Hồng Kông bùng phát đợt dịch viêm phổi Vũ Hán thứ 3, hiện ca chẩn đoán xác nhận (bao gồm cả nghi nhiễm) đã tăng lên 1.886 ca, số người tử vong tăng lên 12 người. Ngày 19/7 ghi nhận có hơn 100 ca lây nhiễm, đây là con số cao nhất trong ngày kể từ khi Hồng Kông bùng phát viêm phổi Vũ Hán.

lam trinh nguyet nga
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại cuộc họp báo ngày 19/7. (Ảnh: RTHK).

Trước đó, ông Lương Trác Vĩ (Gabriel Matthew Leung) – Viện trưởng Học viện Y thuộc  Đại học Hồng Kông, và ông Viên Quốc Dũng (Yuen Kwok-yung) – Cố vấn chính phủ Hồng Kông kiêm Giáo sư thỉnh giảng Khoa Vi sinh vật học Đại học Hồng Kông, đều hình dung tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, cho rằng hiện tại mới thực sự tiếp tục bùng phát dịch bệnh tại bản địa, hơn nữa virus đã biến đổi gen.

Dư luận cũng nhiều lần kêu gọi chính phủ Hồng Kông đóng cửa và bố trí làm việc tại nhà, tối 19/7, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cuối cùng đã gặp phóng viên, công bố các biện pháp liên quan. Đối với nguồn gốc của làn sóng dịch mới bùng phát là do chính phủ miễn trừ kiểm dịch với một số nhóm người, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phủ nhận và nói không nên đổ lỗi cho chính sách miễn trừ kiểm dịch.

Thực thi lệnh cấm nhà hàng đến cuối tháng

Chính phủ Hồng Kông công bố nhân viên công vụ sẽ làm việc tại nhà từ ngày 19/7, các cơ quan chính phủ chỉ cung cấp dịch vụ khẩn cấp hoặc cần thiết, tức là quay trở lại hoạt động của thời kỳ chống dịch, phần lớn các dịch vụ tại quầy đều tạm dừng. Các cơ quan liên quan sau đó sẽ công bố tình hình chi tiết, nhưng biện pháp thực thi tạm thời duy trì 1 tuần đến ngày 26/7. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết, 60% nhân viên công vụ cần phải đi làm, bao gồm tuyệt đại đa số lực lượng thực thi pháp luật và nhân viên y tế phòng chống dịch.

Ngày 15/6, Hồng Kông thực thi Chương 599I trong “Pháp lệnh Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật”, những người ngồi phương tiện giao thông công cộng cần phải đeo khẩu trang, nhưng vẫn có lác đác hành khách không tuân thủ quy định, do đó sẽ tiến hành cuộc họp đặc biệt, yêu cầu đeo khẩu trang ở tất cả các nơi công cộng.

Do ngày 15/7 đã thực thi hàng loạt các biện pháp thắt chặt, bao gồm lệnh cấm ăn uống tại nhà hàng sau 6 giờ tối đối với ngành dịch vụ ăn uống, lệnh cấm sẽ kéo dài nhiều ngày cho đến ngày 28/7. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết, từng cân nhắc thực thi thời gian cấm nhà hàng đến bữa trưa, nhưng cuối cùng nghiên cứu cho rằng người dân thông thường có mức sống chênh lệch, ảnh hưởng quá lớn, do đó chưa thực thi; nhưng nhấn mạnh cần phải thực hiện nghiêm lệnh cấm này, cơ quan chức năng sẽ tăng cường tuần tra kiểm soát tình hình thực tế và giám sát.

Bắt buộc đeo khẩu trang

Trước đó chính phủ vẫn luôn từ chối bố trí cho nhân viên công vụ làm việc tại nhà, nói rằng tất cả phải làm ở nhà là không thích hợp, hiện nay lại thực thi bố trí liên quan, khi được hỏi liệu có phải trước sau có sự mâu thuẫn không nhất quán, bà  Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chối thừa nhận biện pháp của chính phủ có lỗ hổng.

Cục trưởng Cục sự vụ Công vụ viên Nhiếp Đức Quyền (Patrick Nip Tak-kuen) bổ sung, theo kinh nghiệm 6 tháng qua, chính phủ trước khi đưa ra biện pháp thì cần phải cân bằng ảnh hưởng dịch bệnh, ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống người dân. Trước đó, khi chưa làm việc tại nhà, đã có yêu cầu nhân viên công vụ làm tốt phòng chống dịch, và cung cấp đầy đủ vật dụng phòng chống dịch, do đó chưa có bố trí (làm việc tại nhà). Hiện tại dịch bệnh trở lên nghiêm trọng, chính phủ cho rằng cần thực thi biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, và người dân đều ủng hộ chính sách liên quan, cho nên đã đưa ra biện pháp cho nhân viên công vụ làm việc tại nhà.

Về việc bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng cả trong nhà và ngoài trời, Cục trưởng Cục Thực phẩm và Y tế Trần Duật Thủy (Sophia Chan) cho biết, do hiện đang có lệnh cấm ăn uống tại nhà hàng, dòng người tập trung đến khu vực trong nhà như siêu thị, còn có tình huống khác nhau, ví dụ phòng tập thể dục, đều khó có thể đeo khẩu trang, cho nên biện pháp đang thực thi trước tiên là nhắm vào khu công cộng bên trong nhà. Bà bổ sung thêm: Hành khách ngồi xe bus sẽ bắt buộc đeo khẩu trang từ ngày 15/7, đến nay đã tiếp nhận 40 trường hợp tố cáo không tuân theo quy định liên quan, nhưng đa số sau khi được khuyên bảo thì đều đã đeo khẩu trang.

Khi được hỏi việc dịch bệnh liệu có ảnh hưởng đến thời gian bầu cử Hội đồng lập pháp, bà Lâm cho biết bầu cử là việc nghiêm túc, sẽ không tùy tiện thay đổi.

Bà Lâm phủ nhận biện pháp miễn trừ kiểm dịch có lỗ hổng

Hiện tại tất cả người nhập cảnh qua sân bay đều phải qua xét nghiệm virus, chứng thực kết quả âm tính thì mới có thể ở nhà để kiểm dịch 14 ngày, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết, đưa người liên quan đến khách sạn để kiểm dịch là tương đối thích hợp, do đó sẽ cho chính phủ thuê xe bố trí đưa đón. Từ ngày 26/7, Chương 599H sẽ được triển khai. Nếu hành khách đến từ bảy khu vực có rủi ro cao, họ phải đăng ký tại các khách sạn được chỉ định sau khi đến Hồng Kông và phải chịu chi phí.

Về việc ngoại giới liên tiếp chỉ trích có một bộ phận người được chính phủ miễn trừ kiểm dịch nên đã trở thành nguồn phát tán dịch mới, khi được hỏi liệu chính sách có lỗ hổng hay không, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phủ nhận và nói không nên đổ lỗi chính sách miễn trừ kiểm dịch, bởi vì chính sách liên quan là vô cùng quan trọng đối với kinh tế và đời sống của người dân Hồng Kông, người được miễn trừ là người cung cấp dịch vụ cần thiết, như tài xế lái xe hàng, do đó không thể tính là lỗ hổng.

Bà Trần Duật Thủy cho biết, miễn trừ đối với những người làm dịch vụ cần thiết là vô cùng quan trọng đối với kinh tế Hồng Kông, Sở Y tế yêu cầu người liên quan đeo khẩu trang, cũng yêu cầu mỗi ngày phải kiểm tra thân nhiệt, đến Hồng Kông cần phải làm xét nghiệm, chính sách liên quan đã có sự thu hẹp.

Ngoài ra, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết, nhiều ca nhiễm bản địa phần lớn là ở vùng đông Cửu Long, do đó chính phủ sẽ tăng cường khử trùng tiêu độc ở khu Hoàng Đại Tiên, Từ Vân Sơn, hiện cần tiến hành xét nghiệm virus đối với nhóm người, bao gồm viện dưỡng lão, nhà hàng, quản lý khu dân cư, đều ưu tiên ở phía đông Cửu Long, và sẽ hỗ trợ đối với những người ở nhà thời gian dài thực hiện cách ly.

Lý Tùng Nhi

Xem thêm: