Vào ngày cuối cùng của tháng Tám, cuối cùng Liên Hợp Quốc cũng đã công bố “Báo cáo về Nhân quyền ở Tân Cương”. Nội dung cáo buộc Chính phủ Trung Quốc đã bỏ tù người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương, có thể đã cấu thành “tội ác chống lại loài người”.

Embed from Getty Images

Một trại cải tạo ở thành phố Artux, Tân Cương, Trung Quốc ngày 2/6/2019. Hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ được cho là đã bị giam giữ bất hợp pháp trong một trại tập trung như vậy. (Ảnh: Greg Baker / AFP qua Getty Images)

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa theo đuổi sự thịnh vượng kinh tế, vừa bức hại nhân quyền, đàn áp những người bất đồng chính kiến. Những tòa nhà cao tầng ở Thượng Hải hay trại tập trung tại Tân Cương mới là thứ đại diện cho Trung Quốc (ĐCSTQ)?

Phóng viên người Anh nhận thấy, điều đáng sợ nhất là ĐCSTQ không nghĩ rằng họ đang bức hại người Duy Ngô Nhĩ, mà là đang “cứu vớt” họ.

“Tổ chức Theo dõi Nhân quyền” cho biết, nội dung báo cáo của Liên Hợp Quốc về Tân Cương, do Cao ủy Nhân quyền Michelle Bachelet phụ trách, gồm lời khai từ các nạn nhân.

Báo cáo xác nhận rằng ĐCSTQ đã tiến hành các chiến dịch quy mô lớn, nhằm bỏ tù, đàn áp văn hóa, tra tấn, cưỡng bức lao động và xâm phạm nghiêm trọng các quyền con người khác; đồng thời khuyến nghị các quốc gia, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế hành động, để chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, và là một siêu cường mới nổi. Nước này không chỉ thịnh vượng và hội nhập sâu rộng hơn vào các chuỗi cung ứng quốc tế, mà còn đang thực hiện kế hoạch giam giữ hàng loạt và bức hại nhân quyền.

Sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thúc đẩy “xã hội hóa tôn giáo” vào năm 2015, một lượng lớn quân đội và nhân viên cảnh sát bắt đầu xuất hiện ở Tân Cương. Việc tước đoạt văn hóa và nhân quyền tại đây đã chính thức được triển khai.

Phóng viên BBC, ông John Sudworth, từng sống tại Bắc Kinh nhiều năm. Nhưng ông đã được điều đến Đài Loan sau khi bị đe dọa vì nhiều báo cáo chỉ trích chính quyền Bắc Kinh.

Ông nhớ lại tất cả các báo cáo ở Tân Cương, trong đó một việc đã để lại cho ông ấn tượng rất sâu sắc. Năm 2019, trong một “chuyến tham quan tuyên truyền chính trị” dưới sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ Trung Quốc, nhóm của BBC được đưa đến 4 trại tập trung. Mặc dù những nơi này có thể được phơi bày với thế giới bên ngoài, nhưng vẫn rất khó để che giấu sự ép buộc và kiểm soát tồn tại bên trong.

Mỗi khi đến một địa điểm, hầu hết họ đều thấy người Duy Ngô Nhĩ đang nhảy múa. Những sắp xếp này của Bắc Kinh nhằm cho thấy, các dân tộc thiểu số vẫn được tự do thể hiện bản thân và tôn vinh văn hóa của họ.

Tuy nhiên, đây rõ ràng là một màn trình diễn dưới sự ép buộc, điều này thực sự gây khó khăn trong mắt truyền thông phương Tây.

Sudworth nói rằng khi đó, ông không thể chịu đựng được khi xem một màn biểu diễn này. Vì vậy ông đã nhìn sang chỗ khác và thấy một quan chức cấp cao của ĐCSTQ cùng họ đến thăm trại tập trung đang khóc. Sự khác biệt giữa ông và người Duy Ngô Nhĩ là, những giọt nước mắt của ông ấy là do vui sướng.

Cảnh tượng này khiến Sudworth bị sốc. Ông tin rằng tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc không phải là một nỗ lực nhằm che giấu tội ác mà mọi người đều biết, là vì ĐCSTQ tin rằng mình đang làm một việc cao cả.

Theo cách nói của ĐCSTQ, họ đang cứu người Duy Ngô Nhĩ, nghĩa là người Trung Quốc dường như đều tin tưởng vào những tuyên truyền của Chính phủ.

Từ góc độ này, cuộc đàn áp nhân quyền đang diễn ra ở Tân Cương ngày nay, đặc biệt là những hành động tàn bạo này, không được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan tư pháp độc lập và giới truyền thông tự do.

Trước những cáo buộc đàn áp nhân quyền, ĐCSTQ thường dùng chế độ nô lệ và cuộc đàn áp các nền văn hóa bản địa trong thời kỳ thuộc địa châu Âu, để phản kháng. ĐCSTQ ngụ ý rằng những cuộc bức hại lịch sử này mới là tội ác chống lại loài người thực sự.

Tuy nhiên, tính tương đối này không chỉ làm lệch mất trọng tâm, mà còn chênh lệch rất lớn so với những lời tự biện hộ của ĐCSTQ.

Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể làm những ra điều khủng khiếp. Nhưng điều khủng khiếp nhất là không biết rằng mình đang làm điều gì đó sai trái, mà còn tin tưởng sâu sắc rằng họ đúng về mặt đạo đức.

Ông trùm truyền thông, người sáng lập giải Pulitzer – Joseph Pulitzer từng nói: “Nền cộng hòa của chúng ta và nền báo chí truyền thông là cùng nhau hưng suy. Truyền thông nếu vô tư, lấy tinh thần công chúng làm chuẩn tắc, sở hữu những trí giả thông thái, vừa có huệ nhãn để phân biệt rõ đúng sai, vừa có dũng khí để chọn con đường lương thiện để đi, truyền thông như vậy có thể giữ gìn đạo đức công chúng mà chính phủ dựa vào để kiến lập. Không có đạo đức công chúng ấy, bất cứ chính phủ nào chẳng qua cũng chỉ là lừa gạt và trò cười. Truyền thông mà cay độc, bị mua chuộc, mê hoặc nhân tâm, chỉ chạy theo lợi, và bị kích động sẽ dễ bị nghi hoặc. Lực lượng vun đắp nền cộng hoà và tương lai đất nước, chính ở trong tay những người làm truyền thông.”

Chính quyền Trung Quốc coi truyền thông như bộ máy phát ngôn và định hướng dư luận của đảng với chính phủ. Khi mới thành lập, ĐCSTQ đã nêu cao khẩu hiệu: “Báng súng – ngòi bút, đoạt lấy chính quyền, củng cố chính quyền chính là nhờ vào 2 thứ này.”

Sau khi thành lập chính quyền, ĐCSTQ đã khống chế nghiêm ngặt tất cả các kênh truyền hình, phát thanh, báo chí, tạp chí, và cả truyền thông xã hội. Hệ thống tường lửa Great Fire Wall khổng lồ còn được thiết lập nhằm ngăn chặn người dân truy cập những trang web mà chính quyền không cho phép.

Truyền thông đã trở thành công cụ tẩy não người dân và định hướng dư luận khổng lồ của ĐCSTQ.

Bình Minh (t/h)