Những năm qua, chính quyền Tập Cận Bình đã liên tiếp hạ bệ nhiều “hổ to” (quan chức) cấp phó quốc gia, thậm chí cấp quốc gia, làm rung chuyển chốn quan trường Trung Quốc. Ngoại trừ Từ Tài Hậu đã chết vì bệnh tật, Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, Tôn Chính Tài vẫn đang thụ án tại nhà tù Tần Thành. Mới đây, chi tiết về việc thụ án trong tù của những “hổ to” này đã được phơi bày.

Nhà tù Tần Thành
Nhà tù Tần Thành nằm ở quận Xương Bình, Bắc Kinh, chịu sự quản lý trực tiếp của Cục quản lý nhà tù Bộ Công an, là nhà tù bí ẩn nhất Trung Quốc. (Nguồn: Chụp màn hình video SCMP)

Theo một báo cáo ngày 10/8 của Dwnews.com, kể từ khi Chu Vĩnh Khang bị chuyển đến nhà tù Tần Thành ngày 5/12/2014, y đã trải qua gần 7 năm trong nhà tù tại quận Xương Bình, thành phố Bắc Kinh này. Nếu không xảy ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, Chu Vĩnh Khang sẽ rất khó có cơ hội được ra ngoài khám chữa bệnh. Ông ấy sẽ phải dành cả phần đời còn lại của mình trong tù, và gần như không thể thấy thế giới bên ngoài Tần Thành.

Tuy nhiên, theo một số tin tức không chính thức được xác nhận, so với các nhà tù khác hoặc các cấp tù nhân khác, mặc dù Chu Vĩnh Khang không chắc sẽ được giảm án, ân xá hoặc bảo lãnh ra ngoài chữa bệnh, nhưng ông ấy thực sự đã nhận được một số “đãi ngộ ưu đãi” nhất định.

Theo báo cáo, các tù nhân cao cấp trong nhà tù Tần Thành có cơ hội được thả riêng một mình mỗi tuần 1-6 lần, mỗi lần 20-60 phút. Trên khu đất bằng phẳng bên ngoài phòng giam, có các ô vuông ngăn cách nhau bằng những bức tường cao. Khi được thả, mỗi tù nhân sẽ được hoạt động trong một ô vuông này. Cai ngục sẽ quan sát từ một nơi cao.

Ngoài ra, việc ăn ở và đãi ngộ trong khu trại giam cao cấp cũng tốt hơn, họ được ở riêng một mình trong phòng giam. Mỗi ngày được ăn 3 bữa gồm hai món thịt, một món chay, một món canh. Hơn nữa còn được mở cửa để giao cơm, thay vì đưa qua cửa sổ bên trên cửa ra vào của nhà tù. Thứ Hai hàng tuần họ còn nhận được sữa, trái cây và các loại thuốc bổ khác.

Tờ Nam Hoa Tảo Báo từng nói, Chu Vĩnh Khang thậm chí còn sở hữu một vườn rau nhỏ gần phòng giam, nơi ông ấy có thể trồng hoa quả và bí ngô. Tất nhiên, môi trường sống của Chu Vĩnh Khang tốt hơn so với các nhà tù bình thường. Phòng giam của ông ấy rộng hơn, được trang bị xí bệt, máy giặt, bàn viết … Ông ấy còn có thể đọc sách, đọc báo và xem TV với nội dung hạn chế. Chu Vĩnh Khang được mặc quần áo riêng, thay vì luôn phải mặc quần áo tù. Ông ấy thậm chí còn được phép có một cửa sổ trong phòng để có thể ngắm nhìn bầu trời rộng hơn.

Bạc Hy Lai đã cố gắng lật lại bản án. Theo tờ “Zhengming” (Tranh Minh – Đua nhau hót) của Hồng Kông, một tạp chí ngừng phát hành vào tháng 1/2017, kết quả đánh giá cuối năm 2016 của Bạc Hy Lai là “tệ hại”. Trong khi thụ án, Bạc Hy Lai vẫn một mực yêu cầu xem xét lại vụ án của mình và lật lại bản án.

Tính đến đầu tháng 10 năm ngoái, Bạc Hy Lai đã đệ trình 7 đơn bào chữa lên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và đệ trình một bức thư kiến ​​nghị 3 điểm lên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ĐCSTQ. Ông ấy yêu cầu Viện Kiểm sát Tối cao xem xét lại vụ việc của mình, và lật ngược phán quyết cuối cùng hiện tại. Bạc Hy Lai còn đệ trình 11 bản kiến ​​nghị lên Viện Kiểm sát Tối cao ĐCSTQ.

Theo báo cáo của “Zhengming“, sau khi Chu Vĩnh Khang bị giam trong nhà tù Tần Thành để thụ án, ban quản lý nhà tù không yêu cầu ông ấy phải tham gia lao động trong tù. Nhưng lại yêu cầu ông ấy “học tập phản tỉnh” 5 tiếng đồng hồ mỗi ngày, từ Thứ Hai đến thứ Sáu. Hơn nữa, hàng tuần ông ấy đều phải nộp bản kinh nghiệm “học tập và cải tạo” của mình.

Có thông tin tiết lộ rằng trong thời gian thụ án, Chu Vĩnh Khang đã thú nhận nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật và các quy định của Bộ Chính trị, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương và Tỉnh ủy Tứ Xuyên.

Gồm việc khai ra bí thư của mình, ông Chu Bản Thuận, người từng giữ chức Tổng thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, kiêm phó giám đốc Ủy ban Quản lý Toàn diện Trung ương. Cũng như tiết lộ về ông Lưu Vân Sơn, lúc đó là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và ông Lưu Kỳ Bảo – Bộ trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, và những vấn đề khác trong Ban Bí thư Trung ương hoặc trong Tỉnh ủy Tứ Xuyên năm xưa.

Sau khi ông Lệnh Kế Hoạch, cựu phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân ĐCSTQ, kiêm cựu giám đốc Văn phòng Trung ương, bị giam tại nhà tù Tần Thành, ông ấy bị tâm thần nặng. Ông đã 5 lần ra vào Bệnh viện Chuyên khoa trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Quân đội ĐCSTQ. Gần đây là lần thứ 6, ông Lệnh đã được đưa bệnh viện chuyên khoa này. “Đánh giá” của nhà tù Tần Thành về ông Lệnh Kế Hoạch cũng “bị tạm hoãn”.

Theo nguồn tin, khi ông Lệnh Kế Hoạch còn khoẻ mạnh, ông ấy đã nhiều lần viết trong “kinh nghiệm cải tạo” của mình rằng: “Việc bước vào chốn quan trường, trở thành quan chức cấp cao, đã hủy hoại gia đình tôi”. “Tôi không ngờ, và cũng không dám nghĩ rằng cả gia đình mình lại thất thế một cách thê lương và ô nhục như thế này.”

Gần đây, một cư dân mạng còn tiết lộ trên Twitter rằng chiếc điện thoại di động của ông Tôn Chính Tài dùng để chơi trò “Honor of Kings” (Vinh diệu của bậc Vương giả) trong nhà tù Tần Thành, đã bị quản ngục tịch thu. Việc này khiến ông Tôn khóc lên khóc xuống.

Ông Tôn Chính Tài, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, người được coi là người kế thừa đời thứ 6 của ĐCSTQ, đã ngã ngựa vào cuối tháng 7/2017. Trang tin tức trực tuyến của Trung Quốc tiết lộ, rằng ông Tôn Chính Tài rất nghiện trò chơi trực tuyến “Honor of Kings” được phát triển và sản xuất bởi công ty Tencent Trung Quốc.

Ông ấy từng nhiều lần chơi game trước các cuộc họp, “không hết một trận nhất quyết không xuống xe.” Kết quả là “hơn chục người bên ngoài xe phải chờ đợi.” Cư dân mạng mỉa mai rằng ông Tôn Chính Tài là vị lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ nghiện game trực tuyến “Honor of Kings“.

Miêu Vi, Vision Times

Xem thêm: