Ngày 3/4, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lưu Hạc đã có cuộc hội kiến với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin; đại diện hai nước Mỹ và Trung Quốc đang bàn bạc để đạt được thỏa thuận nhằm kết thúc tranh chấp thương mại kéo dài trong thời gian qua, đàm phán thương mại tuần này đang bước vào giai đoạn quan trọng.

Embed from Getty Images

Hình ảnh đoàn đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đàm phán thương mại hôm 30/1  tại Washington, Mỹ (Ảnh từ Getty Images) 

Hôm thứ Tư (ngày 3/4), Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã đón tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ ở Washington, tại đây, đoàn đàm phán thương mại hai nước Mỹ – Trung đã tiến hành vòng đàm phán mới nhất. Hai bên sẽ tiếp tục thảo luận về một số vấn đề vẫn còn đang dang dở, trong đó có vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, làm thế nào để thực hiện cam kết thương mại, v.v.

Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow chia sẻ với phóng viên tại Washington hôm 3/4 rằng, đàm phán đang “có được những tiến triển tốt”. “Nhưng chúng tôi chưa đạt được mục tiêu, chúng tôi mong rằng trong tuần này có thể đến gần mục tiêu hơn nữa.”

Trong cuộc hội kiến với Tổng Thư ký NATO hôm thứ Hai (2/4), Tổng thống Trump cho biết, đàm phán thương mại với Trung Quốc đang tiến triển thuận lợi.

Vòng đàm phán lần trước được tổ chức tại Bắc Kinh, và kết thúc vào ngày 29/3, sau đó hai nước đều phát biểu tuyên bố. Trong tuyên bố của Nhà Trắng có nói, hai bên “đã tiến hành thảo luận thẳng thắn và mang tính xây dựng, đồng thời tiếp tục có được tiến triển”. Còn trong tuyên bố được truyền thông của Trung Quốc đăng tải nói rằng, hai bên đã tiến hành thảo luận về văn bản cam kết, và có được “tiến triển mới”. Phía Trung Quốc cũng tuyên bố nhiều nhượng bộ, cam kết từng bước mở cửa thị trường sản xuất.

Hôm 3/4, do kỳ vọng của thị trường rằng thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có thể sớm được thực hiện, thị trường chứng khoán châu Á đã hồi phục theo chỉ số chứng khoán Mỹ và châu Âu.

Thời báo Tài chính (Financial Times) dẫn nguồn tin nói rằng, hai nước vẫn chưa đạt được nhất trí về thuế quan hiện nay của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc, và vấn đề đảm bảo Trung Quốc tôn trọng điều khoản của cơ chế chấp pháp trong cam kết thương mại. Ngoài đó ra, quan chức Mỹ – Trung cũng đã giải quyết phần lớn vấn đề xoay quanh cam kết thương mại.

Hôm thứ Ba (2/4), ông Myron Brilliant, Phó Chủ tịch điều hành phụ trách vấn đề quốc tế tại Phòng Thương mại Mỹ chia sẻ với báo giới cho biết, hai nước đều mong muốn đạt được thỏa thuận, nhưng họ cần phải giải quyết được vấn đề cuối cùng. “Và đây là một tuần làm việc quan trọng”.

Dưới đây là 5 đề tài thảo luận có thể liên quan đến cam kết thương mại và vòng đàm phán thương mại mới nhất này.

Giảm thâm hụt thương mại Mỹ – Trung

Đến hiện nay, đàm phán chủ yếu tập trung vào việc phía Trung Quốc làm thế nào để giảm thâm hụt thương mại với Mỹ, năm ngoái Mỹ thâm hụt thương mại với Trung Quốc đạt con số kỷ lục lên đến 419,2 tỉ USD. Phía Bắc Kinh cũng đã có nhượng bộ lớn để giảm con số này bằng cách đề xuất cam kết mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trị giá 1,2 nghìn tỉ USD trong 6 năm.

Hiện tại, Trung Quốc đã có hành động trong việc này, bao gồm kế hoạch nhập khẩu thịt heo của Mỹ với số lượng kỷ lục, nhập khẩu lại đậu tương từ Mỹ.

Hôm thứ Hai (1/4), Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, nhà xuất khẩu Mỹ đã xuất 820 nghìn tấn đậu tương sang Trung Quốc. Đây là lô đậu tương thứ 2 mà Trung Quốc mua từ Mỹ kể từ khi hai nước Trung – Mỹ kết thúc vòng đàm phán mới tại Bắc Kinh hồi tuần trước (tuần từ 25/3 đến 31/3).

Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 27/3, tỉ lệ nhập siêu của Mỹ trong tháng 1 đã giảm vượt dự báo.

Chấp hành cam kết và thuế quan

Vấn đề chủ yếu nhất trong đàm phán thương mại Mỹ – Trung là Mỹ yêu cầu bảo lưu quyền giám sát đôn đốc Trung Quốc thực hiện cam kết. Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, Mỹ mong muốn tổ chức họp định kỳ để đánh giá việc Trung Quốc có thực hiện đúng cam kết hay không; nếu Trung Quốc chưa thể thực hiện đúng cam kết, thì Mỹ có quyền tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ và phía Trung Quốc không được đáp trả Mỹ.

Trung Quốc mong muốn Mỹ hủy bỏ mức thuế quan bổ sung đối với hàng hóa nước này có tổng trị giá 250 tỉ USD, nhưng phía Mỹ muốn hủy bỏ mức thuế này từng bước, đồng thời bảo lưu một phần thuế quan để làm một phần của cơ chế chấp pháp.

Ông Larry Kudlow nói, quá khứ Trung Quốc không hề thực hiện đúng cam kết, do đó ngay khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump mới bắt đầu, các cố vấn của ông đã nhấn mạnh chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc.

Hôm thứ Ba (3/4), Phó Tổng giám đốc Phòng Thương mại Mỹ Myron Brilliant cho biết, “đây là vấn đề quan trọng chúng ta gặp phải khi sắp kết thúc trò chơi. Đây cũng chính là nguyên nhân mà chúng ta chưa có phương án cuối cùng vào lúc này.”

Điều khoản tiền tệ

Mỹ đã đưa ra yêu cầu, đó là cam kết thương mại sẽ bao gồm cả việc ngăn chặn phá giá đồng Nhân dân Tệ, có được ưu thế thương mại hoặc né tránh quy luật ảnh hưởng thuế quan.

Mỹ từ lâu vẫn lên án Bắc Kinh có liên quan đến việc thao túng đồng Nhân dân Tệ.

Sau cuộc hội đàm Trump – Tập và sau vòng đàm phán mặt đối mặt lần thứ 4 giữa 2 nước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Dịch Cương cho biết, Trung Quốc cam kết “tuyệt đối sẽ không lấy tỉ giá hối đoái để làm mục đích cạnh tranh, cũng không dùng tỉ giá hối đoái để nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc hoặc dùng để làm công cụ trong tranh chấp thương mại”.

Tuy nhiên, tờ New Yorks Times đưa tin, quy tắc kiểm soát tỉ giá hối đoái đồng Nhân dân Tệ mà ông Dịch Cương nói cũng giống như những gì mà từ lâu Trung Quốc đã hứa hẹn. Còn Bloomberg News nói rằng, Dịch Cương và các quan chức cấp cao của chính phủ Trung Quốc đã né tránh nhắc tới việc Trung Quốc cam kết giữ ổn định tỉ giá hối đoái.

Quyền sở hữu trí tuệ

Việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc cải thiện vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng là nội dung quan trọng trong đàm phán, bởi vì công ty Trung Quốc thường sẽ sao chép hoặc đánh cắp sở hữu trí tuệ từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Hội nghị Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc hồi tháng 3 vừa qua đã phê chuẩn dự luật đầu tư nước ngoài mới, chính phủ Trung Quốc tuyên bố luật mới này sẽ đảm bảo tất cả các công ty đăng ký hoạt động tại Trung Quốc được đối đãi công bằng. Nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn giữ thái độ cảnh giác. Họ lo lắng luật mới này chỉ là một ý đồ chứ không phải là một bộ luật cụ thể; đồng thời do bản thân dự luật dùng những từ chung chung và mơ hồ, nên các doanh nghiệp lo lắng luật này sẽ được diễn giải theo ý mà Trung Quốc muốn.

Bên cạnh đó, những nhân sĩ phe diều hâu trong thương mại của Washington cũng biểu thị sự lo lắng về vấn đề Trung Quốc trợ cấp doanh nghiệp quốc hữu, họ cho rằng việc này sẽ cản trở cạnh tranh, và cho phép Trung Quốc phát triển các ngành mang tính chiến lược.

“Luật an ninh mạng”

Thứ Năm tuần trước (28/3), một số nhân sĩ nắm rõ tình hình đã tiết lộ với Nhật báo Phố Wall (WSJ) rằng, trong vòng đàm phán trước đó, quan chức cấp cao Trung – Mỹ đã bỏ ra nhiều thời gian để thảo luận về đề án mở cửa điện toán đám mây được Trung Quốc đề xuất, trọng điểm của tranh luận là “Luật an ninh mạng” của Trung Quốc.

Trong bộ luật này, các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc, dù là trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, năng lượng, v.v, đều bị yêu cầu lưu trữ dữ liệu của mình tại Trung Quốc và nhiều tình huống bắt buộc phải mua máy chủ, bộ định tuyến, thiết bị và sản phẩm khác của nhà cung cấp Trung Quốc, công ty nào không tuân thủ thì sẽ bị rút giấy phép kinh doanh.

Đoàn đàm phán Mỹ do ông Robert Lighthizer dẫn đầu luôn gây áp lực cho Bắc Kinh, yêu cầu Bắc Kinh nới lỏng hạn chế đối với nhà cung cấp điện toán đám mây, dịch vụ công nghệ cao và luồng dữ liệu xuyên biên giới của Mỹ, đây cũng là nội dung mà các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm.

Huệ Anh

Xem thêm: