Lính Taliban đã tiến vào Kabul, thủ đô của Afghanistan và chiếm dinh tổng thống. Tình hình chính trị ở Afghanistan đã có những thay đổi căn bản, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bày tỏ thiện chí với Taliban, cũng làm dấy lên những tranh luận sôi nổi. Đối với ông Tập Cận Bình mà nói, điều mấu chốt là bạn bè ngày càng ít, nhưng số đồng minh có tham vọng lang sói lại ngày càng nhiều.

(Bài viết của Nhóm Chính trị Kinh tế Thiên Quân được đăng trên Vision Times.)

shutterstock 1929667547
Đối với ông Tập Cận Bình mà nói, số  đồng minh có tham vọng lang sói ngày càng nhiều. (Nguồn: Naresh777 / Shutterstock)

Đứng trước tấm bản đồ, ông Tập Cận Bình cau mày nhìn các nước xung quanh Trung Quốc:

Giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang có xung đột về lãnh thổ. Ấn Độ vẫn ở Ấn Độ Dương nên có thể cắt đứt đường vào eo biển Malacca bất cứ lúc nào. Đây vốn là huyết mạch vận chuyển năng lượng chính của Trung Quốc.

Tình hình chính trị ở Myanmar cũng bất ổn và có những rủi ro chưa biết trong đường ống dẫn dầu và khí đốt Trung Quốc-Myanmar. Ngoài ra còn có xung đột hàng hải với Philippines, và xung đột chuỗi cung ứng với Việt Nam. Do dịch bệnh, nhiều công ty nước ngoài và các công ty hỗ trợ Trung Quốc đã di dời dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Thái Lan thì kính cẩn đứng nhìn ĐCSTQ từ xa và thân thiết hơn với Nhật Bản. Hơn 50% dây chuyền sản xuất nhà máy và vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đều đến từ Nhật Bản.

ĐCSTQ đang có xung đột thương mại với Úc. Kể từ năm ngoái, khi Úc đề xuất truy cứu nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán, ĐCSTQ đã sử dụng các biện pháp thương mại để đàn áp hàng xuất khẩu của Úc. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào quặng sắt của Úc, nên cuộc chiến thương mại này cũng không đem lại lợi ích gì nhiều.

Tuy không tấn công Đài Loan, nhưng mùi thuốc súng đã nồng nặc. Nhật Bản và Hàn Quốc, với tư cách là đồng minh của Hoa Kỳ, phớt lờ và tỏ ra không thân thiện với ĐCSTQ.

Người đồng minh Triều Tiên nghèo khó sẽ chỉ gây rắc rối cho ĐCSTQ, không xin tiền thì lại xin lương thực. Nếu các yêu cầu của Kim Jong-un không được đáp ứng, ông ta sẽ bắt đầu các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa. Một lượng lớn đô la Mỹ và đồng Nhân dân tệ giả từng được in ra và chảy vào Trung Quốc để mua nguyên liệu, gây rối loạn hệ thống tài chính của nước này.

Nga luôn nhìn chằm chằm vào ĐCSTQ. Nga đã bắt đầu nâng cấp và cải tạo đường sắt Siberia và các cơ sở hạ tầng giao thông đường sắt Viễn Đông khác trên quy mô lớn. Hiện Trung Quốc và Úc đang có mâu thuẫn với nhau. Việc nâng cấp mạng lưới đường sắt này có thể giúp Nga xuất khẩu nhiều than và nông sản sang Trung Quốc.

Tổng thống Nga Putin cũng nhận thấy vai trò của cầu nối Đại Lục Á-Âu của Nga.

Một số nhà phân tích chiến lược Nga cũng bắt đầu cổ xúy rằng sau khi mối quan hệ ngoại giao Trung-Mỹ xấu đi, các phương tiện vận chuyển qua Nga sẽ an toàn hơn so với Trung Quốc.

Đây là một mối đe dọa thực chất đối với ĐCSTQ. Trước kia ĐCSTQ từng xuất khẩu năng lực sản xuất và vận chuyển hàng hóa, thông qua kế hoạch “Vành đai và Con đường” và chuyến tàu Trung Quốc – Châu Âu. ĐCSTQ, với bản chất mưu mô, cũng biết rằng mặc dù đội ông Biden hành động chậm chạp, nên họ có thể nghỉ ngơi tạm thời, nhưng đó không phải là một giải pháp lâu dài. Do đó, phải mở rộng thêm con hai đường cứu sinh: Cầu nối đại lục Á-Âu mới và Kênh Bắc Cực để kéo dài sinh mệnh.

Năm 2020, gần 33 triệu tấn hàng hóa sẽ được vận chuyển qua các tuyến đường thủy ở Bắc Cực trong suốt cả năm. Hiện giờ Nga có ý tưởng thay thế ĐCSTQ, vận hành mạng lưới đường sắt Á-Âu. Hơn nữa tuyến đường thủy ở Bắc Cực luôn nằm trong tầm kiểm soát của Nga.

Một số quốc gia có hậu tố “Stan” ở phía tây bắc Trung Quốc dường như không tồn tại. (Có 8 quốc gia có hậu tố “Stan” trên thế giới, đó là: Pakistan, Afghanistan, Palestine, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Tajikistan và Kazakhstan.) Họ không tỏ rõ thái độ và cũng không thân thiện với ĐCSTQ.

Chính Afghanistan lại là nơi khiến ông Tập Cận Bình phải đau đầu nhất. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị đã chủ động thể hiện thiện ý và gặp gỡ các thành viên Taliban trong tư thế ôm choàng thắm thiết. Sau khi Taliban lên nắm quyền, chắc chắn họ cũng sẽ muốn nhận được một số lợi ích từ ĐCSTQ, như tiền bạc, vật chất, v.v.

Theo báo cáo của “AFP”, một quan chức Mỹ đã tiết lộ vào ngày 16/8 rằng chế độ Taliban không có quyền sử dụng bất kỳ tài khoản Mỹ nào của Chính phủ Afghanistan. Họ cũng không được sử dụng bất kỳ tài sản nào của ngân hàng trung ương Afghanistan gửi tại Mỹ.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng tính đến cuối tháng Tư năm nay, tổng số tiền gửi của Ngân hàng Trung ương Afghanistan đã lên tới 9,4 tỷ USD, phần lớn đều được gửi ở nước ngoài. Nhưng không rõ có bao nhiêu tiền được lưu trữ ở Hoa Kỳ.

Tình hình kinh tế ở Afghanistan thì sao? Đây là một trong những quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới. Nền kinh tế của Afghanistan phát triển rất chậm chạp. Kinh tế tư nhân chủ yếu dựa vào nông nghiệp và tài chính của chính phủ chủ yếu dựa vào viện trợ bên ngoài. Năm 2020, GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) của nước này là 19,1 tỷ đô la Mỹ, và GDP bình quân đầu người chỉ là 581USD (khoảng 13.000.000 VNĐ).

Hoa Kỳ phải bỏ ra bao nhiêu tiền? Một cách nói phổ biến là Hoa Kỳ đã chi hơn 2.000 tỷ đô la cho Afghanistan trong 2 thập kỷ. Khái niệm 2.000 tỷ USD này nghĩa là gì? Nó tương đương với tổng GDP của Afghanistan trong 100 năm.

Sau khi Hoa Kỳ và NATO rút quân, các quỹ viện trợ bên ngoài mà chính phủ này từng phụ thuộc, rất có thể sẽ bị gián đoạn hoàn toàn. Bà Heike Maas, Ngoại trưởng Đức, đã trực tiếp tuyên bố: “Nếu Taliban tiếp quản đất nước và đưa ra luật Hồi giáo, chúng tôi sẽ không cho họ dù chỉ một xu.”

Taliban sẽ dựa vào 3 kênh chính để tăng doanh thu, gồm: Phát triển khoáng sản, buôn bán ma túy và đánh thuế nội địa.

Năm 2020, Tờ The Diplomat (Học giả Ngoại giao) đăng một bài báo nói rằng Afghanistan có thể có đến 60 triệu tấn đồng, 2,2 tỷ tấn quặng sắt, 1,4 triệu tấn đất hiếm và một lượng lớn nhôm, vàng, bạc, kẽm, lithium và thủy ngân.

Ba khu vực sản xuất ma túy quốc tế nổi tiếng nhất là “Tam giác vàng” ở Đông Nam Á, “Lưỡi liềm vàng” ở Trung Á, và “Tam giác bạc” ở Nam Mỹ.

Trong đó “Lưỡi liềm vàng” có sản lượng lớn nhất, với diện tích trồng cây thuốc phiện gần 110.000 ha. Vào thời kỳ đỉnh cao, họ có thể sản xuất ra 4.000 tấn ma túy mỗi năm, chiếm 3/4 sản lượng ma túy toàn cầu. Tại khu vực “Lưỡi liềm vàng”, Afghanistan là quốc gia sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 80% sản lượng của thế giới. Cây thuốc phiện cũng là loại cây trồng kiếm tiền nhiều nhất của nước này.

Theo ước tính của Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm, một nửa GDP của Afghanistan được tạo ra từ hoạt động buôn bán ma túy. Khoảng 3,3 triệu người trên khắp đất nước này đang tham gia vào các hoạt động liên quan đến ma túy.

Thái độ không rõ ràng của ĐCSTQ đối với Taliban có thể sẽ bị đảo ngược. Trung Quốc có đường biên giới dài 76 km với Afghanistan và không có đường bộ. ĐCSTQ lo ngại rằng biên giới này sẽ thông với Tân Cương, nơi người dân đa phần là người Hồi giáo. Các thành viên Taliban có thể nhập khẩu các hoạt động khủng bố bạo lực và buôn bán súng và ma túy.

Còn nhiều điều chưa biết về khoáng sản ở Afghanistan mà ĐCSTQ nhòm ngó. Năm 2007, Tập đoàn luyện kim Trung Quốc đã giành được quyền khai thác mỏ đồng Aynak. Tuy nhiên một thời gian dài sau đó, mỏ đồng Aynak bị Taliban cản trở, khiến tiến độ khai thác không mấy tiến triển.

Hơn nữa, dự án “Vành đai và Con đường”, kéo dài qua Pakistan, Afghanistan và mở rộng về phía tây, sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn và có thể trở thành con bài thương lượng để đe dọa ĐCSTQ. Sự thắng thế của Taliban Afghanistan cũng là một sự khích lệ đối với Taliban Pakistan.

Vì vậy, nhìn vào thái độ của các nước láng giềng đối với ĐCSTQ, trong khi ĐCSTQ vẫn muốn “hưởng tuần trăng mật” với Taliban, thì ông Tập Cận Bình sao có thể không lo lắng được đây? 

Nhóm Chính trị Kinh tế Thiên Quân, Vision Times

Xem thêm: