Kỷ niệm 70 năm đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập chính quyền ( hay 70 năm ngày quốc khánh Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa), ĐCSTQ sẽ “đặc xá một bộ phận tội phạm”, tuy nhiên thông báo chính thức của chính quyền lại chưa nói rõ loại hình tội phạm nào sẽ được “đặc xá”. Còn trong số những tội phạm chiến tranh được “đặc xá” trước năm 1966, rất nhiều người đã bị đấu tố đến chết. 

Embed from Getty Images

Ngày 25/6, Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc tiến hành bàn bạc về dự thảo quyết định đặc xá bộ một bộ phận tội phạm nhân dịp 70 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền. 

Nếu dự thảo đề án này được thông qua, đây sẽ là lần “đặc xá” thứ 9 kể từ khi đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập chính quyền đến nay. Từ năm 1959 đến năm 1966, ĐCSTQ đã từng 7 lần “đặc xá”. Đối tượng đều là “tội phạm chiến tranh” đang bị giam giữ, bao gồm những người thuộc Quốc dân đảng, Mãn Châu quốc, nhân sĩ thuộc chính phủ liên hợp tự trị Mông Cương. 

Tuy nhiên, những tội phạm chiến tranh này trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá này, rất nhiều người đã bị ĐCSTQ đấu tố, thậm chí đấu tố đến chết. Ví dụ như tướng lĩnh quân Quốc dân đảng, cựu Tư lệnh viên Vương Diệu Võ, là những tướng lĩnh của Quốc dân đảng được “đặc xá” lần đầu tiên vào năm 1959, tuy nhiên sau khi Cách mạng Văn hoá bùng nổ, đã thường xuyên bị lôi ra đấu tố. Một ngày năm 1968, tội hội nghị đấu tố, Vương Diệu Võ nhìn thấy người cũng bị đấu tố là Khang Trạch bị Hồng vệ binh đánh đến nỗi bán sống bán chết, làm cho bệnh tim của ông phát tác, sau đó ông qua đời tại bệnh viện ở Bắc Kinh, hưởng thọ 64 tuổi. Vợ của Vương Diệu Võ cũng bị Hồng vệ binh chỉnh đốn đến phát điên. 

Lần đặc xá gần đây nhất của chính quyền ĐCSTQ là năm 2015, kỷ niệm 70 năm chiến tranh kháng Nhật thắng lợi. ĐCSTQ đã thả một số “tội phạm chiến tranh” và tội phạm tàn tật. 

Theo quy định của luật pháp ĐCSTQ, quyền lực “đặc xá tội phạm” thuộc về chức quyền của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, sau đó do Chủ tịch nước Trung Quốc công bố “lệnh đặc xá”. Nhưng 7 lần “đặc xá” trước, đều là do Toà án tối cao thực thi chiểu theo lệnh đặc xá của Chủ tịch nước, đến lần “đặc xá” thứ 8 năm 2015, về hình thức mới cho Uỷ ban Thường uỷ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc quyết định liệu có thực thi đặc xá hay không.

Điều đáng chú ý là, do sau khi Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ bị lật đổ trong Cách mạng Văn hoá, chức vụ Chủ tịch nước đã bị xoá bỏ, do đó, trong Hiến pháp Trung Quốc cũng xoá bỏ tất cả các quy định liên quan đến đặc xá. Đến năm 1982, sau khi khôi phục lại chức vụ Chủ tịch nước, ĐCSTQ mới đưa quy định liên quan vào trong Hiến pháp. 

Có cư dân mạng hỏi, kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ xây dựng chính quyền, “dự tính sẽ đặc xá ai đây?”

Không ít cư dân mạng nghi ngờ, ĐCSTQ bắt giữ những luật sư đòi quyền lợi thay cho người dân Đại lục, sau đó là tuyên án phạt tù, thực sự là vô pháp vô thiên; bây giờ họ lại chơi trò “đặc xá” để lừa ai đây?

Nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc Đại lục Chu Duy Lâm trả lời phỏng vấn của Epoch Times cho biết, bản thân chính quyền ĐCSTQ chính là thiếu tính hợp pháp, quan chức và tất cả các nhân viên công vụ bên dưới đều chưa từng nghĩ đến tính hợp pháp của hành vi của họ, đối với người dân chỉ là “tôi có thể đối đãi với anh thế nào, anh không thể đối đãi với tôi thế nào”.

Ông nói: “ĐCSTQ chơi trò đặc xá chính là xuất phát từ nhu cầu chính trị của họ, làm việc thì khoác lên tấm áo gọi là tính hợp pháp. Nhưng thực tế bản thân chính là không có tính hợp pháp, không những không có bầu cử có thực sự đúng nghĩa, mà còn đàn áp bóc lột công nhân nông dân.”

Ông nhấn mạnh, toàn bộ pháp luật ĐCSTQ đều là do ý chí của người đương quyền quyết định, quốc gia này không có trình tự pháp luật, chỉ có luật rừng ỷ mạnh hiếp yếu.

Một kỹ sư công nghệ thông tin tại Đại lục chia sẻ với tờ Epoch Times rằng, trong các nước văn minh, đặc xá phần nhiều dùng cho hoà giải chính trị và tha thứ tù nhân lương tâm. Nhưng ở Trung Quốc lại bị lạm dụng, trở thành trò hề pháp trị. 

Cũng có cư dân mạng nghi ngờ, mặc dù ĐCSTQ “đặc xá” không ít tướng lĩnh Quốc dân đảng, nhưng sau đó vẫn là bị ĐCSTQ chỉnh đốn đến chết trong Cách mạng Văn hoá, đây là đặc xá ư?

Cư dân mạng nói, năm nay sẽ đặc xá một nhóm “tội phạm”, còn phong trào Lục Tứ vẫn bị ĐCSTQ chụp mũ “bạo động”, những sinh viên và người dân thành phố vì đấu tranh dân chủ mà bị ĐCSTQ thảm sát vẫn bị chụp mũ “kẻ gây bạo động”, lại không được minh oan. 

Có không ít người dân cho rằng, bản thân chính quyền ĐCSTQ chính là căn cứ bồi dưỡng, sản sinh ra tội phạm, ví dụ như những “lão hổ lớn nhỏ” bị ĐCSTQ bắt giữ từ Đại hội 18 đến nay, ai cũng đề “phạm tội tham ô”, “tội thông gian”, nên việc “đặc xá” của ĐCSTQ thực sự có chút khôi hài. 

Bình luận viên thời sự Thạch Thực cho biết, luật pháp của ĐCSTQ kỳ thực chính là một công cụ để chỉnh đốn người khác của ĐCSTQ, nó có thể bắt giữ người ban hành luật pháp và chủ tịch nước, sau đó tiến hành đấu tố, khiến cho người đó chết oan. “ĐCSTQ đối với người lãnh còn như thế, bạn thử nghĩ xem, đối với người dân thông thường thì có việc gì là không làm được”.

Sau khi Cách mạng Văn hoá bùng nổ vào tháng 5/1966,  đến tháng 10/1966, đương nhiệm Chủ tịch nước khi đó là ông Lưu Thiếu Kỳ bị định tính là đại diện của “đường lối phản động của giai cấp vô sản”, sau đó bị định tính là “phản đồ”, “đặc vụ”, “thông đồng với nước ngoài”, “phần tử phản đảng” và bị lật đổ, bị đấu tố.

Ngày 12/11/1969, sau khi Lưu Thiếu Kỳ qua đời, nửa đêm ngày hôm sau, di thể của ông bị bí mật hoả thiêu. Khi tổ chuyên án đăng ký “Đơn hoả táng”, danh tính người hoả thiêu được viết là “Lưu Vệ Hoàng” là tên mà Lưu Thiếu Kỳ từng dùng, nghề nghiệp “không nghề nghiệp”, nguyên nhân tử vong “chết do bị bệnh”.

Thạch Thực nói, do hệ thống Tư pháp của ĐCSTQ không độc lập, hoàn toàn do ĐCSTQ lãnh đạo, do đó đảng uỷ các cấp và Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật các cấp chính chính là “lão đại” ở địa phương. Họ muốn chỉnh đốn ai, muốn tuyên án ai, thì đều là việc hết sức dễ dàng.

Trí Đạt

Xem thêm: