Sự kiện “bông Tân Cương” Trung Quốc tiếp tục leo thang, Bắc Kinh gấp rút tổ chức họp báo để cố gắng “dập lửa”. Có bình luận chỉ ra, hành đông này của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho thấy họ thực thi diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ. 

Tân Cương
Ông Từ Quý Tương, người phát ngôn chính quyền Tân Cương trong cuộc họp báo ngày 29/3. (Nguồn: Ảnh cắt từ video).

Tân Cương lấy người Duy Ngô Nhĩ để làm thanh minh vấn đề nhân quyền gây nhiều tranh cãi

Ngày 29/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Tân Cương đã tổ chức cuộc họp báo chung về vấn đề Tân Cương, để hồi đáp về sự kiện các thương hiệu nổi tiếng như H&M, Nike, v.v, tẩy chay bông Tân Cương trong những ngày qua. Người phát ngôn báo chí của chính quyền Tân Cương là Từ Quý Tương tuyên bố rằng đối với việc thế lực nước ngoài dùng vấn đề nhân quyền Tân Cương làm cái cớ để tiến hành thực thi chế tài những thực thể và cá nhân của Trung Quốc có liên quan, người dân Trung Quốc bao gồm cả quần chúng các dân tộc Tân Cương biểu đạt tình cảm phẫn nộ, “toàn thể nhân dân Trung Quốc là không dễ trêu chọc”. “Là một doanh nghiệp quốc tế, cần nhìn thấy điểm này. Chúng tôi hy vọng có nhiều doanh nghiệp như H&M hơn nữa, cần lau mắt cho rõ để phân rõ thị phi.”

Ông Từ Quý Tương còn nói: Các nước như Liên minh Châu Âu, Mỹ, Anh, Canada, ngậm miệng không nói đến tội mà bản thân họ phạm phải, ngược lại lại nói Tân Cương thực thi diệt chủng, đúng là vô liêm sỉ.” Ông Từ nói rằng những quốc gia này là phối hợp với nhau mượn vấn đề Tân Cương để điều khiển chính trị, mục đích là thông qua lá bài nhân quyền để làm loạn Tân Cương, kiềm chế Trung Quốc. 

Về việc này, người phát ngôn Đại hội Đại biểu Duy Ngô Nhĩ Thế giới Dilxat Raxit nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng, “Trung Quốc (ĐCSTQ) có ý đồ lợi dụng vấn đề có tính lịch sử của phương Tây để tẩy trắng bản bản thân họ, vừa đúng lại nói rõ rằng bản thân họ chính là đang thúc đẩy diệt chủng, ý tứ là ‘năm xưa bạn có thể làm, vì sao hiện tại tôi không thể làm? Tôi làm là vì phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia Trung Quốc’, cách giải thích thế này vô hình đã vạch trần cho cộng đồng quốc tế rằng họ đang thúc đẩy diệt chủng tại địa phương.”

Ông Dilxat Rax: Người Duy Ngô Nhĩ bị buộc biểu diễn trong họp báo

Để phản bác lại cáo buộc của cộng đồng quốc tế đối với việc ĐCSTQ bức hại người Tân Cương, tại buổi họp báo, quan chức ĐCSTQ còn bố trí một nữ công nhân dệt bông Tân Cương, tên là Almire Tursun, ra mặt và phát biểu. 

Người phụ nữ này nói rằng bản thân và công ty ký hợp đồng lao động, môi trường làm việc có ghế sô pha, điều hòa, phòng giặt đồ, mạng internet, nhà ăn người Hồi giáo, v.v. “Những người kia chưa bao giờ đến công ty chúng tôi, cơ bản họ không hiểu tình hình thật sự của chúng tôi … Họ nói như thế này, chính là hy vọng đập vỡ bát cơm của chúng tôi, hủy hoại cuộc sống hạnh phúc của chúng tôi, … Những lời đồn đại này của họ, thật đáng xấu hổ và đáng hận.”

Tuy nhiên, khi phóng viên của Bloomberg đặt câu hỏi với học viên của trung tâm giáo dục cải tạo Tân Cương “liệu có kiếm tiềm ở trong trường hay không”, thì học viên này nói rằng “Trung tâm giáo dục của chúng tôi chủ yếu là học tập, không có việc kiếm tiền hoặc là làm việc.” Ông Từ Quý Tương còn bổ sung, “Họ chủ yếu là nâng cao kỹ năng, nhưng không sản xuất sản phẩm. Những việc này chủ yếu là luyện kỹ thuật, cũng không tồn tại vấn đề bán sản phẩm ra ngoài, cho nên cũng không tồn tại vấn đề tiền lương.”

Về việc này, người phát ngôn Đại hội Đại biểu Duy Ngô Nhĩ thế giới Dilxat Raxit chỉ ra, những ngôn luận của người gọi là công nhân kéo sợi bông tại buổi họp báo rõ ràng là bị buộc phối hợp với tuyên truyền của chính quyền ĐCSTQ. “Đây là một sân khấu biểu diễn chính trị có kế hoạch, có mục đích, được xây dựng nhằm lừa dối. Những người được gọi là nhân chứng cũng đều là chính quyền ĐCSTQ cố ý bố trí,” “Nếu không có bất cứ áp lực nào, họ sẽ không trở thành công cụ tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ. Trong khi đó việc cưỡng chế người Duy Ngô Nhĩ làm việc với giá rẻ lại là hiện tượng phổ biến ở địa phương, làm sao lại đột nhiên xuất hiện cách nói rằng là tự nguyện làm? Nếu là tự nguyện, vì sao nhiều người như thế, bị cưỡng chế đưa đến doanh nghiệp lao động giá rẻ và bị tiến hành kiểm soát mang tính quân sự?”

Dư luận lên án họp báo của Trung Quốc điên đảo thị phi

Ông Serikzhan Bilash, người sáng lập cơ quan nhân quyền Kazakhstan, Tổ chức tình nguyện Atajurt (Atajurt Kazakh Human Rights), cũng chỉ ra cuộc họp báo do chính quyền ĐCSTQ tổ chức này rõ ràng là vì cảm thấy áp lực từ cộng đồng quốc tế. 

“Họ (ĐCSTQ) giam giữ 3 triệu người Kazakh và người Duy Ngô Nhĩ, đây là sự thực không thể phủ nhận. Trong 5 năm qua, chúng tôi đã thu thập lời chứng của 30.000 nhân chứng, ghi lại thành video. Toàn bộ Tân Cương đã biến thành trại tập trung lộ thiên, các hành động như xâm phạm tình dục, ngược đãi, cực hình bức cung, mua bán nội tạng cơ thể, tước đoạt tài sản của người khác phi pháp, chiếm đoạt phi pháp thảo nguyên của người dân du mục Kazakh, bức hôn, hầu như đều tồn tại phổ biến.” Ông Serikzhan Bilash, nói, trước chứng cứ rành rành, ĐCSTQ lại một lần nữa ngụy biện cũng không cách nào tẩy sạch được tội ác chống lại loài người của nó. 

Ông Serikzhan Bilash kêu gọi cộng đồng quốc tế không nên khoanh tay đứng nhìn, cần có biện pháp hữu hiệu để cứu người Kazakh và người Duy Ngô Nhĩ đang đối mặt với diệt chủng. 

Tuy nhiên, đối với cáo buộc liên quan đến xâm phạm tình dục, ngược đãi, cực hình trong trại tập trung Tân Cương, ông Từ Quý Tương nhất loạt phủ nhận những cáo buộc này, nói đó là vô căn cứ. 

Người “bị tự nguyện” phơi bày sự thật

Trong lúc phía Trung Quốc đang gấp rút phủi sạch tranh cãi về bức hại nhân quyền Tân Cương, có người Hán của “Binh đoàn sản xuất kiến thiết Tân Cương” đã vạch trần những lời dối trá của chính quyền ĐCSTQ. 

Một người tự xưng sinh những năm 1960, xuất thân ở một binh đoàn nông trường thuộc Nông Bát Sư thành phố Thạch Hà Tử, Tân Cương, trước khi di cư đến Mỹ đã từng là giáo viên trung học của binh đoàn nông trường, từ nhỏ đã bị buộc “lao động nghĩa vụ”. Theo những gì bà nói, năm xưa binh đoàn Tân Cương đúng là đã điều động nhân lực đến nông trường Nam Cương để hái bông. Khi đại đội trưởng, chỉ đạo viện của nông trường muốn công nhân đi hái bông, “Bạn có thể nói không đi không? Bạn không đi, không nghe lời, không nể mặt lãnh đạo, không tích cực hưởng ứng sự điều động của cấp trên, thì cuộc sống về sau sẽ sống thế nào?” Do đó từ tiểu học, lao động nghĩa vụ đã luôn đi theo bà cho đến khi trưởng thành, “mùa đông cần thu thập phân để ủ phân bón cho vụ trồng trọt mùa xuân, mỗi một học sinh đều có chỉ thị; mùa xuân cần trồng cây hoa màu; mùa hè cần đến ruộng lúa mạch làm cỏ giết côn trùng; mùa thu là mùa thu hoạch, học sinh cần tích cực ra đồng thu bông, thu lúa mì”. 

Đối với “lao động nghĩa vụ” và “lao động cưỡng bức” thì không khác gì nhau, bà hình dung ĐCSTQ sử dụng thủ đoạn là một loại bạo lực mềm. 

Được biết, “Binh đoàn sản xuất kiến thiết Tân Cương” là một tổ chức 4 trong 1 gồm đảng, chính quyền, quân đội, doanh nghiệp, nguồn tiền có ⅓ là đến từ bông. 

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm: