Sau khi “Phong trào Tóc trắng” của người cao tuổi nghỉ hưu nổ ra cùng ngày ở ba nơi là Vũ Hán, Đại Liên và An Sơn nhằm phản đối cải cách y tế, hôm 19/2 người cao tuổi tại Đại Liên lại tụ tập để phản đối. Số lượng lớn cảnh sát đã xuất hiện tại hiện trường để duy trì ổn định, xua đuổi người biểu tình một cách bạo thô bạo, xịt hơi cay và thậm chí còn đánh người.

p3291631a366685867 ss 1
Người lớn tuổi ở Đại Liên lại phản đối cải cách y tế nhưng bị cảnh sát trấn áp. (Ảnh chụp màn hình video)

Tin đồn lại có biểu tình ở Đại Liên, chính quyền sẵn sàng trấn áp

Video được chia sẻ trên Twitter bởi tài khoản “Hồ sơ bi kịch Trung Quốc” (@newszg_official) vào ngày 19/2 cho biết, “Vào ngày 19/2, người lớn tuổi tại Đại Liên đã ra đường để phản đối bảo hiểm y tế, cảnh sát Đại Liên bắt đầu xịt hơi cay vào người dân.” Trong video, cảnh sát và người già đối đầu với nhau và có đụng độ về thân thể. Có cảnh sát nói: “[Có gan thì] đừng đi”, đồng thời phun khí sương trắng vào những người cầm đồ trong tay, dùng chân đá vào người cao tuổi.

Tài khoản “Twitter Video of China” (@TwtVideoOfChina) cũng đã tweet vào ngày 21/2, “[Chính quyền Đại Liên: Chuẩn bị đàn áp cuộc kháng nghị ôn hòa]: 5 ô tô chở khách hơn chục chỗ ngồi. Hơn 30 phương tiện hạng nhẹ các loại. Gần 30 xe máy. Tất cả các sĩ quan cảnh sát đặc biệt được trang bị đầy đủ, mang theo súng và thiết bị. Từ sáng sớm hôm qua đã bắt đầu. Sắp sửa tiến hành trấn áp người biểu tình phản đối cải cách y tế.” Trong video, hiện trường có số lượng lớn cảnh sát, lượng lớn người dân đòi quyền lợi đã đứng kín quảng trường.

Cảnh sát Đại Liên xua đuổi thô bạo và tát người già

Vào ngày 19/2, Triệu Lan Kiện (Zhao Lanjian) một cựu nhân viên truyền thông Trung Quốc, cũng đã tweet, “[Cảnh sát Đại Liên: Dùng bạo lực với người dân kháng nghị hòa bình], [Vũ khí cay: Xịt vào người cao tuổi tay không tấc sắt], [Gen của vua Bạc (gia đình Bạc Hy Lai): Chế độ nô lệ và bạo lực vẫn tiếp diễn]”. Trong video, một số cảnh sát xua đuổi với giọng điệu ngang ngược “Mau đi đi! Mau đi!” Nhiều cụ già lấy khăn tay lau nước mắt, vừa đi vừa mắng: “(Cảnh sát) quá tệ ! Bọn nhỏ tệ đến thế này!” 

Một người phụ nữ tức giận nói: “Giỏi thì lại xịt vào tôi đây, không ra thể thống gì! Người dân không phản mới là lạ.” Lúc này, cảnh sát đến đuổi họ đi, người phụ nữ nói, “Chờ một ngày nào đó chúng ta sẽ đến nhiều hơn, đây không phải là bắt nạt người dân sao?” Trong video, một số phụ nữ đã khóc và gào thét.

Một người phụ nữ tức giận nói với cảnh sát, “Dùng tiền đóng thuế của chúng tôi để đàn áp nhân dân?” Cảnh sát tỏ thái độ và hét lên: “Lập tức rời khỏi đây!” Cảnh sát xua đuổi người dân một cách thô bạo: “Mau rời khỏi đây! Mau rời khỏi đây!”. Một cảnh sát tát người phụ nữ mặc áo trắng. Có người cao tuổi phẫn nộ nói: “Họ ngay cả nói cũng không nói … Thực thi pháp luật ở đâu! Đối đãi với người dân thế này sao?” 

Vision Times không thể độc lập xác minh nội dung, thời gian và địa điểm trong video trên.

Trần Quang Thành: Tập thể kháng nghị quy mô lớn đủ để giải quyết vấn đề, nhưng “chuyên chế không loại bỏ thì người dân khó yên”

Gần đây, chính quyền địa phương nhiều nơi ở Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ cải cách bảo hiểm y tế và cắt giảm trợ cấp y tế. Một bộ phận lớn người dân cảm thấy mình bị ức hiếp, dẫn đến sự bất bình, đồng thời nổ ra các cuộc biểu tình quy mô lớn. Tiếp sau sự kiện hàng ngàn người ở Vũ Hán tuần hành đòi quyền lợi vào ngày 8/2, đến ngày 15/2, tiếp tục có các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc), Đại Liên và An Sơn (tỉnh Liêu Ninh). Trên Internet đưa tin những người biểu tình đã bị cảnh sát đánh đập và bắt giữ một cách thô bạo.

Vào ngày 15/2, một lượng lớn người dân ở Đại Liên đã tập trung tại Quảng trường Nhân dân trước chính quyền thành phố hát “Quốc ca” để biểu đạt kháng nghị. Tại hiện trường có một số lượng lớn cảnh sát. Có một đoạn video cho thấy đối mặt với các cảnh sát đang đứng thành hàng này, một người phụ nữ nghẹn ngào nói: “Thật không dễ dàng cho người dân! Chúng tôi đã sống sót sau Cách mạng Văn hóa, Chúng tôi đã không chết trong dịch bệnh này, vậy tại sao chính quyền Đại Liên lại cử cảnh sát đến đối phó với người dân? Hãy nghe tiếng kêu của những người dân thường? Nhìn kìa! Bộ đội đặc chủng đã đến rồi!”

Ông Trần Quang Thành, cựu luật sư nhân quyền Trung Quốc hiện đang sống ở Mỹ, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng trong nhiều năm qua, tại các khu vực rơi vào tay ĐCSTQ, khi quyền và lợi ích của người dân bị xâm phạm hoặc khi lợi ích của họ bị tước đoạt trái phép, cho dù là cá nhân hay một nhóm thì luôn chọn cách “khiếu nại” theo thói quen, cố dùng hình thức “chặn kiệu kêu oan”, mong các “quan lớn”, “quan thanh liêm” giúp giải quyết sự việc. Một số người đã đi trên con đường thỉnh nguyện hơn 10 năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ, và kết quả là họ liên tục bị chế độ quan liêu của ĐCSTQ khước từ giải quyết.

Ông Trần Quang Thành cũng nói rằng không nên có bất kỳ hy vọng nào vào ĐCSTQ ma quỷ. Dưới chế độ độc tài cộng sản, luật pháp là công cụ cai trị của ĐCSTQ. Nếu đi theo con đường “thỉnh nguyện”, ĐCSTQ sẽ liên thủ trên dưới cùng nhau đàn áp bức hại. Ngày nay, những người “đồng bệnh tương liên” chọn cách xuống đường biểu tình tập thể để gây áp lực lên ĐCSTQ, buộc ĐCSTQ phải giải quyết vấn đề, hoặc ngừng tước đoạt quyền của họ. Sự thay đổi trong cách tiếp cận này là một động thái tất yếu, nhưng ở quy mô vừa đủ, nó chắc chắn có thể giải quyết được vấn đề.

Ông cũng nhắc nhở: “Nếu muốn giải quyết vấn đề một cách căn bản, thì phải thay đổi hệ thống chuyên quyền cộng sản ăn thịt người này. Nếu không, một khi vấn đề này được giải quyết, thì vấn đề khác sẽ xuất hiện”. Đây chính là đạo lý “không loại bỏ chuyên chế thì người dân khó bề yên ổn”.