Sau khi Tập đoàn China Evergrande đưa ra thông báo “không cách nào thực hiện đầy đủ trách nhiệm đảm bảo tài chính“, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã ngay lập tức hẹn gặp ông Hứa Gia Ấn, người sáng lập Evergrande, và cử một nhóm làm việc đóng trú tại tập đoàn này. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Ủy ban Giám sát ngân hàng, Ủy ban Giám sát chứng khoán Trung Quốc nhất trí nhấn mạnh rằng vấn đề Evergrande là một trường hợp rủi ro cá biệt. Các chuyên gia cho rằng lời lẽ của chính quyền là để ổn định thị trường bất động sản và tài chính, trên thực tế, cơ quan chức năng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sớm can thiệp vào vấn đề Evergrande.

shutterstock 1785708689
Bức ảnh chụp từ trên không vào ngày 17/9/2021, cho thấy khu dân cư của nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande (Hằng Đại) tại Hoài An, tỉnh Giang Tô ở miền đông Trung Quốc. (Ảnh: Shutterstock)

Ngày 3/12, Tập đoàn China Evergrande đưa ra thông báo trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông về việc không thể thực hiện trách nhiệm bảo đảm lên tới 260 triệu USD, điều này có thể khiến các chủ nợ đòi đẩy nhanh thời gian đáo hạn nợ. Trang tin Caixin nói rằng điều này có nghĩa là việc vỡ nợ chéo 19,236 tỷ USD chưa đến hạn của Evergrande đã được khởi động. 

Tập đoàn Evergrande hiện có tổng số nợ khoảng 2.000 tỷ nhân dân tệ, bao gồm 19,236 tỷ USD nợ chưa đáo hạn. Theo Thời báo Chứng khoán tại Trung Quốc Đại Lục, khoản nợ vốn cổ phần tư nhân của Evergrande với tổng số tiền là 260 triệu USD chủ yếu là của một nhà đầu tư ở nước ngoài. Đây là lần vỡ nợ đầu tiên ở nước ngoài.

Vào khoảng 9:00 tối ngày 3/12, chính quyền tỉnh Quảng Đông, nơi Evergrande đặt trụ sở ngay lập tức hẹn gặp ông Hứa Gia Ấn, người kiểm soát thực tế của Evergrande. Chính quyền cũng cho biết, theo yêu cầu của Evergrande, họ đã đồng ý cử một nhóm công tác đến Evergrande đốc thúc công tác xử lý rủi ro của doanh nghiệp và duy trì hoạt động bình thường. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Ủy ban Giám sát ngân hàng, Ủy ban Giám sát chứng khoán Trung Quốc, đã bày tỏ thái độ một cách hiếm thấy liên tiếp trong đêm, giải thích lý do cho những rắc rối của Evergrande và những tác động liên quan sau đó.

Nhà nghiên cứu Nhậm Trọng Đạo, thuộc tổ chức nghiên cứu độc lập về tài chính kinh tế Thiên Quân nói với Epoch Times hôm 4/12 rằng tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Ủy ban Giám sát ngân hàng, Ủy ban Giám sát chứng khoán Trung Quốc là nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính. “Evergrande có khả năng bắt đầu vỡ nợ quy mô lớn.” Một cuộc hẹn gặp khẩn cấp với ông Hứa Gia Ấn và một nhóm làm việc đã được cử đến đóng trú tại tập đoàn này. “Điều này có nghĩa là tình hình đã trở nên xấu đi.”

Trong khi đó, Hội nghị kinh tế trung ương sẽ được tổ chức trong hai tuần tới, thời điểm này cũng nhất quán. Cần phải đưa ra cái gọi là tín hiệu tích cực cho thị trường. Nhà bình luận Nhậm Trọng Đạo nói, “ông Lý Khắc Cường hôm nay cũng cho biết cần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR). Trong tương lai, tiền tệ vẫn sẽ được nới lỏng, do đó sự ổn định của hệ thống tài chính là nhiệm vụ ưu tiên số 1.”

Chia sẻ với Epoch Times hôm 4/12, chuyên gia tài chính Đài Loan Hoàng Thế Thông (Edward Huang) cho biết, đơn vị liên quan đã ra mặt để bày tỏ quan điểm rằng vụ việc Evergrande sẽ có một phân đoạn. “Mục đích tất nhiên là để ổn định tình hình bất động sản hiện tại, và thậm chí ổn định tình hình hiện tại của thị trường tài chính Trung Quốc.”

Đương nhiên, có thể làm ổn định được không thì cần xem hiệu ứng gây ra lớn ngần nào nếu Evergrande thực sự sụp đổ, “hiện giờ vẫn đang làm một số việc quản lý và giám sát rủi ro”, ông Hoàng Thế Thông nói. 

Vấn đề của Evergrande không phải là rủi ro cá biệt

Ngân hàng trung ương tuyên bố rằng rủi ro của Evergrande chủ yếu là do quản lý kém và mở rộng mù quáng. Ủy ban quản lý ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc bày tỏ lo ngại về việc Evergrande không thể thực hiện nghĩa vụ bảo đảm cho một khoản trái phiếu ở nước ngoài. Đây là một trường hợp cá biệt trong nền kinh tế thị trường. Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc tin rằng việc quản lý kém và đa dạng hóa mù quáng của Evergrande cuối cùng đã dẫn đến bùng phát rủi ro, thuộc trường hợp rủi ro cá biệt.

Nhà nghiên cứu Nhậm Trọng Đạo nói rằng các vấn đề của Evergrande là các vấn đề về thể chế gây ra bởi sự thúc đẩy chính sách của ĐCSTQ, “bao gồm cả tuyên bố trước đây rằng bất động sản được liệt kê là trụ cột của nền kinh tế trong báo cáo hoạt động của chính phủ, điều này không thể nói chính phủ không có trách nhiệm. Hơn nữa, những năm qua, chính quyền các địa phương dựa vào tài chính đất đai và bán đất để kiếm tiền, và đây cũng nguồn thu nhập lớn nhất của họ. Các nhà phát triển bất động sản và chính phủ có quan hệ mật thiết với nhau.”

Ông Lý Tông Quang (Li Zongguang), nhà kinh tế trưởng của China Renaissance, nói với báo chí rằng “đòn bẩy cao – quay vòng (vốn) cao” là mô hình phát triển bất động sản chủ đạo. Hiện tại, danh sách các công ty bất động sản vỡ nợ bị phơi bày ngày càng nhiều, bao gồm Shanghai Greenland, Baoneng, Sunac, R&F, Zhengshang, Sunshine City, v.v.

Ông Hoàng Thế Thông nói rằng, trong kiểm soát và quản lý rủi ro, nếu ĐCSTQ không phân loại sự cố Evergrande là một sự cố đơn lẻ cá biệt, mà công nhận nó là một rủi ro tổng thể có tính thị trường, “Nếu như lòng tin của nhiều người, hoặc suy nghĩ của ngoại giới đối với thị trường bất động sản không tốt, thì nó sẽ hình thành một hiệu ứng tiêu cực như dự kiến.”

Tuyên bố này là một biểu hiện để ngăn chặn tình hình xấu đi. “Thực tế, đây không phải là một trường hợp cá biệt. Ngoại trừ Evergrande, bao gồm nhiều công ty như Fantasia Holdings Group của Tăng Bảo Bảo và Kaisa Group, có thể sẽ liên tiếp xảy ra nhiều vấn đề. Thực tế, cách nói của chính quyền là có chút giấu đầu hở đuôi.” ông nói.

Chính quyền ĐCSTQ đã sớm có bố trí để kiểm soát rủi ro

Trang tin Caixin đưa tin, trước khi các cơ quan quản lý ban hành một phương án thống nhất cho việc quản lý rủi ro của Evergrande, trong quá trình này, thực tế các cơ quan chức năng liên quan của chính quyền các tỉnh và thành phố đã bắt đầu hành động.

Tỉnh Quảng Đông, nơi đăng ký của Evergrande, đã bắt đầu tìm hiểu tình hình, yêu cầu Evergrande gửi danh sách các dự án xây dựng trong Tập đoàn Evergrande trên toàn quốc và danh sách công nhân xây dựng cho các dự án đang xây dựng, cũng như thông tin liên hệ của họ; bao gồm cả thông tin những người mua bất động sản đã bán nhưng chưa bàn giao, đã bàn giao nhưng chưa làm chứng nhận bất động sản, yêu cầu Evergrande giao nộp trước chiều ngày 27/9.

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị – Nông thôn Trung Quốc cũng đã ban hành thông báo cho Cục Nhà ở và Phát triển Đô thị – Nông thôn tỉnh và Cục Nhà ở và Phát triển Đô thị – Nông thôn các địa phương, yêu cầu thu thập thông tin liên quan về các dự án bị đình chỉ và tạm dừng trên toàn quốc của Evergrande, đặc biệt là số tiền do trụ sở của Evergrande phân bổ cho các dự án đó và số tiền cần thiết cho các công trình tiếp theo sau khi dự án hoàn thành. Các tài liệu, thông tin này phải được nộp vào ngày 24/9.

Nhà nghiên cứu Nhậm Trọng Đạo cho biết, các cơ quan chức năng của chính quyền Trung Quốc sẽ thực hiện bước tiếp theo trong việc xử lý trái phiếu ra nước ngoài của Evergrande. Hiện giờ là cần ổn định phần trong nước trước tiên. “Có tin đồn rằng chính quyền ông Tập Cận Bình sắp chia tách Evergrande. Evergrande có khoảng 200 dự án ở nhiều nơi khác nhau, liên quan đến nhiều thành thị, sẽ do chính quyền các địa phương tiếp quản từ từ, và sau đó tìm các nhà phát triển khác để thực hiện dự án đó, đồng thời bắt đầu giám sát nguồn vốn của nó, không thể sử dụng tùy ý, mục đích là giảm ảnh hưởng xuống mức thấp nhất, để tránh xảy ra sự cố hàng loạt.”

Kể từ đầu năm nay, Evergrande đã liên tục bị các chủ nợ khác nhau bao gồm các nhà cung cấp, tổ chức tài chính, người mua nhà và khách hàng quản lý tài sản biểu tình đòi quyền lợi. Vào ngày 2/12, một đoạn video lan truyền trên mạng: Người mua nhà của Evergrande ở thành phố (cấp huyện) Lãng Trung, thuộc thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên đã đến trước cổng chính quyền thành phố Lãng Trung để đòi quyền lợi. Trong video, người mua nhà cho biết đã mua một căn hộ có đầy đủ đồ đạc, do dây chuyền vốn của Evergrande bị đứt gãy nên chính quyền cho phép người mua nhà nhận nhà đang xây dở để tự sửa chữa hoàn thiện, người mua nhà yêu cầu Evergrande làm việc trở lại để hoàn thiện nhà, và đã xảy ra tranh chấp với cảnh sát, có chủ sở hữu nhà đã bị cảnh sát bắt.

Hiện không thể xác minh tính chân thực của nội dung trong video.

Ông Hoàng Thế Thông cho biết, dựa trên cân nhắc về ổn định kinh tế và chính trị, nên chính quyền ĐCSTQ sẽ giải quyết trước các vấn đề của nhà cung cấp hợp đồng của Evergrande và nhà người mua nhà. 

“Điều mà ĐCSTQ lo ngại là không chỉ các công ty bất động sản bị ảnh hưởng. Nếu Evergrande phá sản, nhiều ngành nghề xung quanh ngành bất động sản này liệu sẽ xảy ra hiệu ứng domino? Vì thông thường các nước đều coi ngành bất động sản là đầu tàu, họ muốn dựng một bức tường lửa và đặt quyền kiểm soát của Evergrande trong phạm vi bản thân ngành bất động sản chứ không để nó tràn sang các ngành khác.”

Ông Hoàng Thế Thông nói, do đó “cả chính quyền trung ương và địa phương đã vào cuộc, và họ đã bắt đầu ngăn chặn những rắc rối do sự sụp đổ của Evergrande từ vài tháng trước”.

Theo Lý Mộc Ân, Epoch Times

Xem thêm: