Thứ trưởng Bộ tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm Chủ nhiệm Văn phòng An ninh Mạng và Thông tin, ông Trang Vinh Văn mới đây đã tổ chức lớp đọc sách chuyên đề về học tập giáo dục lịch sử đảng. Truyền thông nhà nước đưa tin, tại lớp họp tập này đã đưa ra luận thuật mới về Cách mạng Văn hóa mà trước đây được được gọi là “kiếp nạn 10 năm”. 

1209141531171944
Tấm áp phích “đấu tố Lưu Thiếu Kỳ trong Cách mạng Văn hóa (năm 1968) (Ảnh: Wikipedia)

Theo tin đưa, ĐCSTQ thành lập chính quyền đến 27 năm kết thúc Cách mạng Văn hóa, mặc dù gặp nhiều trắc trở, nhưng đã giành được thành tựu khiến người ta chú ý, đã xác lập chế độ cơ bản của xã hội chủ nghĩa một cách toàn diện, cung cấp “kinh nghiệm quý báu, chuẩn bị lý luận, cơ sở vật chất” cho khởi đầu Trung Quốc đặc sắc chủ nghĩa xã hội thời kỳ mới.

ĐCSTQ đánh giá lại Cách mạng Văn hóa, ngoại giới lo lắng Cách mạng Văn hóa quay trở lại

Sau khi giới tuyên truyền lý luận ĐCSTQ đưa ra giản sử Đảng phiên bản mới năm 2021, đã tiến thêm một bước đánh giá lại về Cách mạng Văn hóa. Những người thuộc Mao tả reo hò ĐCSTQ đã xuất hiện “đột phá về chất” đối với đánh giá về Cách mạng Văn hóa và Mao Trạch Đông, nhưng cũng có nhiều người lo lắng ĐCSTQ lấy việc chúc mừng 100 năm thành lập Đảng để làm bước ngoặt chuyển tiếp nhanh chóng chuyển hướng tả. Họ lo lắng rằng Cách mạng Văn hóa sẽ quay trở lại.

Giáo sư danh dự Tống Vĩnh Nghị tại phân hiệu Los Angeles của Đại học bang California (California State University) cho rằng ông Tập Cận Bình muốn quay trở lại Cách mạng Văn hóa là “âm mưu không che giấu được”, ông Tập Cận Bình là có ý đồ thông qua việc lấy “bài học giáo huấn” Cách mạng Văn hóa chuyển thành “kinh nghiệm”, làm lẫn lộn giữa bài học giáo huấn và kinh nghiệm, từ đó trong cảm giác sai để tạo lại xã hội Cách mạng Văn hóa, bản thân ông ấy có thể trở thành “Tập Trạch Đông”. 

Ông Tống Vĩnh Nghị nói: “Tôi nghĩ, nói một cách đơn giản là ‘lòng dạ Tư Mã Chiêu, người ngoài đường cũng biết’. Tập Cận Bình muốn quay trở lại thời đại Mao Trạch Đông, chính là ông ta muốn làm kẻ độc tài giống Mao Trạch Đông. Hiện giờ vị trí của ông ta trong Bộ Chính trị đã không phải là tập thể lãnh đạo, mà là cá nhân đứng trên Bộ Chính trị, khi đó Mao Trạch Đông cũng đã làm được điểm này. Ngoài ra, ông ta muốn xây dựng một xã hội như thế nào ở Trung Quốc? Đương nhiên ông ấy muốn xây dựng một xã hội Cách mạng Văn hóa, hoặc một xã hội tương tự như Cách mạng Văn hóa. Ông ta muốn rút ra chính là câu nói đó của ông ta ‘kinh nghiệm quý báu’. Đối với chúng ta mà nói, Cách mạng Văn hóa không có cái gì là kinh nghiệm quý báu để chúng ta phải tiếp thu, nó là thứ phản diện. Ông ta muốn làm lẫn lộn bài học giáo huấn và kinh nghiệm, sau đó khiến người ta sinh ra một cảm giác sai và trong cảm giác sai đó, ông ta có thể quay trở lại Cách mạng Văn hóa, làm lại Tập Trạch Đông của ông ta. Tôi nghĩ đây chính là ‘lòng dạ Tư Mã Chiêu, người ngoài đường cũng biết’ (ý là âm mưu không che giấu ai được).”

Tập Cận Bình lật lại Cách mạng Văn hóa chỉ có thể là từ một phía ý nguyện

Ông Vinh Vĩ, Tổng biên tập Tạp chí quốc tế phát hành theo quý “Bình luận Trung Quốc đương đại” phân tích, trong bối cảnh “lật đổ Tập” đã trở thành nhận thức chung của quốc tế, việc ông Tập Cận Bình lật án Cách mạng Văn hóa chỉ có thể là một bên tình nguyện. Cuốn “Giản sử ĐCSTQ” sẽ không xoay chuyển định luận của mọi người về Cách mạng Văn hóa. 

Ông Vinh Vĩ nói: “Vì sao ông Tập Cận Bình muốn quay trở lại Cách mạng Văn hóa, lật lại phán quyết về Cách mạng Văn hóa, thậm chí là muốn đi con đường Cách mạng Văn hóa cũ? Hiện giờ trên mạng internet, trên quốc tế, ‘lật đổ Tập’ đã trở thành nhận thức chung. Vì sao ông ấy muốn lật lại Cách mạng Văn hóa, lẽ nào khi còn nhỏ ông ấy không chịu khổ do Cách mạng Văn hóa mang lại? Nhà ông bị Mao bức hại vẫn chưa đủ sao? Hơn nữa mẹ của ông ấy vẫn còn sống, cho nên chúng ta muốn hỏi ông ấy, vì sao ông muốn lật lại Cách mạng Văn hóa? Vì sao lại muốn đi con đường Cách mạng Văn hóa cũ? Ông cho rằng thông qua giản sử ĐCSTQ như thế này để định nghĩa lại một chút về tính chất của Cách mạng Văn hóa, cho rằng như thế thì có thể chiếm thượng phong sao? Điều này e là ý nguyện của một mình ông. Hoặc là liệu có phải do những người được gọi là cố vấn xung quanh ông đang đào hố cho ông? Cho nên hiện tại ‘lật đổ Tập’ đã trở thành nhận thức chung của quốc tế.”

Ông Vinh Vĩ tin rằng ông Tập Cận Bình khó có thể thực hiện “chuyển hướng tả”, đánh giá về Cách mạng Văn hóa trong nội bộ đảng rất khó đạt được nhất trí với ông Tập Cận Bình, sẽ không để mặc và ủng hộ “chuyển hướng tả” của ông Tập Cận Bình.

Ngoài ra, thế hệ những người đã trải qua Cách mạng Văn hóa vẫn là lực lượng trung kiên của xã hội Trung Quốc, họ cũng là người kiên quyết phản đối quay trở lại Cách mạng Văn hóa. 

Tập Cận Bình rất đề xướng sùng bái cá nhân theo kiểu Mao 

Ông Vinh Vĩ nói: “Việc duy nhất của ông ấy chính là muốn học Mao, Mao chính là ‘thuật cung đình’. Mao đã đọc rất nhiều những cuốn như ‘Nhị thập tứ sử’, ‘Tư trị thông giám’, ông ta thuộc làu làu những thứ cổ đại như thế này. Nhưng những gì ông ta học chỉ là vỏ ngoài. Vì sao ông ấy lại muốn chuyển hướng tả, có phải là muốn dựng lập quyền uy giống Mao, lập vị trí nhất tôn trong nội bộ đảng. Xem ra dường như ông đã đạt được mục đích, ít nhất là quân đội bị ông kiểm soát, v.v. Nhưng thực tế không giống như ông tưởng tượng. Ông ấy muốn ‘chuyển hướng tả’, nhưng nội bộ đảng không đồng thuận. Gần đây, ông Ôn Gia Bảo đã biểu đạt trong bức thư của mình, có thể nói rõ một vấn đề, nói rõ trong đảng tồn tại một lượng lớn những nhân sĩ có trí thức, không thừa nhận cái mà họ gọi là ‘chuyển sang hướng tả’. Hơn nữa, đã có nhiều người lớn tuổi đã qua đời, hiện tại những người giống như ông ấy chính là những người sau những năm 1950, chúng ta đều là sau 1950, sau năm 1950 là đã trải qua Cách mạng Văn hóa, người thế hệ đó vẫn còn sống, có thể nói là tầng lớp kiên trung của Trung Quốc hiện tại, những người này là kiên quyết không đồng ý quay trở lại Cách mạng Văn hóa.”  

Ông Tống Vĩnh Nghị bình luận, trong “Giản sử ĐCSTQ” phiên bản 2021 của ông Tập Cận Bình có tồn tại dấu hiệu “sùng bái cá nhân”, đáng để người ta phải cảnh giác. 

Ông Tống Vĩnh Nghị nói: “Bạn xem ‘Giản sử ĐCSTQ’ phiên bản của Tập Cận Bình, ông ấy kiêng kỵ nhất chính là phê bình sùng bái cá nhân của Mao Trạch Đông. Ví dụ như bạn để ý đến trang 92 trích dẫn phát biểu của Đặng Tiểu Bình, chính là ‘sự thay đổi chế độ đảng và quốc gia lãnh đạo’, ở giữa đó Đặng Tiểu Bình nói về sùng bái cá nhân, nói về tác phong chế độ gia trưởng, nói về cán bộ lãnh đạo nghỉ hưu, ông ấy đều bỏ toàn bộ những thứ này. Sau đó sửa đổi thành ‘lựa chọn của người lãnh đạo cần phải phòng và ngăn chặn sự sự sụp đổ kỷ luật trong đảng’, cũng chính là nói muốn chính trị kẻ mạnh, cho nên có thể nhìn thấy ông ấy rất đề xướng sùng bái cá nhân kiểu Mao.”

Lý Nhất Minh, Vision Times