Mỹ bắt đầu thực thi “Đạo luật Ngăn chặn Cưỡng bức Lao động Người Duy Ngô Nhĩ” (UFLPA) vào ngày 21/6. Đồng thời, Bộ An ninh Nội địa đã đưa ra các chiến lược liên quan vào ngày 17. Về vấn đề này, các thương hiệu kinh doanh và nhà sản xuất hợp đồng hoạt động ở Trung Quốc ứng phó như thế nào? ĐCSTQ đối mặt với làn sóng chuỗi cung ứng toàn cầu phản đối lao động nô lệ như thế nào? Tác động sâu sắc luật này của Mỹ là gì?

Embed from Getty Images

Một công nhân đang thu hoạch bông ở Tân Cương vào năm 2006 (Ảnh: Servais Mont/ Getty Images)

Vào ngày 17/6, Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã công bố “Chiến lược Ngăn chặn Nhập khẩu Hàng hóa Sử dụng Lao động Cưỡng bức Khai thác, Sản xuất hoặc Chế tạo tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (gọi tắt là “Chiến lược”).

UFLPA cấm nhập khẩu vào Mỹ hàng hóa được sản xuất ở khu vực Tân Cương, hoặc của một số thực thể nhất định được xác định trong Chiến lược, trừ khi nhà nhập khẩu có thể cung cấp bằng chứng rõ ràng và thuyết phục rằng hàng hóa không được sản xuất thông qua lao động cưỡng bức.

Sau ngày 21/6, Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) của Bộ An ninh Nội địa Mỹ sẽ thực hiện thẩm quyền của mình theo luật hải quan để giam giữ, loại trừ hoặc tạm giữ và tịch thu các lô hàng thuộc phạm vi của đạo luật UFLPA. Và tiếp tục đảm bảo rằng hàng hóa hợp pháp vào Mỹ một cách hiệu quả nhất có thể, bao gồm cả việc tổ chức các cuộc họp giao ban trong những ngày tới để giúp ngành công nghiệp hiểu rõ nghĩa vụ của mình theo luật.

Ngày 17/6, DHS cũng kêu gọi các nhà nhập khẩu tuân theo các hướng dẫn hoạt động do CBP ban hành vào ngày 13/6 và tuân theo chiến lược của đạo luật UFLPA, nhằm đảm bảo rằng hàng hóa của họ hoàn toàn tuân thủ và có thể được nhập khẩu vào Mỹ. DHS và CBP cũng đã phát hành các nguồn bổ sung để đảm bảo tuân thủ, bao gồm các câu hỏi thường gặp và thông tin liên hệ để giải đáp thắc mắc.

Ẩn giấu trong các chi tiết

Trước khi thực thi “Đạo luật Ngăn chặn Cưỡng bức Lao động Người Duy Ngô Nhĩ” (UFLPA) vào ngày 21/6, một số thương hiệu đa quốc gia đã đưa ra nhiều yêu cầu khác nhau đối với các nhà sản xuất theo hợp đồng nhằm né tránh bông Tân Cương.

Ông Vương làm việc cho một doanh nghiệp có nguồn vốn từ Đài Loan, chuyên sản xuất các nhãn hiệu quần áo thể thao ở Mỹ và Đức, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng: “Đức hiện là ‘đơn vị mua sắm chỉ định’, họ muốn chúng tôi phải mua một nhãn hiệu vải sợi carbon pha trộn của Mỹ.”

Chỉ định mua và chuyển dịch dây chuyền sản xuất là để cố gắng tránh xuất hiện Trung Quốc trên giấy chứng nhận xuất xứ xuất trình trong tờ khai hải quan, nhưng nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất vẫn không thể tách rời khỏi sản xuất tại Trung Quốc.

Theo thống kê của Hiệp hội Bông Trung Quốc, sản lượng bông hàng năm của Tân Cương đạt khoảng 5 triệu tấn, chiếm hơn 80% sản lượng bông của Trung Quốc.

Một đôi giày hàng đầu sẽ được ra mắt tại Mỹ vào mùa xuân tới, sử dụng cao su và keo từ Indonesia hoặc Malaysia, cũng như hỗn hợp vải và nhựa từ Trung Quốc, được gia công tại các nhà máy ở Việt Nam. Nhưng liệu những loại vải pha trộn này có thực sự tránh được bông đến từ Tân Cương?

Ông Vương nói: “Hầu hết bông của Trung Quốc đến từ Tân Cương, nhà cung cấp Giang Tô nhập nguyên liệu để gia công sẽ dùng bao nhiêu bông từ Tân Cương? Thực sự không có bông Tân Cương nào cả? Nếu muốn nhà sản xuất chịu trách nhiệm kiểm tra nguồn gốc của chuỗi cung ứng cấp 2, thậm chí cấp 3, điều này quá là vạch lá tìm sâu!”

3 điểm trong thực thi pháp luật: bông, polysilicon, cà chua

Vào ngày 13/6, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) đã ban hành các hướng dẫn thực thi liên quan, chỉ ra rằng bông, polysilicon, nguyên liệu chính cho các tấm pin mặt trời và cà chua đều là những mặt hàng có nguy cơ cao do lao động cưỡng bức ở Tân Cương sản xuất, và chúng cũng là trọng tâm của giai đoạn đầu của việc thực thi pháp luật. Nhưng các biện pháp liên quan không chỉ giới hạn ở 3 mặt hàng này. Đạo luật này thực chất bao hàm tất cả các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Lần đầu tiên, “Đạo luật Ngăn chặn Cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ”  nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu cụ thể của một khu vực ở một quốc gia đơn lẻ, yêu cầu các nhà nhập khẩu phải “tự chứng nhận sự vô tội của họ” và chủ động cung cấp các bằng chứng “rõ ràng và thuyết phục” rằng chuỗi cung ứng sản phẩm không liên quan đến lao động cưỡng bức ở Tân Cương, nếu không hàng hóa có thể bị giam giữ.

Các hướng dẫn trên chỉ ra rằng CBP chấp nhận 5 loại giấy chứng nhận mua sắm, danh sách và các tài liệu khác bao gồm thông tin hệ thống thẩm định, thông tin theo dõi chuỗi cung ứng và thông tin về các biện pháp quản lý chuỗi cung ứng; các nhà nhập khẩu cũng cần chứng minh rằng hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc không phải là toàn bộ hoặc một phần liên quan đến lao động cưỡng bức khai thác, sản xuất hoặc chế tạo, cũng có khả năng cần cung cấp sơ đồ quy trình thu mua chuỗi cung ứng.

Nhà đầu tư Mỹ và các nhóm lao động Mỹ có thái độ khác nhau

Ông Douglas Barry, phó chủ tịch kiêm phát ngôn viên của Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Trung Quốc, nói với RFA rằng hướng dẫn không nói đầy đủ chi tiết về 5 loại bằng chứng được đưa trong đó, việc thực hiện các hướng dẫn một tuần sau khi chúng được công bố là quá vội vàng, cũng sẽ làm tăng thách thức đối với chuỗi cung ứng.

Bà Allison Gill, giám đốc chương trình của Diễn đàn Quyền Lao động Quốc tế, một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Washington chịu trách nhiệm ngăn chặn lao động cưỡng bức, tin rằng các công ty đa quốc gia có gần nửa năm để chuẩn bị sau khi các luật liên quan có hiệu lực, việc yêu cầu các công ty đa quốc gia phải hiểu rõ tất cả các quy trình của chuỗi cung ứng không phải là quá đáng.

Bà mong đợi và tiếp tục quan sát mức độ thực thi ở Mỹ, đây là một khởi đầu tốt cho quá trình thẩm định chuỗi cung ứng mà các nhóm lao động đã thúc đẩy từ lâu.

Các nhóm nhân quyền thúc đẩy các tiêu chuẩn quốc tế thẩm tra nhân quyền

Bà Gill không muốn các sản phẩm bị Mỹ từ chối lại đến châu Âu hoặc các nước khác, nói rằng Diễn đàn Quyền Lao động Quốc tế sẽ thúc đẩy việc thiết lập một bộ tiêu chuẩn thương mại quốc tế để kiểm tra chuỗi cung ứng bắt buộc.

Ngay từ năm 2012, Liên Hợp Quốc đã đề xuất “Nguyên tắc Hướng dẫn về Kinh doanh và Nhân quyền” không ràng buộc về trách nhiệm thẩm tra. Tuy nhiên, theo người phát ngôn của Trung tâm Kinh doanh & Nhân quyền (Business&Human Rights Resource Centre), nơi theo dõi hơn 100 công ty đa quốc gia lớn trên thế giới, hơn 81% công ty đa quốc gia hiện không tiết lộ thông tin chuỗi cung ứng cấp 2; khoảng một nửa không tiết lộ thông tin chuỗi cung ứng cấp 1.

Mức độ thực thi pháp luật nghiêm ngặt đối với Sự nghiêm minh của việc thực thi “Đạo luật Ngăn chặn Cưỡng bức Lao động Người Duy Ngô Nhĩ”, có tác động lớn đến việc các quốc gia trên thế giới hiểu được luồng thông tin trong các chuỗi cung ứng công nghiệp khác nhau.

Trước đó, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã nhấn mạnh rằng họ sẽ tiếp tục thực thi nghiêm ngặt lệnh cấm đối với các công ty Mỹ và các nhà sản xuất Trung Quốc trong Danh sách Thực thể Công nghiệp. Đồng thời sẽ công bố một danh sách thực thể hoàn chỉnh hơn, Quốc hội Mỹ sẽ đưa ra điều chỉnh định kỳ hàng năm.

Trung Quốc đưa ra “tiêu chuẩn Trung Quốc” cho bông Tân Cương

Hiệp hội Bông Trung Quốc vào giữa tháng Ba đã thông báo rằng sẽ bắt đầu thực thi “Hướng dẫn Tiêu chuẩn Nhóm cho Dự án Sản xuất Bông Bền vững ở Trung Quốc”. Có thể thấy rõ những nỗ lực nhằm thiết lập các tiêu chuẩn của Trung Quốc về sản xuất bông “bền vững“. Bộ tiêu chuẩn này cũng tâng bốc sự tôn trọng lao động và bảo vệ quyền lao động.

Điều đáng chú ý là Tập đoàn Esquel Hồng Kông (Esquel Group), công ty mẹ của Công ty Dệt may Changji Esquel Tân Cương, có tên trong danh sách thực thể bị trừng phạt của Bộ Thương mại Mỹ, cũng là một trong 15 nhà sản xuất đầu tiên đăng ký dự án “Phát triển Bền vững Bông Trung Quốc”.

Ông Ilshat H. Kokbore, Chủ nhiệm Ban Các vấn đề Trung Quốc của Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, cho rằng cố gắng thiết lập các tiêu chuẩn Trung Quốc là một chiến thuật phổ biến của ĐCSTQ, nhưng sự tín nhiệm của Trung Quốc từ lâu đã bị cho là phá sản trong cộng đồng quốc tế. Từ Biển Đông đến Hồng Kông, ĐCSTQ không coi trọng các hiệp ước hay quy phạm quốc tế.