Economist cho biết, gần đây cơ quan nhập cảnh Hồng Kông đã từ chối visa phóng viên của họ trong khi không cung cấp được bất kỳ lý do nào. Hôm 15/11, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) cho biết, việc gia hạn visa là quyền tự chủ và quyền quyết định của mỗi một chính phủ, bản thân bà cũng từng bị Mỹ từ chối visa.

p3018121a971488894
Bà Carrie Lam cho biết từng bị Mỹ từ chối cấp visa. (Ảnh: Chính phủ Hồng Kông)

Tờ Economist tại Anh cáo buộc Sở nhập cảnh Hồng Kông từ chối phê duyệt visa công tác của phòng viên Sue-lin Wong của tờ báo này trong khi không cung cấp bất kỳ lý do từ chối nào. Hiện phóng viên Sue-lin Wong đã rời khỏi Hồng Kông. Trong một tuyên bố, bà Zanny Minton Beddoes, tổng biên tập của Economist, đã bày tỏ sự đáng tiếc đối với quyết định của chính quyền Hồng Kông, đồng thời chỉ ra việc phóng viên nước ngoài ra vào Hồng Kông là điều vô cùng quan trọng để duy trì vị thế thành phố quốc tế của Hồng Kông. Bà thúc giục và mong Chính phủ Hồng Kông tiếp tục cho phép phóng viên truyền thông nước ngoài đến phỏng vấn đưa tin.

Ngày 16/11, trả lời câu hỏi của truyền thông trước khi tham gia cuộc họp hành chính, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam cho biết, việc gia hạn thị thực là quyền tự chủ và quyền quyết định của mỗi một chính phủ, bản thân bà là người đứng đầu đặc khu, cũng từng bị phía Mỹ từ chối visa. Điều này phản ánh Chính phủ Mỹ có quyền tự chủ và quyền quyết định, do đó Sở Nhập cảnh Hồng Kông cũng có quyền tương tự, chiếu theo tình hình của mỗi một hồ sơ thị thực, từ đó quyết định phê duyệt, gia hạn hoặc thêm các điều kiện dựa vào tình hình.

Bà Lâm cho biết thêm, Hồng Kông là thành phố quốc tế. Bà cảm thấy rất tự hào về việc Hồng Kông có thể trở thành trung tâm của truyền thông nước ngoài. Rất nhiều truyền thông nước ngoài cũng lựa chọn Hồng Kông làm trụ sở tại châu Á của mình, Chính phủ Hồng Kông hỗ trợ họ, nhưng bà nhấn mạnh tiền đề là cần tuân thủ luật tại Hồng Kông, bao gồm cả Luật an ninh Quốc gia khu vực Hồng Kông.

 

Không ít cư dân mạng bày tỏ sự không hài lòng về việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đánh đồng việc bà bị Mỹ từ chối visa với việc Chính phủ Hồng Kông từ chối cấp visa cho phóng viên của Economist. Có người để lại bình luận phê bình bà Lâm tâm địa hẹp hòi, nhân cơ hội trả thù. Có cư dân mạng nói, Chính phủ Mỹ chế tài bà Lâm, nhưng vẫn cấp visa cho phóng viên Hồng Kông. Còn có người để lại bình luận nói, chỉ có quan chức địa phương dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc mới có thể nói ra được những lời nói nhảm không có logic thế này.

Vài năm gần đây, nhiều phóng viên nước ngoài phải rời Hồng Kông do bị từ chối visa công tác, bao gồm biên tập viên Victor Mallet của tờ Financial Times hồi năm 2018, tác giả Chris Buckley của tờ New York Times năm 2020, biên tập viên Aaron Mc Nicholas của Hong Kong Free Press. Năm 2020, từng có thời điểm có tin nói rằng Sở Nhập cảnh Hồng Kông thiết lập phòng an ninh quốc gia để thẩm duyệt đơn xin cấp visa của phóng viên nước ngoài. 

Lý Tùng Nhi, Vision Times

Xem thêm: [VIDEO] Enes Kanter: Bắc Kinh hãy ‘Ngừng giết người để lấy nội tạng’

“Hãy để Trung Quốc nghe thấy tiếng nói của chúng ta”