Hơn một năm kể từ khi dịch bệnh hoành hành, truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã liên tục lớn tiếng phản đối, coi việc đặt tên virus là hành động “kỳ thị”, đồng thời gán tội danh “phản Hoa” (chống Trung Quốc) cho các nhân vật và lãnh đạo chính trị phương Tây, chỉ trích các tổ chức phi chính phủ và các cuộc điều tra về nguồn virus, yêu cầu ĐCSTQ chịu trách nhiệm giải trình và bồi thường. Hơn nữa, ĐCSTQ cũng phỉ báng một số kênh truyền thông nước ngoài đã đưa tin trung thực về nguồn gốc của virus và về việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, ngăn cản người Trung Quốc hiểu được sự thật.

p2620981a114576529 ss
Vào đầu năm nay, khi bệnh viêm phổi ở Vũ Hán bùng phát, thi thể người đầy rẫy khắp nơi trong các bệnh viện ở Vũ Hán. (Ảnh chụp màn hình video).

ĐCSTQ thổi phồng về “kỳ thị” không phải vì trân trọng hình ảnh của đất nước, mà bởi vì đảng biết rằng việc che giấu thông tin về dịch bệnh và trì hoãn việc ngăn chặn dịch bệnh toàn cầu đã trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho hàng trăm triệu người bị lây nhiễm và hơn ba triệu người tử vong, trách nhiệm này đã bị phơi bày khắp mọi nơi, đảng dù có muốn cũng không thể chối bỏ.

Đã có quá nhiều bằng chứng thực tế về sự bùng phát, lây lan và công tác phòng chống dịch… gây bất lợi cho ĐCSTQ, nhiều trong số đó đến từ các nguồn của Chính phủ Đại Lục. Ngay cả ‘cái khiên chống tên’ của ĐCSTQ là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không phải lúc nào cũng nhất trí với đảng. Hơn nữa, người dân (bao gồm các công dân, nhân viên y tế, nhà báo, v.v.) ở Vũ Hán và những địa phương khác đã vượt phong tỏa tường lửa để gửi tin nhắn, âm thanh hoặc video trực tiếp thu được. Ngoài ra, một số chính phủ phương Tây, các chính trị gia, các phương tiện truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và cư dân mạng hầu như đều chỉ tay vào ĐCSTQ khi họ bình luận về các vụ việc liên quan, đồng thời họ cũng bày tỏ quan tâm đến người dân Vũ Hán và toàn Trung Quốc.

Vì vậy, điều mà ĐCSTQ gọi là “kỳ thị” không phải là hạ bệ “Trung Quốc” hay “người Trung Quốc”, mà chính là để chất vấn và chỉ trích ĐCSTQ. Lấy tên gọi “virus Trung Cộng” làm ví dụ, tên gọi này không những chỉ ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề mà còn tuân thủ các khuyến nghị của WHO: không liên quan đến tên, họ hoặc địa điểm của ai đó. Tuy nhiên, đây chính xác là những gì ĐCSTQ lo sợ và không thể bỏ qua, vì vậy đảng phải lần nữa chơi lại con bài chủ nghĩa dân tộc để trả đũa.

I. Những nghi ngờ do chính ĐCSTQ và truyền thông Đại Lục tiết lộ

Thông qua các kênh truyền thông và ngoại giao, ĐCSTQ đã quảng bá mạnh mẽ rằng dưới sự lãnh đạo của đảng, Trung Quốc đã đạt được “thắng lợi” trong cuộc chiến chống lại nạn dịch, thổi phồng rằng “nhân dân là trên hết”, và gắng sức để tạo dựng hình ảnh một quốc gia trách nhiệm, còn yêu cầu người dân Trung Quốc biết ơn đảng, yêu cầu thế giới biết ơn Trung Quốc dưới sự cai trị của đảng. Tuy nhiên, nhiều tin tức từ ĐCSTQ và các kênh truyền thông trong nước lại làm dấy lên sự nghi ngờ mạnh mẽ từ ngoại giới. Sau đây chỉ là một vài ví dụ:

  1. Vụ việc Bác sĩ Lý Văn Lượng

Ngày 30/12/2019, bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán đã đưa ra cảnh báo trên mạng xã hội về loại bệnh dịch tương tự SARS, sau đó vì chuyện này mà ông đã bị cảnh sát khiển trách. Vào ngày 2/1/2020, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát đi tin tức về việc cảnh sát Vũ Hán đã điều tra và xử lý 8 “kẻ tung tin đồn” một ngày trước đó, bác sĩ Lý Văn Lượng cũng nằm trong số này. Đến khi dịch bệnh bùng phát, mọi người mới nhận ra rằng những gì bác sĩ Lý và những người khác đã lan truyền không phải là tin đồn, mà thực sự là thông tin cứu mạng. Do đó, khó mà tin được tuyên truyền của ĐCSTQ. Sau cái chết của bác sĩ Lý, dư luận đã bùng nổ tức giận. Một số cư dân mạng cho biết: “Quan chức nói rằng đó là do nhiễm virus. Chúng tôi có lý do để nghi ngờ ông ấy đã chết như thế nào!”

Để xoa dịu sự tức giận của quần chúng, ĐCSTQ đã cử một nhóm điều tra đến “làm màu”, truy tặng ông là liệt sĩ, nhưng lại không hề trừng phạt các kênh truyền thông của đảng như CCTV… đã vu cho bác sĩ Lý “tung tin đồn”, chứ chưa nói đến việc đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ để làm rõ nguyên nhân cái chết. Tóm lại, vụ việc bác sĩ Lý Văn Lượng đã gây chấn động cả Trung Quốc và nước ngoài, phơi bày nhiều thủ đoạn mờ ám của ĐCSTQ trong việc xử lý nạn dịch.

  1. Thị trưởng Vũ Hán thừa nhận “bài học sâu sắc”

Vào ngày 21/1/2020, trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên CCTV, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng (Zhou Xianwang) đã nói về ca lây nhiễm chéo tại Bệnh viện Hiệp Hòa trực thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, gọi đó là “bài học sâu sắc”, và cũng cho biết “điều này cũng liên quan đến sự hiểu biết của chúng ta về tác hại và sự lây lan của loại virus này, ngay từ đầu đã không đạt đến mức cao như vậy.”

Vào thời điểm đó, ông Chu Tiên Vượng đã đề cập rằng mắt xích yếu trong việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm là “vẫn còn dân số lưu động, bởi vì lễ hội mùa xuân ở đây, chúng tôi có hơn 5 triệu dân số lưu động ở Vũ Hán, họ muốn đi ra ngoài …”

Hai ngày sau, vào ngày 23/1/2020, hãng truyền thông Tân Hoa Xã đưa tin “Chợ Hải sản Hoa Nam Vũ Hán là nơi đầu tiên xảy ra dịch viêm phổi virus corona mới, và các chuyên gia cho rằng đây có thể là nguồn gốc của dịch bệnh”. Bài báo dẫn lời ông Chu Tiên Vượng trả lời phỏng vấn rằng: “Sự tồn tại của chợ thủy sản Hoa Nam là một bài học sâu sắc, rất đáng để suy ngẫm và đúc kết”.

Vào ngày 27/1 cùng năm 2020, ông Chu Tiên Vượng nói với một phóng viên CCTV: “Các bệnh truyền nhiễm có Luật Phòng chống và Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, phải theo luật để công bố. Với tư cách là chính quyền địa phương, sau khi có được thông tin, cần sự cho phép từ cấp cao hơn mới được phép công bố. Vào thời điểm đó, nhiều người đã không hiểu điều này.”

Một số bài phát biểu trước công chúng của ông Chu đã tiết lộ thông tin nội bộ đáng kinh ngạc: 

Thứ nhất, Chính quyền thành phố Vũ Hán không có quyền tiết lộ tình hình các bệnh truyền nhiễm và “người được ủy quyền” thực sự phải chịu trách nhiệm trực tiếp hơn về sự lây lan của dịch bệnh.

Thứ hai, trong giai đoạn đầu, ĐCSTQ cho rằng Chợ Hải sản Hoa Nam có thể là nguồn gốc của dịch bệnh, sau đó, các chuyên gia và học giả cho rằng Viện Virus học Vũ Hán cách chợ thủy sản này không xa, có thể là nguồn chính xác, đó là một phỏng đoán hợp lý.

Thứ ba, chính quyền địa phương Vũ Hán đã “không đủ nhận thức” về tác hại của căn bệnh truyền nhiễm này, cho thấy rằng các quan chức đảng và chính phủ bị nghi ngờ là không làm tròn trách nhiệm. Theo quan điểm của những bài học kinh nghiệm từ SARS năm 2003, Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống thông báo dịch bệnh đắt tiền và được cho là hiệu quả, nhưng hệ thống này đã không phát huy hết vai trò của nó vào đầu năm 2020, cho thấy trách nhiệm thuộc về Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, bởi vì “đảng lãnh đạo tất cả”.

Thứ tư, ông Chu Tiên Vượng và những người khác từ lâu đã nhận ra rằng 5 triệu dân lưu động ở Vũ Hán là một nguy cơ tiềm ẩn trong việc lây lan virus, nhưng họ đã để 5 triệu người tràn đến các địa phương khác của Trung Quốc và các nước khác trên thế giới, gây ra đại dịch toàn cầu. ĐCSTQ không thể trốn tránh trách nhiệm của mình.

  1. Trọng tâm của các phương tiện truyền thông đảng không phải là dịch bệnh, không phải là người dân

Vào tối ngày 22/1 và ngày 23/1 năm ngoái, trước và sau khi Vũ Hán bị phong tỏa, nội dung chính trên “Mạng tin tức” của CCTV và “Nhân dân Nhật báo” đều là “tin vui” sẵn sàng cho Tân xuân chúc tết. Điều này cho thấy đảng không hề coi trọng sự sống chết của người dân Vũ Hán.

Sau đó, do mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và áp lực từ bên ngoài, truyền thông đảng mới bắt đầu tăng cường đưa tin về dịch bệnh, nhưng tất cả đều nêu bật “sự vĩ đại” của đảng, hết lời ca ngợi bản thân và thậm chí yêu cầu người dân phải biết ơn.

  1. Báo cáo Đại Lục bị chặn

Vào ngày 1/2/2020, tạp chí “Tài Kinh” của Đại Lục đăng một báo cáo dài có tiêu đề “Những người nằm ngoài số liệu thống kê: Họ chết vì ‘bệnh viêm phổi thông thường’?”. Phóng viên đã phỏng vấn mười mấy người bị nhiễm dịch ở Vũ Hán, thân nhân và bác sĩ, chỉ ra rằng số ca nhiễm và tử vong trong báo cáo chính thức của ĐCSTQ là không đáng tin cậy. Báo cáo này nhanh chóng bị xóa, sau đó Ban Tuyên giáo Trung ương và Ủy ban Chính trị & Pháp luật đã ra lệnh kiểm tra nghiêm ngặt các phương tiện truyền thông, đồng thời đẩy mạnh quảng bá các “tin tức ấm áp”, “năng lượng tích cực”, “cờ đảng tung bay”...

  1. ĐCSTQ đột ngột điều chỉnh tăng số người chết

Vào sáng ngày 17/4/2020, Bộ chỉ huy Phòng chống dịch Vũ Hán ra thông báo, “điều chỉnh” số ca nhiễm COVID-19 tại địa phương tăng thêm 1.290, nâng tổng số ca chết lên 3.869 người. Dữ liệu quốc gia có liên quan cũng đã thay đổi tương ứng. Động thái này đã gây bức xúc trong dư luận. Ngoại giới cho rằng số ca nhiễm và tử vong do ĐCSTQ công bố là quá thấp và buộc phải thay đổi dưới những nghi ngờ và áp lực mạnh mẽ trong và ngoài nước.

II. Tiếng nói từ Hồ Bắc — ĐCSTQ có dám báo cáo không?

Vũ Hán là phát sinh virus và cũng là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh. Tiếng nói của người dân Vũ Hán và Hồ Bắc chưa qua kiểm duyệt của ĐCSTQ có thể giải thích rõ nhất vấn đề.

Vào ngày 7/2/2020, ông Phương Bân (Fang Bin), công dân Vũ Hán, nói trên kênh YouTube “Wuhan Direct Attack” rằng dịch viêm phổi hôm nay không đơn giản chỉ là một thảm họa tự nhiên, mà là một thảm họa nhân tạo. ĐCSTQ cố gắng che đậy và đàn áp bác sĩ Lý Văn Lượng; sau khi không thể tiếp tục giấu giếm, đảng lại bắt đầu phong tỏa thành phố, gây ra tình trạng quá tải ở các bệnh viện, sân bay và cửa hàng, khiến cho những người không bị viêm phổi cũng đã bị lây nhiễm. Ba đến bốn trăm nghìn người chạy trốn đã mang virus đến khắp Trung Quốc và toàn thế giới.

Ông Phương Bân đã quay phim tình hình một số bệnh viện ở Vũ Hán, nhưng sau đó bị chính quyền bắt giữ, hiện vẫn chưa rõ tung tích.

Vào ngày 29/2/2020, cư dân Vũ Hán “Nhị thủy dữu tử trà” (二水柚子茶) đã viết trong một bài đăng trên blog: “Vào sáng ngày 19, mẹ tôi cuối cùng đã được đưa đến khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán bằng một chiếc xe cứu thương, vào phòng cấp cứu cuối cùng, sau đó tôi đã tận mắt chứng kiến tất cả những bi kịch của con người – dù bệnh nặng đến đâu, dù van xin thế nào, bác sĩ cũng sẽ không nhận, bởi vì không có giường bệnh. Tiếng kêu, van xin, quỳ lạy, từng người một được xe cứu thương đưa tới, lại bị xe cứu thương trả về, nối liền không dứt…”

“Có quá nhiều bệnh nhân như mẹ tôi đã ra đi, nhưng họ không được tính vào số lượng tử vong và sẽ không được công bố. Bên ngoài có rất nhiều lời khen ngợi, và tình hình tốt, như thể mất trí nhớ tập thể vậy”. “Dân chúng bình thường ​​trước thảm họa chỉ là kiến, đồ quyên góp từ khắp nơi trên cả nước, chúng tôi ngay cả cọng lông cũng chưa từng được thấy.”

Ngày 13/3, một người đàn ông đến từ Hồ Bắc đã nói trên mạng: “Bạn không thể tưởng tượng được đây là loại chính quyền gì, chính xác thì chính quyền này làm gì? Tại sao người Trung Quốc lại phải sống đau thương đến thế?”

Vào ngày 15/4, ông Đàm Quân (Tan Jun), một công chức ở Nghi Xương, Hồ Bắc, đã công khai kiện Chính quyền tỉnh Hồ Bắc che giấu dịch bệnh và nói với tờ Epoch Times rằng ĐCSTQ đã sử dụng bộ máy nhà nước để đối phó với người dân, ông coi nhẹ việc thắng hay thua trong vụ kiện. “Chuyện này nhất định phải có người chịu trách nhiệm, quá nghiêm trọng rồi. Là một người gốc Hồ Bắc, tôi nghĩ cần phải đứng lên kêu gọi Chính quyền tỉnh Hồ Bắc phải có trách nhiệm.”

Vào ngày 12/5, bà Dương Mẫn (Yang Min), một công dân của Vũ Hán, muốn đòi công bằng cho cô con gái đã chết vì dịch bệnh của mình, nhưng lại bị các nhân viên cộng đồng nhốt trong chung cư và không được phép ra ngoài. Lời kêu gọi của người mẹ này như sau: Yêu cầu truy cứu trách nhiệm pháp luật tất cả các quan chức đã che giấu dịch bệnh và tội ác chống lại loài người, yêu cầu tiết lộ sự thật, xin lỗi công khai tất cả thân nhân của các nạn nhân, đồng thời bồi thường thiệt hại về kinh tế và tinh thần cho các gia đình.

Vào ngày 11/6 năm ngoái, theo tổ chức dân quyền Minsheng Observation (Dân sinh quan sát), anh Trương Hải (Zhang Hai), một công dân của Vũ Hán, đã gửi bốn đơn khiếu nại bằng thư chuyển phát nhanh đến Tòa án Nhân dân Trung cấp Vũ Hán, nói rõ rằng “nếu chính phủ và bộ phận chức năng trực thuộc, Ủy ban Y tế và Sức khỏe không cố tình che giấu thông tin thực sự của dịch bệnh với công chúng và tung thông tin sai lệch”, anh sẽ không bao giờ đưa cha mình trở lại Vũ Hán để phẫu thuật, kết quả là cha anh bị lây nhiễm virus Trung Cộng tại bệnh viện và qua đời vì bệnh dịch này. Sau đó, chính quyền hai thành phố Thâm Quyến và Vũ Hán đã cử người đến tận nơi để thuyết phục anh Trương Hải rút đơn kiện, đồng thời tài khoản mạng xã hội của anh cũng bị đình chỉ. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nước ngoài vào giữa tháng Chín, tòa án đã bác bỏ phiên xử sơ thẩm, và anh Trương đã nộp đơn kiện lên tòa án tỉnh. 

III. Báo cáo nghiên cứu ở nước ngoài tiết lộ điều gì?

  1. Báo cáo của Viện nghiên cứu Anh đánh giá khả năng phạm tội của ĐCSTQ

Vào ngày 6/4/2020, Viện nghiên cứu Henry Jackson Society của Anh đã tiến hành một nghiên cứu khảo sát có tiêu đề:Bồi thường virus corona: Đánh giá trách nhiệm hình sự tiềm tàng của Trung Quốc (ĐCSTQ) và các con đường phản ứng pháp lý”.

Báo cáo cho rằng việc Chính phủ Trung Quốc sớm xử lý dịch bệnh và không báo cáo đầy đủ thông tin cho WHO đã vi phạm Điều 6 và Điều 7 của Quy định Y tế Quốc tế [IHR], một Hiệp ước mà Trung Quốc là một bên ký kết và có nghĩa vụ pháp lý phải tuân theo. Những vi phạm này đã cho phép dịch bệnh bùng phát nhanh chóng lan ra bên ngoài Vũ Hán, nơi xuất phát của nó.

Đồng tác giả Matthew Henderson của báo cáo chỉ ra: “ĐCSTQ không chấp nhận bài học của đại dịch SARS năm 2002-2003. Kể từ khi bùng phát COVID-19, những sai lầm, dối trá và tin tức giả của họ đã gây ra hậu quả chết người hơn nhiều so với (SARS).”

“Báo cáo này không có chút nào buộc tội người dân Trung Quốc. Họ cũng là những nạn nhân vô tội, giống như chúng ta vậy. Đây là lỗi của ĐCSTQ.”

Ông Henderson viết: “Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy Chính phủ Trung Quốc:

– Không tiết lộ dữ liệu có thể cho thấy bằng chứng về việc lây truyền từ người sang người trong khoảng thời gian lên đến ba tuần kể từ khi nhận thức được điều đó, là vi phạm Điều 6 và Điều 7 của Quy định Y tế Quốc tế.

– Đã cung cấp cho WHO thông tin sai lệch về số ca nhiễm từ ngày 2/1/2020 đến ngày 11/1/2020, vi phạm Điều 6 và Điều 7 của Quy định Y tế Quốc tế.

– Mặc dù biết rõ về sự lây truyền từ người sang người, nhưng đã cho phép 5 triệu người (gần tương đương với quy mô của khu vực đô thị San Francisco ở California hoặc khu vực Greater Boston ở Massachusetts, và gấp 5 lần dân số của Birmingham, Vương quốc Anh) được rời Vũ Hán trước khi phong tỏa thành phố vào ngày 23/1/2020.”

Bản báo cáo viết: “Hiện nay Trung Quốc (ĐCSTQ) đã triển khai một cuộc chiến thông tin phức tạp và tinh vi để cố gắng thuyết phục thế giới rằng họ không phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này. Ngược lại, thế giới nên biết ơn những gì Trung Quốc (ĐCSTQ) đang làm.”

Báo cáo cũng đề cập về một nghiên cứu của Đại học Southampton trước đây cho thấy rằng – nếu các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt được đưa ra 3 tuần trước đó – thì khả năng lây lan của bệnh sẽ giảm khoảng 95%.

  1. Báo cáo của Ban điều tra Hạ viện Hoa Kỳ

Vào ngày 15/6/2020, nhóm điều tra của Hạ viện Hoa Kỳ đã công bố “Báo cáo tạm thời về nguồn gốc của Đại dịch toàn cầu COVID-19, bao gồm vai trò của ĐCSTQ và WHO”. Dân biểu Michael McCaul, người dẫn đầu báo cáo cho biết: “Nhiều tháng điều tra cho thấy rõ ràng rằng sự che đậy của ĐCSTQ đối với loại virus corona mới, đặc biệt là vào giai đoạn đầu của đợt bùng phát, đóng một vai trò quan trọng trong việc biến những gì có thể là một dịch địa phương thành một đại dịch toàn cầu.”

Báo cáo đưa ra 3 đề xuất: Thay thế lãnh đạo của Tổ chức Y tế Thế giới, khởi động một cuộc điều tra quốc tế về hành vi che giấu thông tin của ĐCSTQ trong giai đoạn đầu của đại dịch và cải cách Quy chế Y tế Quốc tế.

  1. Ai sẽ được lợi từ việc giữ trách nhiệm giải trình trước ĐCSTQ?

Người dân Đại Lục ở Vũ Hán, Hồ Bắc và những nơi khác là nạn nhân lớn nhất của bệnh dịch, chịu đựng sớm nhất và nặng nề nhất. Cho đến nay, số ca nhiễm và tử vong thực tế ở Trung Quốc vẫn bị chính quyền che đậy. Những công dân được biết đến là những người dám kiện chính phủ đã bị đàn áp, và yêu cầu bồi thường là vô vọng.

Trong vài thập kỷ qua, hàng triệu quan chức tham nhũng của ĐCSTQ đã biển thủ bao nhiêu mồ hôi nước mắt của người dân, nhưng khi virus tấn công, những quan chức “đại diện” cho nhân dân này đã cố gắng kiểm soát thông tin, trì hoãn việc điều trị cho bệnh nhân, trấn áp “người thổi còi”, và bắt giữ nhà báo công dân, đe dọa những người dân khiếu nại theo quy định của pháp luật

Vì vậy, quy trách nhiệm cho ĐCSTQ là ngăn chặn hệ thống tà ác này tiếp tục phạm tội, và ngăn chặn nó tiếp tục xem thường mạng sống của người dân. Yêu cầu đòi bồi thường từ chế độ ĐCSTQ không phải để chia tài sản của người dân Trung Quốc, mà là áp lực đạo đức và pháp lý với ĐCSTQ để buộc họ phải thừa nhận tội lỗi của mình và chấp nhận hình phạt thích đáng. Điều này sẽ giúp làm sáng tỏ sự thật và giúp các nạn nhân của đại dịch ở Trung Quốc Đại Lục có được công lý.

  1. Hai hành động của WHO thu hút sự chú ý

ĐCSTQ đã nhiều lần tuyên bố rằng họ đã thông báo cho WHO về dịch bệnh “trước tiên” và đã có những “đóng góp” cho công tác phòng chống dịch bệnh toàn cầu. Tuy nhiên, sau nhiều lần hợp tác và ca ngợi ĐCSTQ, hai hành động bất thường của WHO đã gây sự chú ý lớn từ ngoại giới.

Vào ngày 29/6/2020, WHO đã xuất bản một tài liệu trên trang web chính thức của mình. Tài liệu này được cập nhật vào ngày 30/6, nội dung có đoạn: 

“Vào ngày 31/12/2019, Văn phòng Đại diện của WHO tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nhận được một tuyên bố trên phương tiện truyền thông của Ủy ban Y tế Thành phố Vũ Hán từ trang web của họ về các trường hợp ‘viêm phổi do virus’ ở Vũ Hán.

Văn phòng Đại diện của WHO tại Trung Quốc sau đó đã thông báo cho Trung tâm Điều phối Quy định Y tế Quốc tế (IHR) của Văn phòng WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương về tuyên bố trên (phương tiện truyền thông của Ủy ban Y tế Thành phố Vũ Hán) liên quan đến các trường hợp này.”

Điểm khác biệt là trước đó, phiên bản đầu tiên của “Mốc thời gian dịch bệnh” (timeline) do WHO công bố ngày 27/4 có ghi “31/12/2019”, “Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán, Trung Quốc báo cáo một nhóm ca viêm phổi ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Cuối cùng đã xác nhận một loại virus corona mới.” Nội dung này đã được truyền thông Đại Lục trích dẫn rộng rãi và trở thành một trong những bằng chứng “công khai và minh bạch” về việc phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc.

Giờ đây, WHO đã thay đổi các tài liệu, lật ngược lại việc các nhà chức trách Trung Quốc và tuyên bố trước đây của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus rằng Trung Quốc đã chủ động báo cáo dịch bệnh cho WHO, điều này khiến ĐCSTQ lúng túng.

Hành động thứ hai là, vào ngày 30/3 năm nay, WHO và Trung Quốc đã công bố báo cáo chung về nguồn gốc của loại virus corona mới, trong đó liệt kê một số khả năng về nguồn gốc của virus, và tin rằng khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là “cực nhỏ”.

Đáp lại, chính phủ của 14 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Canada, Vương quốc Anh, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Israel và Nhật Bản đã ký một tuyên bố chung chỉ ra: “Cuộc điều tra của các chuyên gia quốc tế về nguồn gốc của loại virus corona mới đã bị trì hoãn nghiêm trọng, và thiếu quyền truy cập để hoàn chỉnh dữ liệu và mẫu ban đầu.”

Cùng ngày, Tổng giám đốc WHO Tedros cho biết tại cuộc họp báo rằng các chuyên gia của WHO đã gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu ban đầu và nói: “Tôi không nghĩ rằng đánh giá này là đủ rộng. Chúng tôi cần thêm dữ liệu và nghiên cứu để đưa ra một kết luận chắc chắn hơn.”

Ông Tedros thay đổi thái độ một cách khác thường đó là “quay lưng lại” với ĐCSTQ, cho thấy cái gọi là “báo cáo điều tra” này thực sự không chính đáng, cũng khó để Tổng giám đốc WHO có thể hợp tác.

  1. Tại sao ĐCSTQ lại nhân cơ hội tấn công Pháp Luân Công?

ĐCSTQ đã sử dụng virus để bôi nhọ Pháp Luân Công và các phương tiện truyền thông do các học viên Pháp Luân Công sáng lập, gán nhãn “phản Hoa” (chống Trung Quốc) cho Pháp Luân Công.

Trên thực tế, ĐCSTQ cố tình nhầm lẫn giữa các khái niệm về đảng và quốc gia, sử dụng “yêu nước” và “phản Hoa” để che mắt thiên hạ, không dám đối diện với sự thật mà các học viên Pháp Luân Công phơi bày.

Vào tháng 7/1999, Tập đoàn Giang Trạch Dân của ĐCSTQ đã phát động một cuộc đàn áp tàn ác trường kỳ lên Pháp Luân Công ở Đại Lục, đồng thời kích động thù hận ở nước ngoài nhằm mục đích tiêu diệt Pháp Luân Công. Trước bạo lực đàn áp, các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước kiên quyết nói rõ sự thật một cách hòa bình, hợp lý để chống lại cuộc bức hại. Điều này đã đảo ngược sự hiểu lầm của rất nhiều chính phủ và người dân về Pháp Luân Công do tuyên truyền gian dối của ĐCSTQ, hơn nữa ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ và ngưỡng mộ. Trong quá trình này, các học viên Pháp Luân Công vẫn là lực lượng chính đẩy mạnh phong trào “tam thoái” (rút khỏi ĐCSTQ, Đoàn Thành niên, Đội Thiếu niên Tiền phong ĐCSTQ), và họ đã có những đóng góp đáng kể cho phong trào toàn cầu chống lại ĐCSTQ.

Kể từ năm 2000, một số học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã tự phát thành lập các tờ báo, đài truyền hình và các phương tiện truyền thông khác để truyền bá sự thật trên một nền tảng rộng lớn hơn cho người dân Trung Quốc và thế giới. Họ đặc biệt quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, do đó ĐCSTQ coi họ như kẻ thù.

Sau sự bùng nổ của virus Vũ Hán vào đầu năm 2020, Epoch Times và NTDTV đã theo dõi chặt chẽ, lật lại dữ liệu tử vong thực sự mà ĐCSTQ che giấu, đồng thời công bố một số lượng lớn các cuộc phỏng vấn và phân tích bình luận. Trong số đó, các cuộc phỏng vấn về tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán, Đại Liên… được gọi là “tin tức chân thực độc nhất”. Epoch Times tiếng Anh đã xuất bản một số đặc biệt về các báo cáo dịch bệnh và ra mắt trang web “Sự thật về Virus Trung Cộng” để vạch trần tội ác và nguy hại từ ĐCSTQ.

Chuyên mục “Điểm tin” của Epoch Times đã bắt đầu phát sóng phóng sự đặc biệt “Virus có mắt” vào tháng Tư năm ngoái, chương trình nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ khán giả. Một khán giả bày tỏ: “Cảm ơn chuyên mục đã đưa sự thật đến cho người dân Trung Quốc ở bên trong bức tường, bởi vì thông tin chân thực mà các bạn chia sẻ cho phép người dân đưa ra phán đoán chính xác trong thảm họa và có được khả năng sống sót. Truyền bá sự thật là chính là cứu sinh mạng. Chân thành cảm ơn những cố gắng mà các bạn đã đóng góp!!!”

Để duy trì sự cai trị của mình, ĐCSTQ đã đẩy hàng chục triệu người tốt tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn” sang phía đối lập, tiếp đó vu khống các cá nhân và phương tiện truyền thông truyền bá sự thật và phản đối bức hại. Trên thực tế, “phản Hoa” là cây gậy đáng xấu hổ nhất của ĐCSTQ trong việc bức hại những người yêu nước chân chính. ĐCSTQ bán nước, hại nước, hại dân mới chính là kẻ “phản Hoa” ​​lớn nhất.

Phần kết luận

Truyền thông đảng tuyên truyền về “lương tâm nhân loại”. Tuy nhiên, hoạt động của ĐCSTQ trong trận dịch lại chính là trái với lương tâm, phơi bày bản chất đạo đức giả và lạnh lùng tàn nhẫn. Nếu muốn nói về lương tâm, ĐCSTQ trước hết cần tôn trọng sự thật, ngừng bịa đặt dối trá, ngừng ngay việc bức hại những người tử tế, và trả tự do cho tất cả những người đã bị bắt giữ phi pháp. ĐCSTQ cũng nên chấp nhận các yêu cầu và khiếu nại từ những nạn nhân bị nhiễm dịch và gia đình của họ, đồng thời cho phép các nhà khoa học nước ngoài vào nước này để tiến hành các cuộc điều tra và thu thập bằng chứng độc lập mà không bị gián đoạn. ĐCSTQ có dám đáp lại những điều này chăng?

Đại dịch là một tấm gương phản ánh bộ mặt thật dùng dối trá để xóa bỏ sự thật, dùng cám dỗ để bóp nghẹt lương tri, âm mưu đổi trắng thay đen của ĐCSTQ .

Ngày nay, thế giới vẫn đang phải gánh chịu những tổn thương do virus gây ra, dư âm mai sau vẫn chưa được biết hết. Chỉ khi nhìn thấu bản chất của ĐCSTQ và vạch trần sự dối trá của nó, xã hội loài người mới có thể duy trì sự ổn định lâu dài.

Điền Vân, Epoch Times

Xem thêm: