Gần đây, ĐCSTQ đã mạnh tay đàn áp hiện tượng “cộng đồng người hâm mộ”, Văn phòng quản lý an ninh mạng trung ương Trung Quốc vào ngày 27 đã ra thông báo yêu cầu bỏ danh sách các nghệ sĩ nổi tiếng. Học giả Hồng Kông Triệu Thiện Hiên (Gavin Chiu Sin-hin) đã chỉ ra rằng đây là sự tái hiện của hai phong trào của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là phong trào “chống ô nhiễm tinh thần” và “chống tự do hóa giai cấp tư sản”

Triệu Vy 1
Ngô Diệc Phàm, Triệu Vy, Trương Triết Hạn (Nguồn: Ảnh ghép chụp màn hình và Shutterstock)

Không quên ý nguyện ban đầu, kinh tế chết dần chết mòn

Tại sao ông Tập Cận Bình lại khai tử thành quả của 40 năm cải cách và mở cửa kinh tế của ĐCSTQ? Ông Triệu Thiện Hiên cho rằng Marx tạo ra lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản, vì vậy họ của Đảng Cộng sản là họ Marx, và ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng “không quên ý nguyện ban đầu“. Mặc dù nhiều năm qua, nhiều người cho rằng ông Tập chỉ là làm trò mà thôi, nhưng ông Triệu tin chắc rằng ông Tập sẽ “không quên ý nguyện ban đầu” và thực hiện nó bằng hành động. “Hiện tại quả đúng là như thế, ‘lăng trì kinh tế’ mỗi ngày đều diễn ra ở Trung Quốc Đại Lục, các ngành nghề khác nhau đều bị cắt ra”.

Ông Triệu Thiện Hiên chỉ ra rằng theo cơ sở lý luận của Đảng Cộng sản, trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa lần thứ nhất ở Trung Quốc, khi đó Trung Quốc vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền tảng yếu kém và khó có thể đạt được thành công ai ai cũng giàu có. Tuy nhiên hiện nay sau 40 năm cải cách và mở cửa, kinh tế Trung Quốc hiện đã bước sang “tiểu khang” (bước vào một xã hội khá giả) và trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình.

Nói cách khác, ông Tập Cận Bình cho rằng Trung Quốc hiện có một nền tảng vững chắc và việc đạt được sự giàu có bình đẳng là hoàn toàn khả thi. Đặc biệt, 40 năm cải cách mở cửa đã làm cho nhiều người trở nên giàu có và giờ đây là lúc tái phân phối của cải xã hội, vì vậy “lăng trì kinh tế” đã xuất hiện.

Ông Triệu Thiện Hiên lấy ví dụ về ngành giáo dục bổ túc (dạy thêm, học thêm bên ngoài nhà trường) và chỉ ra, chính quyền ra lệnh một tiếng, ngành giáo dục bổ túc mỗi năm tổn thất lên đến 550 tỷ nhân dân tệ, và kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán như New Oriental và Goodbaby International đã giảm hơn 70%. Đặc biệt, Thượng Hải luôn là cơ sở đào tạo trọng điểm, sách giáo khoa tiếng Anh có ở khắp nơi, nhưng theo lệnh của chính quyền, toàn bộ sách giáo khoa tiếng Anh đã bị dỡ bỏ khỏi kệ.

Ông Triệu cho biết, người Trung Quốc từ đây về sau muốn “tự tin về văn hóa” chỉ có thể học Trung văn, người nước ngoài cũng phải học Trung văn.

Không chỉ có ngành giáo dục chịu ảnh hưởng của “lăng trì kinh tế”, còn có ngành công nghiệp rượu, ngành nghệ thuật biểu diễn, ngành công nghiệp điện ảnh, v.v. Ông cho rằng điều này không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc Đại Lục, mà ngay cả Hồng Kông, mảnh đất nhỏ bé với 7 triệu dân, người dân cũng ở đó cũng bị ảnh hưởng.

Phong trào song phản

Ông Triệu Thiện Hiên cho rằng động cơ đằng sau việc “lăng trì kinh tế” tương tự như tính chất của 2 phong trào xảy ra ở những năm 1980 ở Trung Quốc: Một là phong trào “chống ô nhiễm tinh thần“, và một cái nữa là “chống tự do hóa giai cấp tư sản”. Và nó được gọi chung là phong trào song phản. Ông Hồ Diệu Bang chính vì phong trào song phản mà bị hạ đài. 

Ông nói rằng đã có “ô nhiễm tinh thần” phương Tây trong thời kỳ cải cách và mở cửa, vì vậy ý ​​nguyện ban đầu của ông Tập Cận Bình là chống lại “ô nhiễm tinh thần“, bao gồm cả việc người dân không thể đi hát karaoke để hát các bài hát chống chính phủ, và họ không thể hát những bài hát châm biếm các tệ nạn hiện nay, không được phép tuyên dương những bài hát có ý thức xấu, công chúng thậm chí không được chơi game, và nhà phát triển game Tencent cũng không được dựng lên hình ảnh Nhạc Phi. Nhạc Phi là anh hùng dân tộc, hình tượng của ông phải do đảng định tính, người dân không thể tự làm.

Ông Triệu Thiện Hiên chỉ ra, các ngành nghề khác nhau liên tiếp bị tấn công, thực ra chính là sự tiếp nối của phong trào song phản, và là một biểu hiện của “lăng trì kinh tế”.

Thần tượng chỉ có thể là lãnh tụ vĩ đại

Ngày 27/8, Đài CCTV đưa tin về thông báo của Văn phòng quản lý không gian mạng trung ương ĐCSTQ, cho biết sẽ tăng cường quản lý “cộng đồng người hâm mộ”, điều đầu tiên là hủy bỏ danh sách minh tinh, nghệ sĩ. Ông Triệu Thiện Hiên cho rằng đây là đặc trưng rõ ràng nhất của phong trào chống “ô nhiễm tinh thần”, “chống tự do hóa giai cấp tư sản” của ĐCSTQ. 

Ông phân tích, thần tượng là do người hâm mộ sùng bái, nhưng trước mặt ĐCSTQ thì không thể có thần tượng khác. Bởi vì theo kim chỉ nam “Tư tưởng Tập Cận Bình“, thì nhất định phải nghe theo và làm theo đảng, ngoại trừ Tập Cận Bình ra thì không thể có thần tượng nào khác.

“Hãy nhìn xem Bắc Triều Tiên, sẽ không sùng bái các thần tượng khác, chỉ sùng bái ông cháu 3 thế hệ gia tộc họ Kim, một dân tộc, một thần tượng và một nhà lãnh đạo. Đây là con đường không quên ý nguyện ban đầu ắt phải đi.” Chính vì vậy, Triệu Vy bị xóa tên trong tất cả phim chỉ trong một đêm, thậm chí không thể có mặt trên bảng xếp hạng thần tượng. Có xếp hạng nghĩa là mọi người có thần tượng trong lòng, và có thần tượng trong lòng là bất kính với lãnh đạo. 

Điều 4 của “Thông báo” nêu rõ cần quy phạm các tài khoản của cộng đồng người hâm mộ và kiểm soát chặt chẽ các tài khoản câu lạc bộ những người ủng hộ. Ông Triệu Thiện Hiên cho rằng trước mặt tổ chức khổng lồ ĐCSTQ này, không thể có tổ chức nào khác, tất cả các tổ chức đều phải gia nhập đảng và thiết lập chức danh bí thư, mọi việc đều do đảng lãnh đạo. Nếu không, một khi lượng người hâm mộ tăng lên, thì sẽ thách thức quyền lực của đảng, điều này không được đảng cho phép. Giống như tất cả các tổ chức tín ngưỡng và tôn giáo ở Trung Quốc, họ phải do đảng lãnh đạo.

Điều 7 của “Thông báo” quy định không được dẫn dắt người hâm mộ tiêu dùng. Ông Triệu Thiện Hiên chỉ ra rằng đây sẽ là ngày tàn của những người nổi tiếng trên Internet, bởi vì những người nổi tiếng trên Internet dựa vào việc “mang theo hàng hóa” (quảng bá) và nhận thưởng kiếm tiền. Theo quy định này, thu nhập của những người nổi tiếng trên Internet sẽ bị giảm đáng kể.

Nội dung của Điều 10 là quy phạm các hành vi tiếp ứng gây quỹ. Ông Triệu Thiện Hiên cho rằng điều này là muốn nói với người hâm mộ rằng đừng lãng phí tiền bạc, “bởi vì từng xu đều quan trọng”, “để đảm bảo rằng ĐCSTQ vạn thế bất diệt, hai cái ‘sự nghiệp trăm năm’, thì tiền của bạn làm sao có thể dùng lung tung”. Ông nói tiếp, đối với ĐCSTQ, tiền của nhân dân tích lũy được qua cải cách và mở cửa thực sự không phải là tiền của nhân dân. “Là ĐCSTQ tạm thời để trong túi của bạn, một khi quốc gia có nhu cầu, đảng có nhu cầu, thì có thể gom lại bất cứ lúc nào.”

Phân tích từ góc độ lý luận, ông cho rằng sùng bái thần tượng là một nét văn hóa của phương Tây. Sự tồn tại của thần tượng và người hâm mộ là dựa trên “tự do“. Ví dụ, năm xưa ở Hồng Kông có “tứ đại thiên vương” (Lê Minh, Trương Học Hữu, Quách Phú Thành và Lưu Đức Hoa), người hâm mộ có thể đuổi theo các ngôi sao dựa vào sở thích riêng của họ. Nhưng vấn đề “tự do” là sản phẩm của giai cấp tư sản, và “người dân Trung Quốc không nên có những quyền tự do này. Người dân Trung Quốc chỉ có thể nghe và đi theo đảng.”

Vì vậy, ông Tập Cận Bình không được quên ý nguyện ban đầu của mình và làm mạnh việc “chống ô nhiễm tinh thần” và “chống tự do hóa giai cấp tư sản“, khiến cho người Trung Quốc chỉ có một thần tượng trong lòng và đó là vị lãnh tụ vĩ đại.

Lý Hoài Quất, Vision Times

Xem thêm: ‘Tôn giáo’ và ‘tu luyện’ – cuộc đàn áp Pháp Luân Công nhìn từ góc độ này