Hai nước Trung Quốc và Ấn Độ sau khi xảy ra xung đột tại khu vực biên giới vào năm ngoái, cho đến mấy ngày gần đây chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới lần đầu tiên chứng thực có 4 binh lính nước này tử vong và 1 người bị thương. Tuy nhiên một cựu phóng viên Trung Quốc, chủ trang Weibo “Labi Xiaoqiu” với 2,54 triệu người theo dõi, đã đăng bài viết nghi ngờ số người tử vong của phía Trung Quốc không chỉ là 4 người, phát biểu này vừa mới đưa ra không lâu, ông đã bị chính quyền bắt giữ.

p2881801a391097863
Ngày 19/2, Đài CCTV đưa tin về sự kiện xung đột biên giới Trung – Ấn vào tháng 6 năm ngoái, vụ việc khiến quân đội Trung Quốc có 4 người tử vong và 1 người bị thương. (Ảnh cắt từ video).

Nghi ngờ số liệu của Trung Quốc là giả, cựu phóng viên Đại Lục bị bắt

Ngày 19/2, quân đội ĐCSTQ lần đầu tiên chứng thực, trong vụ xung đột xảy ra ở thung thũng Galwan giữa quân đội hai nước Trung – Ấn, có 4 người tử vong cùng một doanh trại, gồm trại trưởng Trần Hồng Quân (Chen Hongjun) và binh sĩ Trần Tường Dung (Chen Xiangrong), Tiêu Tư Viễn (Xiao Siyuan), Vương Trác Nhiễm (Wang Zhuoran). Ngoài ra, đoàn trưởng một đoàn biên phòng thuộc Quân khu Tân Cương là Kỳ Phát Ngọc (Qi Fayu) bị trọng thương. 

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã đưa ra video liên quan, nội dung cho thấy sau khi người của hai bên Trung – Ấn nói chuyện không có hiệu quả, mỗi bên đều gọi chi viện đến đối đầu tại biên giới. Binh sĩ Trung Quốc tay cầm gậy dài, đội mũ nồi, xảy ra xung đột với quân đội Ấn Độ, trong quá trình này, Kỳ Phát Ngọc bị thương, đầu chảy máu.

Về việc này, một nhân vật nổi tiếng trên mạng có tên “Labi Xiaoqiu” với hơn 2,5 triệu người hâm mộ, đã đăng một bài viết đặt nghi vấn: “Quan chức lớn nhất, đoàn trưởng sống sót … ”, “4 vị hy sinh là lập công vì ứng cứu [đồng đội], ngay cả người đi cứu cũng đã hy sinh, vậy chắc chắn có người không giải cứu ra được, điều này chứng tỏ tử trận không chỉ là 4 người. Đây cũng là nguyên nhân mà phía Ấn Độ ngay lập tức công bố số người và danh sách người tử vong, xét từ phía Ấn Độ, họ đã thắng và cái giá phải trả là nhỏ hơn.”

“Lời bình” này của “Labi Xiaoqiu” đã khiến ngoại giới chú ý, đặc biệt là chủ một kênh truyền thông cá nhân có liên quan đến chính quyền ĐCSTQ là “Quân Chính Phương” (Jun Zhengfang). “Quân Chính Phương” đã ngay lập tức đăng bài phê bình, nói rằng những ngôn luận trên là “bẻ cong sự thực, hạ thấp” quân nhân ĐCSTQ. Weibo sau đó cũng đăng bài chỉ trích với lý do “nội dung có hại”, sẽ đóng tài khoản “Labi Xiaoqiu” và căn cứ theo các quy định trong “Công ước cộng đồng Weibo” cấm phát ngôn 1 năm. Người này còn có một tài khoản khác “Qiu Yexing” cũng sẽ bị đóng. 

Dường như trong cùng thời điểm này, Weibo của “Đoàn thanh niên Cộng sản Trung ương” có bối cảnh liên quan đến chính quyền cũng chia sẻ bài viết của “Labi Xiaoqiu” và nói rằng “chỉ tức một nỗi Weibo chính thức không được mắng những lời thô tục”; Weibo “Góc nhìn Tân Hoa” của Tân Hoa Xã cũng đăng bài chỉ trích “Labi Xiaoqiu”, nói rằng người này “tự cho rằng ngôn luận của mình nổi trội, thực tế là ngày càng vượt giới hạn đạo đức thấp nhất, động chạm đến lằn ranh đỏ luật pháp. Tổn hại đến hình tượng anh hùng, tổn thương đến tinh thần dân tộc, đầu độc lòng yêu nước, về tình về lý đều không thể dung thứ!”

Ngày 20/2, Cục Công an thành phố Nam Kinh thông báo rằng cá nhân “Labi Xiaoqiu” bị bắt vào ngày 19/2. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng đăng bài viết ngay trong đêm, nói rằng bất cứ nội dung bôi nhọ nào đều sẽ bị coi thường và phải trả giá.

Tài liệu công khai cho thấy, “Labi Xiaoqiu” tên Cừu Tử Minh (Chou Ziming), sinh năm 1982 tại Nam Kinh tỉnh Giang Tô. Là thạc sĩ luật, nguyên là phóng viên thường trú tại Thượng Hải của “Báo Quan sát kinh tế”, có thời gian dài hoạt động sôi nổi trên mạng xã hội. Từng gây kinh động đến cảnh sát Sơn Đông vì “đánh nhau trên mạng”. 

Sau đó, “Báo Quan sát Kinh tế” ra tuyên bố rằng Cừu Tử Minh đã từ chức khỏi tờ báo này vào năm 2015, đồng thời nhấn mạnh những ngôn từ của Cừu Tử Minh không có bất cứ liên quan nào đến “Báo Quan sát Kinh tế”.

Trung – Ấn liên tiếp xảy ra xung đột, hai bên gần đây đã đạt được “đồng thuận”?

Chủ đề liên quan đến biến giới Trung – Ấn vẫn luôn là chủ đề nhạy của của chính quyền ĐCSTQ.

Hai nước Trung – Ấn xảy ra tranh chấp liên tiếp tại khu vực biên giới bắt đầu từ tháng 5/2020, giữa tháng 6/2020, hai bên đã xảy ra xung đột có thương vong nghiêm trọng trong vài thập kỷ qua ở khu vực Thung lũng Galwan. Ấn độ sau đó đã sớm công bố có 20 quân nhân bị tử thương, nhưng phía Trung Quốc vẫn chưa tiết lộ về số người thương vong. Khi đó, có tin đồn nói phía Trung Quốc có hơn 40 người thương vong. 

Cuối tháng 8 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ, phía Trung Quốc đã vi phạm nhận thức chung trong hai ngày 29 và 30/8, đã đi vào khu vực Ấn Độ quản lý ở bờ nam hồ Pangong Tso thuộc khu vực Ladakh, “với ý đồ cố gắng thay đổi hiện trạng”, nhưng cuối cùng đã thất bại. Về việc này, phía Trung Quốc chỉ thừa nhận thất bại trong xung đột vũ trang, nhưng từ chối công bố chi tiết. 

Đầu tháng 9/2020, hai nước Trung – Ấn lại tiếp tục xảy ra xung đột, phía Trung Quốc cáo buộc quân Ấn Độ ở biên giới đã “nổ súng khai hỏa”; phía Ấn Độ phê bình Trung Quốc ‘vừa ăn cướp vừa la làng’, lừa dối ngoại giới. Lần này là lần nổ súng đầu tiên kể từ thỏa thuận ngừng nổ súng cách đây 45 năm.

Tháng 12 năm ngoái, tờ Thời báo Kinh tế Ấn Độ đưa tin, phía Ấn Độ có khoảng 50.000 quân nhân được triển khai tại các cao nguyên tuyết ở Đông Ladakh, họ trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Còn phía quân đội ĐCSTQ cũng triển khai binh lực tương đương phía Ấn Độ.

Trong tháng 2/2021, Trung – Ấn đã trải qua cuộc đàm phán bí mật của quân đội hai nước, cuối cùng đạt được “đồng thuận chung về hòa hoãn xung đột”. Hai bên cùng tổ chức rời khỏi khu vực hồ Pangong Tso từ ngày 10/2/2021.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: