Dân số Trung Quốc chưa đến 20% dân số thế giới, nhưng nước này dự trữ hơn một nửa lượng ngô và các loại ngũ cốc khác của thế giới. Điều này có thể khiến giá ngũ cốc tăng mạnh và gây ra nạn đói ở nhiều quốc gia hơn. Chuyện này diễn ra như thế nào?

shutterstock 283168115 e1626829617707
Việc Trung Quốc đột nhiên nhập khẩu quy mô lớn ngũ cốc trong hai năm qua đã mang đến sự bất ổn lớn và ẩn chứa nhiều lo lắng cho cộng đồng quốc tế. (Nguồn: Swapan Photography/ Shutterstock)

Kết quả điều tra của báo chí bên ngoài Trung Quốc cho thấy sự suy giảm nông nghiệp của Trung Quốc và quan hệ bế tắc với Mỹ, Úc và các nước phương Tây khác đã khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải âm thầm tích trữ lương thực để đề phòng bất trắc.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ước tính đến nửa đầu năm 2022, Trung Quốc sẽ có 69% dự trữ ngô, 60% gạo và 51% dự trữ lúa mì của thế giới.

Ngày 22/12, tờ Nikkei Asia đưa tin Tập đoàn Lương thực Trung Quốc (COFCO) là công ty chế biến thực phẩm quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc. Công ty này vận hành 310 kho lương thực cỡ lớn ở Cảng Đại Liên, tại đó dự trữ các loại đậu và ngũ cốc thu thập ở trong nước Trung Quốc, sau đó sẽ vận chuyển đến các nơi trên toàn quốc bằng đường sắt hoặc tàu thủy.

Hồi tháng 11, ông Tần Ngọc Vân (Qin Yuyun), Cục trưởng Cục Dự trữ Ngũ cốc của Trung Quốc, cho biết dự trữ ngũ cốc trong nước được duy trì ở “mức cao trong lịch sử”.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan của Trung Quốc, năm ngoái, nhập khẩu thực phẩm (không bao gồm đồ uống) của Trung Quốc là 98,1 tỷ USD, gấp 4,6 lần so với 10 năm trước. Từ tháng 1 đến tháng 9/2021, con số này cũng đạt mức cao nhất với dữ liệu so sánh kể từ năm 2016.

Trong 5 năm qua, ĐCSTQ đã mua rất nhiều lương thực từ Mỹ, Brazil và các nước cung cấp khác, và nhập khẩu đậu nành, ngô và lúa mì đã tăng gấp 2-12 lần. Nhập khẩu thịt bò, thịt lợn, các sản phẩm từ sữa và trái cây đã tăng từ 2 đến 5 lần.

Theo phân tích của Nikkei, dự trữ lương thực của ĐCSTQ đã tăng khoảng 20% ​​trong 10 năm qua, điều này cho thấy rõ ràng việc ĐCSTQ tiếp tục tích trữ lương thực vì sản lượng trong nước không đủ.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia của ĐCSTQ, sản lượng ngũ cốc như gạo và lúa mì và diện tích canh tác cây trồng nông nghiệp của Trung Quốc giảm vào năm 2015 sau khi đạt đỉnh. Nikkei dẫn lời ông Goro Takahashi, một chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc và là giáo sư danh dự tại Đại học Aichi, Nhật Bản cho biết: “Sự phân tán đất nông nghiệp và ô nhiễm đất ở Trung Quốc đã dẫn đến sản xuất kém hiệu quả, cùng với làn sóng lao động nông thôn nhập cư tràn vào các thành phố, sản xuất lương thực sẽ tiếp tục trì trệ.”

Ngoài việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, ĐCSTQ cũng tiến hành một số lượng lớn các hoạt động mua bán ở nước ngoài. Ví dụ, năm 2021, Công ty Vạn Châu Quốc tế (WH Group) đã mua lại một công ty chế biến thịt của Châu Âu; năm 2019, Tập đoàn công nghiệp Y Lợi Nội Mông (Yili Group) đã mua lại một công ty sữa lớn của New Zealand.

Người Trung Quốc đã trải qua tình trạng thiếu lương thực trong những thảm họa nhân tạo do ĐCSTQ tạo ra (từ năm 1959 đến năm 1961, ĐCSTQ gọi một cách giả tạo rằng đó là “thiên tai”). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh lương thực, ông nói: “Thế hệ chúng tôi ít nhiều đều có ký ức về việc ăn không no và đói”.

Theo phân tích của Nikkei, trong suốt lịch sử, tình trạng thiếu lương thực đã nhiều lần khiến người dân có nhiều xáo động, từ đó lật đổ vương triều. Khi mối quan hệ của ĐCSTQ với Mỹ và Úc trở nên xấu đi, ĐCSTQ hiện đang đối mặt với tình trạng không chắc chắn về lương thực và đây có thể là lý do tại sao ĐCSTQ đã tăng dự trữ lương thực của mình.

Nikkei cũng cho rằng việc tích trữ lương thực của ĐCSTQ là nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá lương thực ở khắp mọi nơi. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, chỉ số giá lương thực trong tháng 11 cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 30%. Giám đốc Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Thực phẩm Nhật Bản Akio Shibata cho biết: “Hành vi tích trữ của Trung Quốc (ĐCSTQ) là một trong những nguyên nhân làm tăng giá lương thực.

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: