Vào ngày đầu tiên của chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan, quân đội Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở vùng biển xung quanh Đài Loan, nhưng trong vòng vài giờ sau khi phóng 11 tên lửa vào ngày 4/8, quân đội ĐCSTQ tuyên bố rằng “nhiệm vụ huấn luyện bắn đạn thật đã được hoàn thành thành công”, khiến dư luận chế giễu. 

p3194871a491568613 ss
Quân đội ĐCSTQ đã tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở vùng biển xung quanh Đài Loan, và chỉ trong một ngày đã thông báo rằng “nhiệm vụ huấn luyện bắn đạn thật đã hoàn thành xuất sắc”. (Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình video)

Quân đội Trung Quốc thông báo từ ngày 4 đến ngày 7/8 sẽ tiến hành huấn luyện quân sự tại 6 vùng biển và vùng trời xung quanh Đài Loan, đồng thời tổ chức bắn đạn thật. Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ cũng nhấn mạnh rằng cuộc tập trận quân sự đồng bộ 6 vùng biển và vùng trời “giống như khóa chặt Đài Loan trên biển và trên không trong 3 ngày”.

Sau đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan ra thông báo cho biết quân đội ĐCSTQ đã phóng 11 tên lửa đạn đạo Dongfeng (Đông Phong) vào vùng biển xung quanh Đài Loan vào ngày 4/8. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản chỉ ra rằng ngày 4/8 đã do thám được quân đội ĐCSTQ phóng tên lửa, trong thời gian này có 5 trong số 9 tên lửa đã rơi vào bên trong vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, và một tên lửa rơi xuống vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản ở phía bắc, phía bắc và phía tây của đảo Yonaguni, 3 chiếc còn lại nằm ở phía tây nam và bắc của Đài Loan, bên trong vùng biển mà Trung Quốc đặt cuộc tập trận.

Điều thú vị là vài giờ sau khi tên lửa được phóng đi, ông Thi Lập Nghị (Shi Luyi), phát ngôn viên báo chí thuộc Chiến khu Đông bộ của ĐCSTQ đã xuất hiện trước công chúng và tuyên bố rằng, “lực lượng quân hỏa tiễn của Chiến khu Đông bộ đã thực thi tấn công nhiều khu vực, nhiều mô hình hỏa lực dẫn đường, đối với khu vực dự định ở bên ngoài biển phía đông đảo Đài Loan, tên lửa đã nhắm chính xác toàn bộ mục tiêu trong mệnh lệnh, kiểm tra chính xác năng lực tấn công và ngăn chặn trong khu vực.” Đồng thời họ còn tuyên bố, “Toàn bộ nhiệm vụ huấn luyện bắn đạn thật đã được hoàn thành xuất sắc, gỡ bỏ kiểm soát vùng biển và vùng trời liên quan.” Nhưng ông không nói rõ số lượng và loại tên lửa được phóng trong đợt tập trận lần này.

Theo trang eastday.com của Thượng Hải đưa tin, theo những hình ảnh trực tiếp do “Chiến khu Đông bộ” công bố, Trung Quốc chủ yếu sử dụng hai loại vũ khí, đó là hệ thống phóng tên lửa dạng hộp Dongfeng-15B và PCH-191. Bệ phóng tên lửa PCH-191 có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ tấn công tại một khu vực cụ thể ở phía đông eo biển Đài Loan. Ông Trương Quân Xã (Zhang Junshe), một nhà nghiên cứu tại Học viện Hải quân Trung Quốc, trước đó cũng chỉ ra rằng quân đội lần này sử dụng bệ phóng tên lửa bắn đạn thật, và chi phí tương đối thấp.

Tên lửa Dongfeng-15 (DF-15) tham gia cuộc tập trận này là tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Bộ Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc phát triển năm 1985, có tầm bắn khoảng 600 km. Một học giả quân sự giấu tên của Trung Quốc tiết lộ với Đài Á Châu Tự do rằng loạt tên lửa DF-15 sử dụng công nghệ của Mỹ và phương Tây trong Chiến tranh Lạnh và đã bị loại bỏ từ lâu. Rõ ràng, việc 5 tên lửa rơi vào vùng biển đặc quyền của Nhật Bản lần này cho thấy công nghệ tên lửa của quân đội Trung Quốc còn lạc hậu, và công nghệ định vị GPS dân sự của Mỹ được sử dụng để dẫn đường đầu cuối. “DF-15 là loại vũ khí mà Mỹ hỗ trợ Trung Quốc trong những năm đầu đối phó với Liên Xô cũ. Khi đó, nó thuộc về công nghệ của kém của Mỹ. Cho nên lần này, việc bắn trượt mục tiêu là điều bình thường. Nếu tên lửa mới phát triển được sử dụng, nó có thể còn thiếu chính xác hơn nữa.”

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên ĐCSTQ uy hiếp Đài Loan. Trong cuộc khủng hoảng tên lửa eo biển Đài Loan năm 1996, quân đội ĐCSTQ đã bắn ít nhất 10 tên lửa DF-15. Cố Chủ tịch Lý Đăng Huy khi đó đã nói: “Việc bắn súng này, việc tập trận này, bên ngoài Santiago, tôi nói với tất cả mọi người, đó là đang biểu diễn mà thôi.”

Có thông tin cho rằng vì chính quyền ĐCSTQ không hài lòng với chuyến thăm Mỹ của cố Tổng thống Lý Đăng Huy vào khoảng năm 1996 và Đài Loan lần đầu tiên mở cửa bầu cử tổng thống, do đó các tên lửa đã bay thẳng qua đảo Đài Loan, đe dọa người dân Đài Loan. Bất chấp sự kêu gào công khai, cuối cùng, chính quyền ĐCSTQ đã không thể ngăn chặn sự phát triển quốc tế hóa của Đài Loan.

Sau khi ĐCSTQ tuyên bố thực hiện “cuộc tập trận quân sự vòng quanh đảo” Đài Loan, dường như nó đã thúc đẩy hơn nữa cục diện toàn cầu vây chặn ĐCSTQ.

Bộ trưởng Ngoại giao của các nước G7 như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Ý, Nhật Bản và đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh, đã đưa ra một tuyên bố chung vào ngày 3/8 lo ngại về sự đe dọa của ĐCSTQ. Họ kêu gọi ĐCSTQ không nên cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng trong khu vực bằng vũ lực, và đã 2 lần đề cập đến cam kết của mình đối với hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.

Tờ Nihon Keizai Shimbun (Tin tức Kinh tế Nhật Bản) đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa ban đầu dự kiến ​​hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Phnom Penh vào ngày 4/8, nhưng người ta nghi ngờ rằng cuộc tập trận quân sự của ĐCSTQ đã thay đổi kế hoạch hội đàm này.

Theo thông tin, quân đội ĐCSTQ ngày 4/8 tuyên bố tập trận “khóa Đài Loan trong 3 ngày”, một máy bay quan sát tên lửa RC-135S Cobra Ball của Mỹ đã xuất phát từ căn cứ Kadena ở Okinawa hướng đến đảo Đài Loan để giám sát sự hiện diện của quân đội ĐCSTQ trên đảo Đài Loan. Phạm vi hoạt động của USS Ronald Reagan cũng bao gồm vùng biển phía đông nam Đài Loan.

Một quan chức Hải quân Mỹ nói với Reuters rằng tàu tấn công đổ bộ USS Tripoli bố trí máy bay chiến đấu F-35B, cũng đang hoạt động ở vùng biển phía đông Đài Loan.

Về vấn đề này, ông Đường Hạo (Tang Hao), một người làm truyền thông kỳ cựu và là người dẫn chương trình truyền thông cá nhân “Ngã tư thế giới”, chỉ ra rằng chuyến thăm Đài Loan lần này của bà Pelosi đã gây ra rất nhiều sóng gió, và nó giống như một tấm gương phản chiếu bộ mặt hung ác, lưu manh và côn đồ của ĐCSTQ. Sau khi ĐCSTQ tuyên bố thực hiện “cuộc tập trận quân sự vòng quanh đảo” nhắm vào Đài Loan, cục diện toàn cầu vây chặn ĐCSTQ không những được định hình, mà sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai.

Ông Tạ Kim Hà, chủ tịch của Wealth Magazine, trước đó cũng đăng bài trên Facebook nói rằng chuyến đi của Pelosi đến châu Á, đặc biệt là chuyến thăm Đài Loan, cho thấy Mỹ đang dần đặt ra tư thế “thiên hạ vây cộng”. ĐCSTQ đang tăng tốc tách biệt khỏi thế giới, “Tình hình mới trên thế giới đang bắt đầu biến đổi, đây là thời đại lớn của chúng ta!”

Ngay sau khi ĐCSTQ ở trong thế cưỡi lưng cọp khó xuống, và vội vã tuyên bố kết thúc “nhiệm vụ huấn luyện bắn đạn thật”, các ‘tiểu phấn hồng’ Đại Lục cuối cùng đã không kìm được phải than thở trên Weibo: 

“Ý gì đây, 2 ngày sau đó là không bắn nữa à?” 

“Nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, tên lửa toàn bộ đều bắn trúng mục tiêu là cá ư?”

“Nói 3 ngày mà, sao lại kết thúc nhanh như vậy?”

“Có ai có thể giải thích một chút xem hoàn thành nhiệm vụ là ý như thế nào? Là tiến gần thêm một bước thu phục Đài Loan phải không?”

Cũng có cư dân mạng Trung Quốc châm biếm trên Twitter: 

Chuyện cười hay nhất hôm nay”

“11 quả tên lửa, 5 quả bắn lệch, bị Nhật Bản phản đối, thật mất mặt!”

“Lần này các bạn biết nguyên nhân không đánh rồi đấy.”

“Nổ chết bao nhiêu tấn cá thì cũng phải thông báo một chút chứ?”

“Vốn muốn dọa Đài Loan, kết quả thúc đẩy Nhật Bản sửa hiến pháp …”