Trước thời điểm kỷ niệm 30 năm ‘Sự kiện Lục Tứ’, ngày 30/4, chính quyền Trung Quốc đã tổ chức kỷ niệm 100 năm ‘Phong trào Ngũ Tứ’ tại Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại hội nghị này liên quan đến ‘Phòng trào Lục Tứ’ tạo ra không ít tranh nghị.

Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình phát biểu tại đại hội kỷ niệm 100 năm Phong trào Ngũ Tứ (Ảnh cắt từ video của CCTV)

Ngày 1/5, tờ Minh báo tại Hồng Kông đăng bài bình luận có tựa đề “Dáng vẻ sáng chiều khác nhau của Tập Cận Bình” cho biết, sáng ngày 30/4, tại Đại hội Kỷ niệm “Phong trào Ngũ Tứ’, khi ông Tập đọc diễn văn dáng vẻ nghiêm túc, nét mặt lộ vẻ mệt mỏi, tốc độ đọc chậm rãi, từng chữ. Tuy nhiên, buổi chiều cùng ngày, khi tổ chức nghi thức đón tiếp và hội đàm với Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Boungnang Vorachith, thần thái của ông Tập đã khôi phục lại vẻ nhẹ nhõm tự nhiên.

Gần đây, cùng thời điểm kỷ niệm 30 năm ‘Sự kiện Lục Tứ’ (hay còn gọi là Phong trào Dân chủ ’89’) sắp đến, chính quyền Bắc Kinh một mặt lo lắng “trông gà hóa cuốc”, một mặt tổ chức kỷ niệm ‘Phong trào Ngũ Tứ’, mượn cơ hội này để cổ súy chủ nghĩa yêu nước, dịch chuyển sự oán hận trong người dân.

‘Phong trào Ngũ Tứ’ là một phong trào vận động kháng nghị chính trị xảy ra vào ngày 4/5/1919 tại Quảng trường Thiên An Môn, chủ yếu là sự tham gia của thanh niên sinh viên, các giai tầng khác cũng tham gia. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận đã ký kết bản Hiệp ước Versailles, trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) từ tay Đức sang cho Nhật Bản. Các tầng lớp nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là học sinh sinh viên đã đứng lên đấu tranh chống lại quyết định này. Phong trào lan rộng, chuyển mũi nhọn đấu tranh từ chống lại Hiệp ước Versailles sang chống lại chính phủ Trung Hoa Dân quốc lúc bấy giờ. “Dân chủ” và Khoa học” là chủ đề của phong trào này.

Trong phát biểu sáng ngày 30/4/2019 tại Đại hội kỷ niệm 100 năm ‘Phong trào Ngũ Tứ’, ông Tập Cận Bình đã đem trọng tâm của phong trào này giải thích lại một cách hoàn toàn mới, cho rằng đó là “chủ nghĩa yêu nước”, đồng thời trói buộc “yêu nước”“yêu đảng”, “yêu chủ nghĩa xã hội” vào làm một. Ông còn nói thêm “nghe lời đảng, đi theo đảng”, tuy nhiên lại né tránh ý nghĩa chính mà ‘Phong trào Ngũ Tứ’ khởi xướng đó là “dân chủ đi cùng khoa học” và “phản chuyên chế“. Những phát biểu liên quan của ông Tập đã gây nhiều tranh cãi.

Trong một bản tin liên quan, tờ New York Times cho biết, lần này chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cao giọng tuyên truyền hình tượng yêu nước của ‘Phong trào Ngũ Tứ’, nhưng lại tránh né không nói đến chủ đề phản chuyên chế của phong trào này.

Trả lời phỏng vấn của Đài BBC, học giả Hồ Bình phản bác phát biểu của ông Tập, cách nói này của chính quyền ĐCSTQ hoàn toàn trái ngược với tinh thần của ‘Phong trào Ngũ Tứ’. Ông cho rằng, trọng tâm của ‘Phong trào Ngũ Tứ’ là phê bình chính phủ, phản đối chính phủ ký kết với Nhật Bản “21 điều”, những sinh viên trẻ khi đó kháng nghị chính phủ cho rằng chính phủ không có hành động duy hộ lợi ích quốc gia, họ hoàn toàn nói rõ rằng “yêu nước không đồng nghĩa yêu chính phủ”, “yêu nước không đồng nghĩa yêu đảng”. Họ dùng phương thức phản đối đề xuất của chính phủ để thực hiện lòng yêu nước của chính mình.

Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (FRI) cho rằng, “Ngũ Tứ” và “Lục Tứ” có mối liên hệ trực tiếp với nhau về tinh thần, thực ra là con dao hai lưỡi của Bắc Kinh, đẹp nhưng khó sử dụng.

RFI cho rằng, sau 30 năm bùng nổ ‘Sự kiện Lục Tứ’ tại Quảng trường Thiên An Môn, ĐCSTQ tổ chức kỷ niệm ‘Phong trào Ngũ Tứ’ chú trọng che giấu nhân tố chính đó là phong trào sinh viên, họ sợ hãi sự liên tưởng nó đến “Lục Tứ”. Có phân tích cho rằng, cái bóng của “Lục Tứ” luôn đứng đằng sau “Ngũ Tứ”, “Lục Tứ” là một phong trào sinh viên, người tham gia “Lục Tứ” đòi dân chủ và yêu cầu chính phủ cải cách, do đó ĐCSTQ khó có thể tách rời “Ngũ Tứ” và “Lục Tứ”.

Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, chính quyền ĐCSTQ bắt đầu bóp méo nội hàm của “tinh thần Ngũ Tứ” thành cái gọi là “chủ nghĩa yêu nước” bằng các ngôn từ của ĐCSTQ, và còn làm lẫn lộn giữa “yêu nước” và “yêu đảng” cho đến “yêu chủ nghĩa xã hội”, “yêu chủ nghĩa cộng sản”.

Nhà bình luận thời sự Phan Tiểu Đào tại Hồng Kông cho rằng, lần đại hội kỷ niệm “Ngũ Tứ” này, Bắc Kinh chỉ là mượn ngày 100 năm “Ngũ Tứ” để phục vụ cho mục đích chính trị của mình, chứ không phải là kỷ niệm thực sự. Ông chỉ ra, trong diễn giảng của Bắc Kinh có nhắc đến “cần phải bao dung đối mới một số thanh niên nhất thời xung động hoặc cực đoan về tư tưởng”, đây là điển hình của việc “nói một đằng, làm một nẻo” của ĐCSTQ.

Dù vậy, ngay cả ý nghĩa thực sự của ‘Phong trào Ngũ Tứ’ cũng còn gây nhiều tranh nghị.

Trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Đức (Deutsche Welle), ông Trương Hồng – Giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Nhân dân Trung Quốc chỉ ra, cái gọi là “Ngũ Tứ” là một món nợ hồ đồ, “ai kỷ niệm tức là chiểu theo ý nguyện của người đó (cụ thể là chính quyền ĐCSTQ) để nói và tuyên truyền”. Ông nói, ‘Phong trào Ngũ Tứ’ thực tế là “hành vi bạo lực”, đập phá nhà người khác, đốt nhà người khác, đi đến đâu cũng là bất hợp pháp.

Học giả lịch sử Phùng Học Vinh tại Hồng Kông chỉ ra, ‘Phong trào Ngũ Tứ’ chính là một phong trào “làm loạn”. “Ngoài việc đánh bị thương một người, thiêu hủy một căn nhà, loại bỏ 3 công trình công cộng và lưu lại mồi lửa bạo lực ra, thì không có ích lợi gì đáng nói”, “tức là không cứu được đất nước, cũng không có lập được công đức gì”. Hậu quả duy nhất chính là tạo ra một con đường thuận tiện để chủ nghĩa Mác-Lê xâm nhập vào Trung Quốc, bắt đầu cơn ác mộng của Trung Quốc.

Trước đó, trong một hội thảo về 100 năm “Ngũ Tứ”, ông Từ Trạch Vinh (Xu Zerong), thành viên của Hội Cây bút Trung Quốc Độc lập (Independent Chinese Pen Center) đã nói, ông đã nghiên cứu về việc Liên Xô làm thế nào để kiểm soát về mặt tài nguyên và tư tưởng của ĐCSTQ trong thời gian dài: “Tôi cảm giác rằng Ngũ Tứ là người Liên Xô châm ngòi ra, …. Họ truyền bá chủ nghĩa Mác tại vùng Đông Bắc sớm hơn ĐCSTQ 20 năm. Trước và sau đó có rất nhiều tác phẩm của Mác – Lê được phiên dịch, … Phong trào Văn hóa mới thực ra không liên quan đến Ngũ Tứ, dù sau này người ta có nói thế nào, Hồ Thích (nhà ngoại giao Trung Quốc) có nói thế nào thì cũng không có liên quan. Sau chiến tranh nha phiến, chúng ta đã dùng văn bạch thoại để thay thế cho văn văn ngôn mà. Ngoài ra, dân chủ và khoa học không có liên quan đến Ngũ Tứ. Về sau đem nó phủ trùm lên nhau là cách làm có dụng ý, Liên Xô muốn châm ngòi phong trào chống Nhật Bản, để Nhật Bản đánh với Trung Quốc, để họ bảo vệ vùng phía đông (vùng Viễn Đông) của họ.

Trí Đạt

Xem thêm: