Tờ The Independent của Anh đưa tin rằng hôm Chủ nhật (27/11) mạng xã hội Twitter có những lúc ngập trong nội dung khiêu dâm. Có nhận định đây là chiến thuật phổ biến được đội quân mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng, trong tình hình hiện nay thì để đánh lạc hướng “phong trào giấy trắng” đang lan rộng ở Trung Quốc.

bieu tinh giay trang tai trung quoc
Môt nhóm sinh viên Đại học Thanh Hoa giơ cao các tờ giấy trắng để phản đối chính sách phong tỏa của chính quyền. Hình ảnh được đăng tải trong video trên Youtube ngày 27/11. (Ảnh chụp video)

Dùng nội dung khiêu dâm để chuyển hướng chú ý

Vào ngày 27/11, nhóm chống tuyên truyền của mạng xã hội Twitter đã phải vật lộn để đối phó với các tin nhắn rác khiêu dâm từ Trung Quốc Đại Lục. Tờ Washington Post đưa tin vào ngày 27/11 rằng nhiều tài khoản người dùng Twitter của Trung Quốc đã im lặng trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, đột nhiên hoạt động trở lại vào ngày 27 và bắt đầu phát tán tin nhắn rác có nội dung ‘người lớn’ như ‘dịch vụ người đồng hành’ và kèm theo là danh sách tên thành phố.

Một nhà thầu người Mỹ cũng là chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc (yêu cầu giấu tên) cho biết: “Khi tôi vuốt dòng tin (feed) của Twitter thì phát hiện có xen vào khoảng 50% nội dung khiêu dâm…”, nhưng tình hình ngày hôm nay “tất cả đều nhiễm nội dung khiêu dâm kinh tởm”.

Thảm kịch hỏa hoạn ở Urumqi – Tân Cương đã gây ra các cuộc biểu tình ở nhiều nơi trên khắp Trung Quốc vào cuối tuần qua,  người biểu tình ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh… đã tràn ra đường. Đây là cuộc biểu tình đầu tiên như vậy ở Trung Quốc kể từ phong trào ủng hộ dân chủ tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 với nòng cốt là các sinh viên.

Tuy nhiên, Twitter ở nước ngoài lại tràn ngập các tweet spam khiêu dâm hơn là thông tin về phong trào giấy trắng”.

“Twitter bằng tiếng Trung tràn ngập ‘quảng cáo bạn đường’, điều này có thể khiến người dùng Trung Quốc khó khăn hơn trong tiếp cận thông tin về các cuộc biểu tình quần chúng quy mô lớn tại Trung Quốc”, nhà phân tích công nghệ và kiểm duyệt Mengyu Dong viết trên Twitter.

Ông lưu ý rằng một số tài khoản Twitter đã không hoạt động trong nhiều năm nhưng bất ngờ ‘bật dậy’ sau khi Trung Quốc nổ ra các cuộc biểu tình trên diện rộng, các tài khoản đó bắt đầu công bố rất nhiều tweet.

Trong vài giờ, chỉ cần dùng tiếng Trung Quốc tìm kiếm tên các thành phố này sẽ xuất hiện các dòng tweet chứa toàn thông tin vô ích, những thông tin không phản đối chính sách ‘Zero COVID’ và kêu gọi nhà lãnh đạo ĐCSTQ từ chức.

Cựu nhân viên Twitter, người đã yêu cầu giấu tên để tránh phải chịu trách nhiệm về việc rò rỉ các quy trình xử lý nội bộ, cho biết: “Đây không phải là lần đầu tiên loại tài khoản Twitter bị nghi ngờ có bối cảnh của ĐCSTQ sử dụng chiến thuật này, trong quá khứ đã không ít lần đội quân mạng internet của ĐCSTQ dùng ‘quảng cáo bạn đường’ nhắm mục tiêu vào các tài khoản đơn lẻ hoặc các nhóm nhỏ”.

“Phong trào giấy trắng” lan ra nhiều nước

Các cuộc biểu tình phản đối chính sách chống dịch bệnh nghiêm ngặt của ĐCSTQ và hạn chế quyền tự do đã lan rộng đến ít nhất một chục thành phố trên khắp thế giới, thể hiện tình đoàn kết ủng hộ chiến dịch phản kháng vào cuối tuần qua ở quy mô hiếm thấy tại Trung Quốc.

Theo thống kê của Reuters, đã có những đêm tưởng niệm và biểu tình quy mô nhỏ do các nhà bất đồng chính kiến ​​và sinh viên Trung Quốc di cư nước ngoài tổ chức ở các thành phố châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, bao gồm London, Paris, Tokyo và Sydney.

Thống kê cho thấy hầu hết các hoạt động đều có số lượng người tham gia từ khoảng hàng chục người, một số hoạt động thu hút hơn 100 người. Các hoạt động này là những ví dụ hiếm hoi về việc người dân Trung Quốc trong và ngoài nước đồng lòng đoàn kết để bày tỏ sự tức giận đối với ĐCSTQ.

Nghiên cứu sinh Chiang Seeta (tên nick Twitter), một trong những người tổ chức kháng nghị ở Paris, cho biết hoạt động kháng nghị ngày hôm qua đã thu hút khoảng 200 người. “Đây là điều tôi nên làm. Khi tôi nhìn thấy rất nhiều công dân và sinh viên Trung Quốc xuống đường, tôi cảm thấy rằng họ đã phải gánh vác nhiều hơn chúng tôi”; “Chúng tôi hiện đang thể hiện tinh thần hưởng ứng cùng họ nhưng từ nước ngoài”.

Giám đốc chi nhánh Đài Bắc của tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản) là ông Yaban Akio cho biết qua Facebook vào tối ngày 28/11, rằng ông đã từng đưa tin về các cuộc biểu tình lớn nhỏ ở Trung Quốc trước đây nhưng chưa bao giờ thấy hoạt động biểu tình xuyên quốc gia quy mô lớn như phong trào được gọi tên là “phong trào giấy trắng” tại Trung Quốc.

Thiên Tư, Vision Times

VIDEO: Người dân quận Hải Châu phá vỡ phong tỏa, lực lượng phòng dịch lùi bước

VIDEO: Người Trung Quốc nổi giận, biểu tình lan rộng khắp đất nước

VIDEO: Cuộc biểu tình chấn động Thượng Hải ngày 27 tháng 11

VIDEO: Cảnh sát Trung Quốc bắt phóng viên BBC đưa tin về biểu tình Thượng Hải