Ngày 27/1 là ngày kỷ niệm Nạn nhân diệt chủng (Holocaust Memorial Day). Việc chính quyền Trump xác định Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ tiếp tục trở thành tiêu điểm chú ý của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, cựu Cục trưởng An ninh Hồng Kông, nghị viên Hội đồng lập pháp Diệp Lưu Thục Nghi (Regina Ip), đã có ngôn luận gây sốc trên Twitter, đề cập đến cả nữ diễn viên đang nổi tiếng tại Trung Quốc là Địch Lệ Nhiệt Ba. Logic trong dòng tweet của bà Diệp đã gặp phải chỉ trích của nhiều phóng viên nước ngoài.

p2868341a511161077
Nữ diên viên nổi tiếng Trung Quốc Địch Lệ Nhiệt Ba (Ảnh: Weibo cá nhân của Địch Lệ Nhiệt Ba / Wikipedia)

Trong ngày cuối cùng của chính quyền Tổng thống Trump, phía Mỹ đã tuyên bố ĐCSTQ phạm tội “diệt chủng”“chống lại loài người” tại Tân Cương. Đương nhiệm Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Pompeo đã lên án ĐCSTQ cưỡng bức đồng hóa và tiêu diệt nhóm dân tộc thiểu số và nhóm tôn giáo dễ bị tổn thương, giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác tại Tân Cương, thực thi giám sát và tẩy não. Việc định tính hành vi của ĐCSTQ này cũng được chính quyền mới Biden xác nhận và tiếp tục. 

Trang tin Stand News tại Hồng Kông đưa tin, ngày 28/1, theo giờ Hồng Kông, bà Diệp Lưu Thục Nghi (Regina Ip) – Chủ tịch Đảng Dân chủ Mới, đồng thời là thành viên của của Hội nghị hành chính Hồng Kông, đã đăng bài viết bằng tiếng Anh trên Twitter, “Mỹ chỉ trích Trung Quốc diệt chủng tại Tân Cương, nhưng Địch Lệ Nhiệt Ba là một trong những ngôi sao ‘hot’ nhất tại Trung Quốc, cô ấy không phải là câu chuyện thành công duy nhất của Tân Cương. Diệt chủng gì chứ”

Phóng viên nước ngoài giận giữ “tweet bỉ ổi nhất trên thế giới”

Tweet của bà Diệp Lưu Thục Nghi vừa đăng, đã lập tức thu hút sự chú ý của các phóng viên nước ngoài, họ cùng lên tiếng chỉ trích bà. Don Weinland – Phóng viên Trung Quốc của tờ The Economist, hình dung ngôn luận của bà Diệp “có thể là tweet bỉ ổi nhất trên thế giới”. Tổng biên tập khu vực Hồng Kông – Ma Cao – Đài Loan của Hãng tin AFP viết rằng: “Do Tân Cương xuất hiện một minh tinh, thì đại biểu rằng không xảy ra tội nhân đạo nào sao?”

Debi Edward – Đặc phái viên tin tức châu Á của ITV nói thẳng rằng, trong mắt của bà Diệp “chỉ có người nổi tiếng và câu chuyện thành công, không có chuyện diệt chủng”. 

Gerry Doyl – biên tập viên tin tức châu Á của Reuters đã đề cập đến logic của bà Diệp, và lấy ví dụ về sự nổi tiếng của nhạc sĩ người Mỹ gốc Phi Jimi Hendrix vào những năm 1960: “Bởi Jimi Hendrix là một trong những nhạc sĩ được chào đón nhất những năm 1960, thì chứng minh rằng không có phân biệt chủng tộc trong những năm 1960?”

Cư dân mạng cũng để lại bình luận dưới tweet của bà Diệp: “Trong thời kỳ Thế chiến thứ 2 nếu có minh tinh điện ảnh người Do Thái, thì đại thảm sát bèn không tồn tại?”; “Người ta nói khủng long đã tuyệt chủng, Công viên kỷ Jura lại là loạt phim điện ảnh hot nhất, tuyệt chủng ở đâu?”

Có người tức giận mắng bà Diệp “logic kiểu Trung Cộng”; “Điều này phản ánh chỉ số IQ của phe kiến chế và quan chức Hồng Kông”. Cũng có người hỏi bà Diệp sao lại vội vã nịnh nọt ĐCSTQ, có phải là “muốn làm Đặc khu trưởng đến phát điên rồi?”

Diễn viên Địch Lệ Nhiệt Ba là người Duy Ngô Nhĩ, sinh năm 1992 tại Ô Lỗ Mộc Tề. Sau khi tốt nghiệp Khoa biểu diễn của Học viện hý kịch Thượng Hải, năm 2013 khởi đầu nghề nghiệp với bộ phim truyền hình A Na Nhĩ Hãn, năm 2018 nhờ bộ phim truyền hình “Lý Tuệ Trân xinh đẹp” đã trở thành “Nữ thần Kim Ưng” trẻ tuổi nhất của Giải thưởng Truyền hình Kim Ưng Trung Quốc.

Hồng Kông bị “Tân Cương Hóa”, thân phận người Hồng Kông bị đàn áp có hệ thống

Nhà văn “Thư Sinh Bác Dụng” có bài phân tích trên Facebook về sự kiện này, ông cho rằng việc bà Diệp biểu thị trung thành bắt nguồn từ việc Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức tuyên bố Trung Quốc phạm tội “diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ. Việc định tính này là vô cùng hiếm có, là đại sự trong ngoại giao của Mỹ. Điều quan trọng hơn là “tội diệt chủng” có định nghĩa nghiêm ngặt, trong luật pháp quốc tế cũng có tính ràng buộc, cho nên truyền thông nước ngoài phổ biến cho rằng đây là sự lên án nghiêm khắc nhất đối với Trung Quốc trong lịch sử của Mỹ, cũng đặt định cho cuộc đấu tranh Mỹ – Trung có xu hướng gay cấn hơn.

Bài viết trích dẫn định nghĩa “diệt chủng” trong “Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt tội diệt chủng”, bắt đầu nói từ chỗ “cố ý tiêu diệt toàn bộ hoặc cục bộ một dân tộc, nhân chủng, chủng tộc hoặc đoàn thể tôn giáo”, để nhấn mạnh “diệt chủng” không phải chỉ là đại thảm sát, mà còn bao gồm cả việc thực thi các thủ đoạn cưỡng chế cực kỳ thái quá (ví dụ như đưa vào trại giáo hóa, tẩy não tập thể, chia tách gia đình), hủy hoại bản sắc và tư tưởng văn hóa dân tộc, cưỡng bức họ chấp nhận một phương thức sinh sống mới.

Những điều kiện này khiến người ta nghĩ đến hoàn cảnh hiện tại của Hồng Kông. Bởi vì dấu hiệu “Tân Cương hóa Hồng Kông” bắt đầu lần lượt xuất hiện. Bao gồm: việc đồng ý thân phận “người Hồng Kông” bị chính quyền đàn áp có tính hệ thống, dù nói một câu “người Hồng Kông cố lên” cũng có thể trở thành tội danh vi phạm Luật An ninh quốc gia, đây là chưa nói đến sự thanh tẩy đối với ngôn ngữ, tư tưởng, văn hóa; ngày càng nhiều người Hồng Kông lưu vong hoặc buộc phải di dân; tự do nhân thân của người Hồng Kông bắt đầu bị hạn chế một cách tùy tiện, bao gồm tùy ý phong tỏa khu vực, cảnh sát mặc thường phục giám sát tại sân bay, đi ra ngoài bị chặn lại kiểm tra và bị bắt; trấn áp bạo lực sau phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ năm 2019 đã khiến cho tinh thần của người Hồng Kông bị tổn thương nghiêm trọng, di chứng sau vết thương của người Hồng Kông và chứng trầm cảm của người Hồng Kông ngang với tỷ lệ dân số của khu vực chiến tranh. 

Bài viết chỉ ra, bà Diệp Lưu Thục Nghi cho rằng toàn bộ dân tộc đều chết hết thì mới là “diệt chủng”, đây là truyện cười quốc tế. Nhưng logic của bà cũng thể hiện trước cái gọi là “hôm nay Tân Cương, ngày mai Hồng Kông”, có lẽ có một ngày, Hồng Kông sẽ hoàn toàn biến thành giống như Tân Cương “chính quyền sẽ lấy Trần Bách Tường (Chan Pak Cheung, diễn viên) làm ví dụ để chứng minh người Hồng Kông vẫn rất thành công, và có cuộc sống tốt đẹp”. 

Lý Gia Hoành, Vision Times

Xem thêm: