,” bà Thái Hà nói.

Người dẫn chương trình VOA Trần Tiểu Bình (Chen Xiaoping) nói rằng đài này đã từng phỏng vấn ông Lý Nhuệ (Li Rui, đã qua đời) và con gái của ông là bà Lý Nam Ương (Li Nanyang). Ông Lý Nhuệ từng kiểm tra ông Tập Cận Bình và biết trình độ học vấn tiểu học của ông Tập, nhưng ông Lý Nhuệ đã nói một điều rất thú vị: “Anh ta là con trai của Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun), Tập Trọng Huân rất tuyệt, và tôi và Tập Trọng Huân là bạn tốt.”

Bà Thái Hà cho rằng ông Tập Cận Bình lên nắm quyền là nhờ vào bố mẹ của ông ấy.

Bà nói: “Ông Tập Trọng Huân có danh tiếng tốt trong số những người lớn tuổi trong đảng (ĐCSTQ). Bản ông ấy đã bị ĐCSTQ chỉnh đốn đấu tố rất ghê gớm, và ông ấy không quá đắc ý. Sau khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, ông Tập Trọng Huân cũng không còn tiếp tục chỉnh đốn người khác. Ngược lại, khi ông Hồ Diệu Bang bị ông Đặng Tiểu Bình xử lý nghiêm, ông Tập Trọng Huân còn đứng ra nói đỡ cho ông ấy, điểm này đã giúp ông ấy (Tập Trọng Huân) giành được tiếng tốt trong đảng, cho nên mọi người cảm thấy rằng người như ông Tập Trọng Huân, thì ông Tập Cận Bình cũng không đến nỗi khác quá nhiều.”

Thứ hai, “Ông Lý Nhuệ là ân nhân của ông Tập Cận Bình. ĐCSTQ dùng người, trước tiên là dùng những người mà họ quen thuộc trước. Sự tin tưởng đến từ đâu? Văn hóa Trung Quốc là xã hội của những người quen, lựa chọn từ những người quen biết nhất, có cảm giác tin tưởng. Ông Lý Nhuệ và ông Tập Trọng Huân có mối quan hệ tốt, thì cảm thấy đứa con này (của ông Tập Trọng Huân) không tồi.”

Thứ ba, “Khi ông Tập Cận Bình được điều động từ Hà Bắc đến Phúc Kiến, việc điều động liên tỉnh phải làm thủ tục ở cấp cao hơn. Lúc đó, ông Lý Nhuệ là Cục trưởng Cục Cán bộ Thanh niên thuộc Ban Tổ chức của Trung ương. Ông Lý Nhuệ phụ trách bồi dưỡng những người kế nhiệm trong tương lai, nên có thể đã khởi tác dụng quan trọng trong việc chọn ông Tập Cận Bình.”

Kỹ trị của ông Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Lý Khắc Cường, Uông Dương là “quản gia”

Trước khi ông Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo của ĐCSTQ, đã có 20 năm, tầng lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã xuất hiện những người không phải là thế hệ đỏ thứ hai (Hồng nhị đại). Đặc biệt là các nhà kỹ trị xuất thân từ phe Đoàn Thanh niên như ông Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Lý Khắc Cường và Uông Dương, những người cũng nắm giữ những chức vụ quan trọng và thậm chí đã trở thành lãnh đạo của ĐCSTQ. Nhưng trong mắt các nguyên lão của ĐCSTQ, họ chỉ là “quản gia”, tạm thời nắm quyền, chờ cho “các con của ĐCSTQ” lớn lên.

Bà Thái Hà nói: “Con cái của bản thân họ (tầng lớp quyền quý của ĐCSTQ) chưa trưởng thành. Những người như Hồ Cẩm Đào, v.v., là thay ĐCSTQ trông nom nhà cửa. Họ chỉ là người quản gia mà thôi, họ không phải là chủ nhân. Ngay khi ông Tập Cận Bình lên, thì ông cũng mới chỉ là ‘thiếu đông gia’ (thiếu gia, con của chủ nhà) lên nắm quyền.”

Người dẫn chương trình Trần Tiểu Bình nói: “Đây là một giải thích sinh động, ‘thiếu đông gia’ vẫn chưa thành niên, do đó mới tìm những người như ông Hồ Cẩm Đào để quản lý thay một thời gian”.