Vài ngày trước, Quảng Châu đã công bố kết quả rà soát số ca nhiễm virus Trung Cộng (hay còn gọi là virus corona mới, COVID-19), số người lây nhiễm không triệu chứng tăng lên gấp 8 lần so với những người có triệu chứng, đã dấy lên những nghi ngờ. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn che giấu dịch bệnh, nhưng dữ liệu được công bố lần này đã khiến người dân tại địa phương hoang mang. “Cảnh tượng hoành tráng” về một lượng lớn các nhân viên y tế tại Quảng Châu mặc quần áo bảo hộ đi vào khu dân cư lại càng đáng lo ngại hơn.

Hac long giang 2
Một lượng lớn nhân viên y tế tại Quảng Châu mặc quần áo bảo hộ đi vào khu dân cư. (Ảnh: Màn hình Video)

Ngày 23/4, chính quyền thành phố Quảng Châu đã tổ chức một cuộc họp báo. Ông Trần Chí Anh, Phó thị trưởng điều hành của Quảng Châu, tuyên bố rằng chính quyền đã rà soát xét nghiệm cho 138.700 người kể từ ngày 5/4 tới nay, và phát hiện ra 185 người đã bị nhiễm virus Trung Cộng, trong đó 164 người không có triệu chứng.

Số liệu về dịch bệnh của ĐCSTQ luôn “nói về chính trị”. Số lượng các ca nhiễm không triệu chứng được rà soát lần này nhiều gấp 8 lần so với các ca nhiễm có triệu chứng, lại càng bị nghi ngờ là có dấu hiệu của sự “gia công chính trị”. “Các chuyên gia” của ĐCSTQ trước đây đã tuyên bố rằng “có rất ít” người nhiễm không triệu chứng. Nhưng kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ở nước ngoài nói rằng những người không triệu chứng chiếm khoảng một nửa số ca nhiễm bệnh.

Mặc dù các kênh truyền thông tại Đại Lục không dám công khai chất vấn về dữ liệu chính thức của Quảng Châu, nhưng một số người cũng đã ngấm ngầm chế giễu rằng theo tỷ lệ này, “mặc dù có nhiều ca chẩn đoán nhiễm bệnh ở nước ngoài, nhưng thực tế có rất ít người có triệu chứng”, đồng thời ám thị rằng “số liệu người chẩn đoán nhiễm bệnh” được ĐCSTQ công bố chỉ là những người có triệu chứng, nếu tính theo tỷ lệ này, “tổng số người nhiễm bệnh tại Trung Quốc nhiều tới mức đáng kinh ngạc.”

Trước đó, tỷ lệ người không triệu chứng được Quảng Châu công bố là khá cao. Cư dân mạng địa phương chất vấn rằng, nhiều trường hợp được chẩn đoán nhiễm bệnh theo thông báo của khu dân cư tại địa phương cuối cùng lại không xuất hiện trong số ca chẩn đoán nhiễm bệnh được Quảng Châu công bố. Người ta nghi ngờ rằng rất nhiều người có triệu chứng được quy là “người không triệu chứng”, nhằm che giấu dịch bệnh.

Gần đây, trên internet lan truyền một video, được cho là chụp tại số 3, đường Bắc Đại Phiến, phố Đường Hạ, quận Thiên Hà, thành phố Quảng Châu. Trong video, một lượng lớn nhân viên công tác mặc quần áo bảo hộ màu xanh và màu trắng lũ lượt đi vào khu dân cư dọc theo đường phố, hàng dài người không thể nhìn thấy đầu hoặc cuối. Có ít nhất hàng chục quan chức xuất hiện trước ống kính.

Nhiều cư dân mạng cho rằng, mặc dù họ không chắc chắn những nhiệm vụ cụ thể mà những người này đang thực hiện là gì, nhưng “khung cảnh hoành tráng” này cũng đủ để kết luận rằng dịch bệnh tại địa phương này khá nghiêm trọng.

Ngày 25/4, ông Quách, một người dân ở Quảng Châu, nói với Vision Times tiếng Trung rằng, ông cảm thấy dịch bệnh tại đây rất nghiêm trọng, “hiện giờ nơi nào cũng đều có người kiểm tra”. Nếu không nghiêm trọng, họ sẽ không làm như vậy, như thời Cách mạng Văn hóa. Mọi nơi đều bị chặn, hết ngõ này tới ngõ khác, chỉ chừa lại một lối đi, khiến tôi nhớ về thời thơ ấu (thời Cách mạng Văn hóa).

Khi được hỏi ông nghĩ gì về số người nhiễm bệnh hiện nay tại Quảng Châu, ông Quách trả lời rằng ông không biết con số cụ thể, nhưng ông không tin những con số được công bố. “Dù sao tôi cũng không tin những con số này. Chính phủ nói những con số đó tôi không tin, trong đó không có một câu nào là thực. Những gì tôi đã trải qua trong việc bảo vệ quyền trong các vụ kiện, và sự thật là hiển nhiên, họ đều mở to mắt nói càn. Làm sao tôi có thể tin được? Chính quyền thành phố đã vi phạm luật, nhưng họ lại nói rằng chúng tôi đã vi phạm luật, muốn kiện cũng không cho kiện. Đều làm theo luật ngầm, không hành động theo luật pháp, họ nói đó là ‘luật pháp’.”

Ông Quách cũng nói rằng nền kinh tế của Quảng Châu không còn tốt nữa. “Không thể mở các tập tin từ nơi khác, người dân đi lại cũng bất tiện, chắc chắn là sẽ tiêu điều thôi.”

Ông Quách tiết lộ rằng ĐCSTQ hiện đã che giấu dịch bệnh rất nghiêm ngặt. Ông đã bị khóa tài khoản Wechat vài lần vì nói về tín hiệu của dịch bệnh.

Ông nói: “Họ (ĐCSTQ) sợ sự thật, vì vậy họ mới bịt miệng. Nếu họ không che giấu tại Vũ Hán, thì dịch bệnh trên toàn thế giới sẽ không nghiêm trọng như vậy. Họ không cho phép nói với người ta mà! Họ sợ gì cơ chứ? Cùng lắm thì người ta cũng chỉ chú ý phòng tránh an toàn thôi mà, nhưng họ lại không cho phép người ta nói, khiến virus có mặt ở khắp mọi nơi, trên toàn quốc, toàn thế giới. Họ là những người sợ sự thật, dù sao, không có tự do ngôn luận thì đều là giả, chỉ có họ nói, chúng tôi không được nói, tiếng nói chỉ từ một phía không phải là giả thì sao? Nhiều kẻ ngốc không biết suy nghĩ, vẫn bảo hộ thể chế này. Suy cho cùng đây là vấn đề về thể chế.”

dich benh trung quoc
Hắc Long Giang yêu cầu những người nhập cảnh tại cửa khẩu Tuy Phân Hà phải trải qua tổng cộng 35 ngày cách ly trong ba giai đoạn.

Dịch bệnh liên hoàn tại Hắc Long Giang bùng phát, thời gian cách ly lên tới 35 ngày

Gần đây Trung Quốc đã chứng kiến các bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán tái phát sau khi hết thời gian cách ly. Do đó, thời gian cách ly đã được kéo dài tại nhiều nơi. Trong số đó, hành khách nhập cảnh tại cửa khẩu Tuy Phân Hà tại Hắc Long Giang phải trải qua thời gian cách ly 3 giai đoạn, tổng cộng là 35 ngày, lập kỷ lục về thời gian cách ly dài nhất.

Gần đây, tình hình lây nhiễm viêm phổi Vũ Hán theo cụm tại Bệnh viện trực thuộc Số 1 và Bệnh viện Số 2 của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã tiếp tục nóng lên. Kể từ ngày 24/4, ít nhất 81 người đã nhiễm bệnh. Tình trạng lây nhiễm theo cụm cũng bùng phát tại thành phố Mẫu Đơn Giang cùng tỉnh, ít nhất 14 người nhiễm bệnh. Kênh thông tấn trung ương CNA cho biết, tỉnh Hắc Long Giang sớm đã tuyên bố đóng cửa biên giới Trung-Nga để phòng dịch. Lý Đức Hỷ, Phó tổng Bí thư của chính quyền tỉnh, cho biết vào ngày 23/4, những người nhập cảnh tại cửa khẩu Tuy Phân Hà của Hắc Long Giang, phải bị cách ly tại Tuy Phân Hà trong 14 ngày. Sau đó, được chuyên viên và xe chuyên dụng đưa tới nơi cần đến. Những người cần chuyển tới các tỉnh khác phải thông báo cho ban chỉ huy của điểm đến trước 3 ngày, để sắp xếp xe thùng chuyên dụng và đưa vào bảng liệt kê, nhằm chuyển giao cho tỉnh khác quản lý.

Ông cũng nói rằng sau khi trở về địa phương, họ cần tiếp tục cách ly trong khu tập trung tại địa phương trong 7 ngày, đồng thời sau khi tiến hành xét nghiệm axit nucleic mà không có gì bất thường, mới được chuyển sang cách ly tại nhà 14 ngày và được đưa vào mạng lưới quản lý của khu dân cư. Cách ly tại nhà phải là “một người, một hộ gia đình hoặc một gia đình”. Những người không đáp ứng điều kiện này phải tiếp tục cách ly tập trung.

Điều này có nghĩa là họ tổng cộng bị cách ly 35 ngày.

Trên thực tế, gần đây đã có nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh sau khi hết thời gian cách ly ở Trung Quốc. Một người dân tại quận Triều Dương, Bắc Kinh, sau khi hết cách ly 14 ngày mới phát bệnh và lây cho ba thành viên trong gia đình. Sự cố này đã khiến quận Triều Dương trở thành khu vực rủi ro cao duy nhất tại Trung Quốc.

Sau đó, chính quyền các nơi tại Trung Quốc đành phải điều chỉnh lại thời gian cách ly. Ví dụ, Bắc Kinh khuyến nghị người dân hết thời gian cách ly, tiếp tục quan sát tại nhà trong vòng 7 ngày; Nội Mông và Quảng Tây đã thay đổi thành sau 14 ngày cách ly tập trung, sẽ tiếp tục cách ly 14 ngày tại nhà, 2 lần xét nghiệm axit nucleic, cùng 1 lần xét nghiệm kháng thể trong huyết thanh; Chiết Giang đã thay đổi thành sau 14 ngày cách ly tập trung tại các bệnh viện được chỉ định, phải tiếp tục quan sát tại điểm cách ly tập trung trong 14 ngày. Chính sách kiểm dịch kéo dài 35 ngày do Hắc Long Giang đưa ra hiện là thời gian cách ly dài nhất trên khắp Trung Quốc.

Điều đáng nói là Đàm Quân, một công chức của Văn phòng Quản lý Công viên Trẻ em thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, gần đây đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án cấp trung Vũ Hán, khiếu nại chính quyền tỉnh Hồ Bắc che giấu dịch bệnh. Ông đã chỉ ra trong đơn khiếu nại rằng theo báo cáo điều tra của Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc về trường hợp của bác sĩ Lý Văn Lượng, “người thổi còi” trước tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, cho thấy đầu tháng 12 năm ngoái đã có tin đồn về những trường hợp nhiễm viêm phổi không rõ nguyên nhân, hơn nữa còn lây từ người sang người, nhưng thông báo của Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc vào tháng Một năm nay vẫn tuyên bố rằng chưa phát hiện sự lây nhiễm của nhân viên y tế và không có bằng chứng rõ ràng cho thấy sẽ “lây từ người sang người”.

Đàm Quân nói, điều này cho thấy chính quyền Hồ Bắc cố tình che giấu dịch bệnh và hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, từ đó đã khiến một lượng lớn người dân tử vong.

Minh Tú

Xem thêm: