Tình hình dịch bệnh tại tỉnh Hà Bắc có vẻ nghiêm trọng, sau khi hai thành phố Hình Đài và Thạch Gia Trang vào ngày 8 và 9/1 đã hoàn thành vòng xét nghiệm sàng lọc toàn diện đầu tiên, ngày 10/1, thành phố Thạch Gia Trang tuyên bố lập tức tiến hành xét nghiệm sàng lọc toàn diện vòng 2, thành phố Hình Đài tuyên bố lấy mẫu xét nghiệm lần 2, lái xe taxi cần lấy mẫu xét nghiệm mỗi 24 giờ. 

27102ece911aa9a498f4f2d07d5dffdc 600x400 1
Dịch bệnh tại tỉnh Hà Bắc Trung Quốc bùng phát trở lại, ngày 6/1, khu dân cư ở thành phố Thạch Gia Trang xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm axit nucleic. (Ảnh từ Weibo).

Khởi động xét nghiệm sàng lọc lần 2 ngay sau khi kết thúc lần 1

Dịch viêm phổi Vũ Hán đang bùng phát trở lại tại Trung Quốc, tình Hà Bắc trở thành điểm nóng của dịch bệnh, trong đó dịch bệnh tại thành phố Thạch Gia Trang là nghiêm trọng nhất. Theo trang tin The Paper tại Trung Quốc Đại Lục đưa tin, hôm 10/1, ông Mạnh Tường Hồng – Phó Thị trưởng thành phố Thạch Gia Trang cho biết, địa phương đã khởi động xét nghiệm axit nucleic lần 2, sẽ tranh thủ hoàn thành trong 2 ngày.

Trong cùng ngày, chính quyền thành phố Hình Đài cũng cho biết, sẽ khởi động xét nghiệm axit nucleic đối với nhóm người trọng điểm, bao gồm những người đi lại giữa thành phố Thạch Gia Trang và Nam Cung, người tiếp xúc với nhiều người, nhân viên y tế tuyến đầu và những người thường trực, cán bộ cơ quan đảng chính quyền, người làm việc trong siêu thị và chuyển phát nhanh. Chính quyền thành phố tuyên bố, lái xe taxi sẽ xét nghiệm mỗi 24 giờ một lần.

Thông tin mới nhất từ chính quyền Trung Quốc cho biết, từ 0h – 23h ngày 10/1, tỉnh Hà Bắc có 82 ca xác nhận lây nhiễm, trong đó Thạch Gia Trang có 77 ca, (27 ca nhiễm không triệu chứng chuyển sang xác nhận lây nhiễm), thành phố Hình Đài có 5 ca. Ngoài ra, 49 ca nhiễm không triệu chứng tăng mới tại địa phương Hà Bắc, đều là ở thành phố Thạch Gia Trang. Ngày 2/1 đến hết ngày 10/1, tỉnh Hà Bắc có ít nhất 630 trường hợp xác nhận lây nhiễm và lây nhiễm không triệu chứng.

Tại cuộc họp báo, chính quyền tỉnh Hà Bắc không thể không thừa nhận lần dịch bệnh này vẫn chưa thấy được điểm chuyển ngoặt rõ ràng, rủi ro virus lây lan rộng vẫn còn tồn tại. Dự đoán bệnh nhân số 0 trong đợt dịch tại Thạch Gia Trang đã xuất hiện từ ngày 15/12 năm ngoái.

Nhiều tuyến đường sắt tại Hà Bắc dừng bán vé

Do tình hình dịch bệnh tại Hà Bắc nghiêm trọng, khu vực gần thủ đô lại càng không dám xem nhẹ, chính quyền đã thực thi biện pháp “tương tự phong tỏa”, nhiều nhà ga thuộc tuyến đường sắt Hà Bắc đi các nơi đều tạm ngừng bán vé đi Bắc Kinh, tức không thể nào đi tàu vào Bắc Kinh.

Tuy nhiên, người dân vẫn mua được vé từ Bắc Kinh đến Quảng Châu, Trịnh Châu, Quảng tây, Trùng Khánh, Thành Đô. Điều này cho thấy Bắc Kinh hiện đang thực thi biện pháp phong tỏa người dân “chỉ ra mà không vào được”.

Các khu vực có dịch bệnh nghiêm trọng ở Hà Bắc như Thạch Gia Trang, Hình Đài đều tạm ngưng bán vé đi các nơi trên toàn Trung Quốc, đồng thời đường sắt, xe bus công cộng tại Thạch Gia Trang cũng dừng hoạt động toàn diện.

Nhiều nơi hủy bỏ các hoạt động tập trung đông người, kêu gọi “đón tết tại chỗ”

Đến ngày 10/1, các khu vực có rủi ro lây nhiễm cao ở Trung Quốc đã lên đến 70 khu vực. Nhiều địa phương liên tiếp công bố thông báo khẩn, yêu cầu hủy bỏ các hoạt động tụ tập đông người dịp năm mới, và kiến nghị “đón tết tại chỗ”.

Ví dụ, thành phố Phàn Dương tỉnh Giang Tây đã ra thông báo “Thông báo liên quan đến kiểm soát tập trung ăn uống đông người”, yêu cầu rõ ràng rằng các tiệc ăn uống tập trung đông người đều nhất loạt hủy bỏ; các đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống sẽ kiểm soát số lượng người dưới 8 người trên một bàn.

Thành phố Vu Hồ tỉnh An Huy cũng tuyên bố, toàn thành phố sẽ nhất loạt không tổ chức cách hoạt động cỡ lớn như mừng năm mới, lễ chùa, v.v. Đề nghị khi tập trung ăn uống tại nhà cần khống chế dưới 10 người.

Chính quyền Hắc Long Giang yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nhất loạt hủy bỏ các hoạt động thăm hỏi năm mới, hoạt động họp thường niên, liên hoan, người dân “đón tết tại chỗ”.

Vắc-xin Trung Quốc có 80% phản ứng xấu không tốt thông thường

Ngày 9/1, ông Tăng Ích Tân – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc cho biết, Trung Quốc Đại Lục đến nay đã triển khai tiêm tổng cộng hơn 9 triệu liều vắc-xin viêm phổi Vũ Hán, và điều này chứng minh tính an toàn của vắc-xin Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Vương Hoa Khánh, chuyên gia của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc cho biết, theo kết quả kiểm nghiệm lâm sàng, hiện tại trên báo cáo “80% là phản ứng không tốt thông thường, trong đó có 6/10.000 là phản ứng dị thường, trong đó các phản ứng dị thường đa số đều là phát ban dị ứng, đương nhiên cũng có phản ứng dị ứng khác, bao gồm cả phản ứng phù mạch.”

Mặc dù Trung Quốc dẫn đầu về số lượng và tốc độ trong nghiên cứu vắc-xin viêm phổi Vũ Hán để cố gắng chuyển dịch vết nhơ về dịch bệnh, nhưng các tiêu chuẩn để phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc-xin vẫn luôn bị ngoại giới nghi ngờ.

Trước đó trên mạng xã hội Trung Quốc, có lan truyền một sách phiên bản điện tử hướng dẫn sử dụng vắc-xin của Sinopharm.

Chuyên gia về vắc-xin Trung Quốc Đào Lê Nạp (Tao Lina) đăng thông tin trên Weibo cho biết, phiên bản điện tử mới nhất của tờ hướng dẫn sử dụng vắc-xin Sinopharm “Chúng ái khả duy” (Zhong Ai Kewei) cho thấy ngày phê duyệt là ngày 30/12/2020, loại vắc-xin này có tới 73 loại phản ứng phụ cục bộ hoặc toàn thân, ngoài đau nhức tại nơi tiêm chủng, còn có tăng huyết áp hiếm gặp, và các tác dụng phụ nghiêm trọng như giảm thị lực, mất vị giác, chậm kinh, tiểu tiện không kiểm soát… Ông khẳng định đây là “vắc-xin không an toàn nhất trên thế giới.”

Cũng có “người trong nội bộ” nhắc nhở, “đợi người khác tiêm trước” rồi mới quyết định có tiêm hay không, cộng thêm lịch sử đen tối của vắc-xin do Trung Quốc sản xuất, cũng không thấy các quan chức cấp cao của Trung Quốc bắt chước các lãnh đạo phương Tây “đi đầu trong việc tiêm chủng trước”, nên đã khiến nhiều người lo ngại tính an toàn và hiệu quả thực tế của vắc-xin Trung Quốc sản xuất.

Theo một báo cáo của Đài Á Châu Tự do (RFA), hàng trăm nhân viên doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc ở Uganda, Angola và Serbia, sau khi được tiêm vắc-xin viêm phổi Vũ Hán của của Sinopharm liên tiếp nhiễm dịch bệnh.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: