Thứ Tư (22/9), Đại sứ Tần Cương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) một lần nữa đưa ra tuyên bố gây sốc khi tham dự Diễn đàn Think Tank tại Mỹ khi cho rằng “Trung Quốc là một nước dân chủ”. Trước đó, lãnh đạo Tập Cận Bình cũng vừa nói về vấn đề dân chủ tại Liên Hợp Quốc. 

p2921901a231085615
Ông Tần Cương, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ (Nguồn ảnh: Trang web Bộ Ngoại giao ĐCSTQ)

Tần Cương học Tập Cận Bình nói về “dân chủ”

Nguồn tin dẫn từ Đài Á châu Tự Do (RFA), hôm thứ Tư (22/9), hai tổ chức Think Tank của Mỹ là Trung tâm Carter và Quỹ George HW Bush về quan hệ Mỹ-Trung đã phối hợp tổ chức một hội nghị trực tuyến. Đại sứ Tần Cương của ĐCSTQ phát biểu tại hội nghị: nền dân chủ Trung Quốc có điểm giống như định nghĩa của cố Tổng thống Mỹ Lincoln, hệ thống chính trị của ĐCSTQ “là lý tưởng của cố Tổng thống Mỹ Lincoln và những người Hy Lạp cổ đại, những người đã phát minh ra chính phủ đại diện”.

Ông Tần Cương cũng nói: “Quan niệm lấy người dân làm trung tâm của Trung Quốc và ‘của dân, do dân, vì dâncủa cố Tổng thống Lincoln đều là vì nhân dân, điều đó không rõ ràng sao? Không phải chúng ta nên hiểu nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc như vậy sao? Từ dân mà ra, trở về với dân, đồng lòng cùng dân, vì nhân dân phục vụ”.

Trước đó hôm thứ Ba (21/9), lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã nói về vấn đề dân chủ tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cho  biết rằng: “Dân chủ không phải là độc quyền của một nước nào, mà là quyền lợi của người dân tất cả các nước…”.

Dư luận mạng đã dậy sóng trước những phát ngôn này của quan chức ĐCSTQ. Nhiều người bày tỏ sự không đồng tình trên các nền tảng xã hội: “Dân chủ có nghĩa là nhiều hơn một Đảng”; “Một kẻ mù rao giảng màu sắc cầu vồng”; “Sao lại ngăn chặn người Duy Ngô Nhĩ trả lời phỏng vấn truyền thông?”; “Trung Quốc có bầu cử phổ thông không?” Một cư dân mạng hỏi, “ĐCSTQ đã dùng súng thống trị hơn 70 năm, có dám cho nhóm nào khác tranh quyền thông qua bầu cử? Người dân có quyền tự do ngôn luận không?”; “Kết luận là hệ thống dân chủ kiểu Trung Quốc lạc hậu hơn Mỹ 150 năm?”…

Tần Cương gây sốc khi yêu cầu Mỹ “ngậm miệng”

Trớ trêu thay, trong một cuộc họp riêng trước đó, ông Tần Cương đã trực tiếp yêu cầu Mỹ “ngậm miệng lại” khiến tất cả những người tham gia đều thấy sốc.

Tờ National Review của Mỹ đưa tin, vào ngày 31/8, ông Tần Cương đã tham dự cuộc họp không công khai do Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ – Trung (NCUSCR) tổ chức, và đã phản hồi câu hỏi rằng Mỹ và Trung Quốc có thể làm gì để cải thiện quan hệ song phương của chuyên gia Mỹ Evan Medeiros – cố vấn cấp cao về châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, hiện là giáo sư tại Đại học Georgetown.

Ông Tần Cương cho rằng Mỹ nên ngừng làm cho tình hình xấu đi để tạo môi trường đối thoại, “Nếu chúng ta không thể giải quyết những khác biệt của mình, xin hãy ngậm miệng lại”. Nhưng đoạn này không xuất hiện trong bài phát biểu của Tần Cương do Đại sứ quán ĐCSTQ công bố.

Thông tin chỉ ra, những nhận xét thô lỗ của ông Tần đã khiến những người tham gia bị sốc, đây là cuộc họp được tổ chức bởi một nhóm các cựu quan chức, học giả và lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng của Mỹ với nhiều năm kinh nghiệm trong các vấn đề Trung Quốc, bao gồm cả cựu Ngoại trưởng Kissinger và cựu Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew.

Một số cư dân mạng mỉa mai rằng những ‘chiến lang’ ĐCSTQ mang ra nước ngoài kiểu hành xử mà quan chức ĐCSTQ thường dùng với người dân Trung Quốc…

Sáng chế ngạo ngược “dân chủ kiểu Trung Quốc

“Toàn quy trình dân chủ” mà ông Tần Cương nói bắt nguồn từ sáng kiến ​​của ông Tập Cận Bình. Trong chuyến thị sát tại Thượng Hải vào ngày 2/11/2019, ông Tập nói rằng dân chủ ở Trung Quốc là “dân chủ của toàn quá trình”.

Vài thập kỷ qua, ĐCSTQ luôn nhấn mạnh đến việc hợp pháp hóa cai trị bằng những thành tựu kinh tế, trong khi luôn bị thế giới bên ngoài chỉ trích về dân chủ và nhân quyền, nên quan chức ĐCSTQ tránh nhắc đến vấn đề này.

Đối với định nghĩa đầu tiên của ông Tập về “dân chủ kiểu Trung Quốc”, có cư dân mạng chỉ ra “Đây có phải là ngôn ngữ Trung Quốc? Sao tôi đọc được từng chữ thì hiểu nhưng kết nối các chữ với nhau thì không thể hiểu được”. Cũng có người cho biết cái gọi là “dân chủ của toàn quy trình” là phát ngôn chính trị trống rỗng không có nghĩa.

Về vấn đề này, bà Bào Giản (Bao Jian), con gái của ông thư ký Bào Đồng thời Thủ tướng Triệu Tử Dương, đã tweet và diễn giải: Khi còn cầm súng để cướp chính quyền thì nói dân chủ để dân chủ trở thành viễn cảnh huy hoàng của người Trung Quốc. Sau khi cầm quyền nói về dân chủ để tạo ảo tưởng giống như có đảng dân chủ không độc chiếm quyền lực… Phải chăng đây là toàn quy trình? Còn gì nữa … xin bổ sung.

Đi cùng phát triển của nền kinh tế Trung Quốc khiến sức mạnh đất nước tăng lên, ĐCSTQ đang cố gắng thay đổi các quy tắc quốc tế tiến bộ được phương Tây do Mỹ đứng đầu xây dựng, đảo lộn các giá trị phổ quát. Nhưng cái gọi là dân chủ đã được xác định rõ trong văn kiện của Liên Hợp Quốc, “Phải tổ chức bầu cử tự do đích thực để công dân thực hiện quyền bầu cử đại diện và được ứng cử, đồng thời được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do hội họp…”.

Trong khi ĐCSTQ cai trị Trung Quốc thì làm ngược lại, không có bầu cử tự do, cũng không có tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp. Như về tự do Internet, gần đây tổ chức Freedom House của Mỹ đã công bố bảng xếp hạng hàng năm, theo đó năm thứ 7 liên tiếp Trung Quốc đứng cuối trong số hơn 70 nước của bảng xếp hạng. Rõ ràng ĐCSTQ không đủ tư cách để nói về dân chủ.

Theo Tôn Vận, Epoch Times

Xem thêm: