Đối mặt với cáo buộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs) và “diệt chủng”, gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phản bác thông qua một loạt video ghi lại cảnh người Duy Ngô Nhĩ ca ngợi ĐCSTQ và lên án Mỹ. Thực hư những video đó là thế nào?

shutterstock 14433656031
Hình ngày 27/4/2019 tại trại cải tạo của người Duy Ngô Nhĩ ở Hotan Tân Cương (Nguồn: Shutterstock)

Ngày 20/5 hãng tin AP cho biết, tháng Giêng năm nay, họ có được thông tin giới chức cấp cao ĐCSTQ lệnh cho các cơ quan chính quyền ở Karamay – Tân Cương, yêu cầu mỗi cơ quan tìm một người Duy Ngô Nhĩ thông thạo tiếng phổ thông Trung Quốc để quay video dài một phút phản ứng trước cái gọi là “phát biểu chống Trung Quốc” của cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Không chỉ yêu cầu tìm người Duy Ngô Nhĩ biểu diễn, chỉ thị còn viết cả nội dung kịch bản để thể hiện thái độ rõ ràng về nhận xét của ông Pompeo, chẳng hạn như “Tôi kiên quyết phản đối những phát biểu chống Trung Quốc của Pompeo, tôi rất tức giận với những nhận xét này; ngoài ra để bày tỏ tình yêu của bạn đối với ĐCSTQ, đất nước, và Tân Cương (có thể tuyên bố tôi là người Trung Quốc, tôi yêu đất nước, cảm thấy hạnh phúc trong công việc và cuộc sống…)”.

Vào ngày cuối cùng của nhiệm kỳ chính quyền Trump năm nay, ông Pompeo đã giáng một đòn nặng vào ĐCSTQ khi xác định tổ chức đó thực hiện “thanh lọc sắc tộc và tội ác chống lại loài người” đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương.

Hãng tin AP không thể xác minh tính xác thực của văn bản này một cách độc lập, nhưng người đã cung cấp cho AP ảnh chụp tài liệu liên quan là một người bạn của nhà ngôn ngữ học Duy Ngô Nhĩ Firdavs Drinov, người đó có được thông tin từ bạn thân làm việc trong chính quyền Karamay.

Ba ngày sau khi hãng tin AP nhận được tài liệu, Derinov và người bạn bị bắt. Giới chức Tân Cương xác nhận vấn đề này rằng Drinov đã bị bắt vì tình nghi “bịa đặt và công bố thông tin sai sự thật” và “kích động chia rẽ”, hiện đang bị giam giữ chờ xét xử. Năm 2015, nhà ngôn ngữ học Drinov từng đại diện cho Trung Quốc tham gia đào tạo cho cuộc thi Olympic Ngôn ngữ Quốc tế.

ABC News ở Úc dẫn lời nhà hoạt động nhân quyền ở Tân Cương là Tahir Imin (đã trốn khỏi Trung Quốc vào năm 2017), nói rằng do việc kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt ở Tân Cương nên những đoạn băng video này gần như chắc chắn được ĐCSTQ lên kế hoạch cẩn thận và cưỡng chế thực hiện. “Họ cơ bản không biết ông Pompeo, làm sao có thể biết được Pompeo nói gì về Tân Cương”, ông Tahir Imin cho hay.

Giới truyền thông quốc tế đã đưa ra nhiều bằng chứng cáo buộc ĐCSTQ giam giữ hơn triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung, nhưng ĐCSTQ luôn bác bỏ. Gần đây, ĐCSTQ tung ra hàng chục video quay cảnh người Duy Ngô Nhĩ ca ngợi ĐCSTQ, giận dữ lên án ông Pompeo. Những đoạn phim này được ĐCSTQ chính thức sử dụng để trình chiếu trong nhiều cuộc họp báo đối ngoại.

Albert Zhang, một nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, cho biết: “Những đoạn video này dường như giả mạo, quan trọng là ĐCSTQ đang có nhu cầu về những video như vậy”.

Ông Từ Quý Tương (Xu Guixiang) – Phó Ban Tuyên truyền Tân Cương – không phủ nhận tính xác thực của chỉ thị này, nhưng nói rằng những đoạn phim được thực hiện tự nguyện. “Điều này không do chính phủ thực hiện, nhiều người tự quay những đoạn phim đó… Phát biểu chống Trung Quốc của Pompeo đã gây bất bình mạnh mẽ trong các nhóm dân tộc ở Tân Cương”, quan chức này cho hay.

Trước đó, nhiều tổ chức truyền thông bên ngoài đưa tin, ĐCSTQ đã thuê “diễn viên Duy Ngô Nhĩ” để ca ngợi ĐCSTQ. Ví dụ, tại cuộc họp báo của Trung Quốc vào ngày 29/3/2021 có một người Duy Ngô Nhĩ là Tahei Rijiang xuất hiện, tự xưng đã học ở Trung tâm Giáo dục Tân Cương, tại đó đã học được những kiến thức về quản lý doanh nghiệp và về luật pháp, tuyên bố của phương Tây (về trại tập trung) hoàn toàn sai lầm.

Nhưng trò hề của ĐCSTQ đã bị công luận phanh phui bằng một video tuyên truyền sáng nghiệp khác do Tân Hoa xã Trung Quốc thực hiện vào tháng Bảy năm ngoái. Trong video, Tahei Rijiang tuyên bố tốt nghiệp Đại học Phúc Đán và kể về hành trình khởi nghiệp “hoành tráng” của bản thân…

Theo Từ Giản, Epoch Times

Xem thêm: