Giám đốc Daryl Morey của Đội bóng rổ Houston Rockets thuộc Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA) do ủng hộ phong trào kháng nghị phản đối Dự luật dẫn độ, nên hiện tại không những bị truyền thông Trung Quốc mắng chửi và tẩy chay, thậm chí còn bị đội quân trên mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tấn công. Chỉ có điều là ĐCSTQ không ngờ được, “đội quân trên mạng” (hay còn gọi là ‘ngũ Mao’, dư luận viên) này sau đó đã bị người khác vạch trần. 

twitter
Twitter của ông Daryl Morey- Giámd đốc Đội bóng rổ Houston Rockets thuộc Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA). Ảnh chụp màn hình Twitter.

Từ khi ông Daryl Morey phát biểu trên Twitte “Chiến đấu vì tự do” (FIGHT FOR FREEDOM), “Ủng hộ Hồng Kông” (STAND WITH HONG KONG), các hoạt động liên quan đến Đội bóng rổ Houston Rockets đã bị ĐCSTQ hoàn toàn ngăn chặn. Các doanh nghiệp như ZTE, Hefei Meiling, Tencent công bố tạm thời ngừng hợp tác, trang thương mại điện tử Tabao cũng gỡ bỏ sản phẩm thương mại của đội bóng này. Bên cạnh đó Twitter cá nhân của ông Daryl Morey cũng bị “ném đá”.

Dư luận cũng chú ý đến việc, những ngôn luận mang hình thức tấn công này, lặp lại những lời chửi bới dơ bẩn và thô tục của người dùng từ Trung Quốc. Có người dùng Twitter tên “Air-Moving Device” nghiên cứu và phát hiện, từ ngày 7/10, có đến 5.800 tài khoản Twitter đăng tweet có từ “NSSL” (cách viết tắt một lời chửi tục theo phiên âm Pynyin) nhắm vào những phát biểu của ông Daryl Morey; trong đó có nhiều tài khoản mới được lập, chỉ có số ít tài khoản có lịch sử tương tác với tài khoản khác.

Ngoài ra, người dùng Twitter này cũng tổng hợp hơn 4.000 tài khoản đăng từ “NMSL”(cách viết tắt một lời chửi tục theo phiên âm Pynyin), chỉ ra rằng những tài khoản này sử dụng ngôn từ mang tính công kích người khác, rõ ràng là vi phạm quy định của Twitter.

Bên cạnh đó, một người dùng Twitter tên “Susan Zhang,PhD,B Med” đã đăng lại lịch sử kêu gọi “Li Yi Bar” (một khu vực thảo luận trên diễn đàn Baidu Tieba) và những “thành niên trên mạng yêu nước” xuất chinh, công kích ông Daryl Morey của tài khoản Twitter @FanQuanGirl. Nội dung cho thấy, khoảng 8 giờ tối, các tài khoản cá nhân cùng tấn công tập thể vào tài khoản mạng xã hội cá nhân của ông Daryl Morey, bao gồm Twitter, Instagram, và trang Facebook của NBA.

Các thông tin công khai cho thấy, Twitter @FanQuanGirl đa phần là các nội dung mà chính quyền ĐCSTQ bôi nhọ người biểu tình Hồng Kông, trong khi tài khoản Weibo cùng tên lại nỗ lực tuyên truyền gắn nhãn “Hồng Kông đòi ly khai”, “bạo loạn” đối với người biểu tình Hồng Kông.

NBA “lùi bước” vì lợi ích

Dưới sự đe dọa của ĐCSTQ, ông chủ của Đội bóng rổ Houston Rockets cho biết, đội bóng này không phải là “tổ chức chính trị”, ông Daryl Morey không đại diện cho đội.

NBA cũng cho biết, “vô cùng thất vọng” với những ngôn luận “không thích hợp” của ông Daryl Morey. Ngôi sao James Harden của Đội Houston Rockets cũng lên tiếng, “Chúng tôi xin lỗi, chúng tôi yêu Trung Quốc”.

Việc Đội Houston Rockets và Hiệp hội Bóng rổ Mỹ (NBA) tỏ thái độ lùi bước, đương nhiên là xuất phát từ cân nhắc đến lợi ích thị trường. Từ năm 2002, sau khi Diêu Minh (người Trung Quốc) tham gia vào đội bóng này, Nhà máy bia Yanjing (Beijing Yanjing Brewery) đã trở thành nhà tài trợ của đội bóng, số tiền tài trợ lên đến 6 triệu USD.

Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu lớn của Trung Quốc như Founder Group, Anta Sports Products, Dầu nhớt Kun Lun, ZTE, Scisky, v.v, cũng lần lượt rót nhiều tiền tài trợ cho đội bóng rổ này.

NBA cũng được lợi rất nhiều. Tháng 7 năm nay, Tencent Sports cũng vừa mới tiếp tục ký hợp đồng 5 năm trị giá 1,5 tỷ USD với NBA, trị giá gấp 3 lần so với hợp đồng trước đó.

Dân mạng lên tiếng

Cách làm này của dư luận viên ĐCSTQ đã khiến cho cư dân mạng ngoài Trung Quốc tỏ ra bất mãn, có người để lại bình luận, “Văn hóa xin lỗi cuối cùng đã được NBA dùng, hơn nữa Houston Rockets có nhiều người hâm mộ Trung Quốc. Văn hóa xin lỗi và tâm lý người có ân đức đối với người khác trở thành một tấm khiên để ĐCSTQ chống lại giá trị dân chủ, không chỉ có thể phòng thủ mà còn có thể tấn công, ‘ngũ mao’ có thể vui mừng cực độ … ĐCSTQ hiện tại hiển nhiên là muốn Hồng Kông cô lập, và ngày càng nhỏ bé trên quốc tế.”

Có người kiến nghị: “Kiến nghị báo cáo cho Twitter, những người này (đội quân trên mạng) hầu như là tài khoản ủng hộ ĐCSTQ, và trong đầu họ không có pháp luật, còn dám mù quáng tự xưng mình hiểu pháp luật hơn người khác, giống như ĐCSTQ trong đầu không có dân nhưng lúc nào cũng tự xưng phục vụ nhân dân.”

Có người cho biết, “Thổ phỉ Nazi đỏ và đảng ngũ mao (đội quân trên mạng, dư luận viên) khiến người ta phát tởm.”

Về hiện tượng hàng loạt những tài khoản giả xuất hiện trên mạng xã hội bên ngoài Trung Quốc, kể từ khi bùng nổ phong trào phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông đến nay, các tài khoản giả này cũng liên tiếp bị phơi bày. Ngày 19/8, mạng xã hội Twitter và Facebook tuyên bố dừng quyền truy cập đối với 200.000 tài khoản khả nghi, sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tỏ ra “tức giận” trong một cuộc họp báo.

Sau đó, ngày 20/9, Twitter tiếp tục công bố hàng loạt những tài khoản “Vi phạm giá trị quan và chính sách hoạt động trên nền tảng của Twitter”. Tổng cộng có 10.112 tài khoản bị dừng truy cập vĩnh viễn với lý do “có nhà nước đứng sau thao túng”, trong đó, số tài khoản Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) lên đến 4.301 tài khoản.

Huệ Anh

Xem thêm: