Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới có thông báo, hai cựu quản lý cấp cao của Công ty Tài chính JPMorgan tại châu Á bị cáo buộc liên quan đến tội hối lộ trong kế hoạch trọng dụng nhân sự là con cháu giới quyền quý đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vì thế sẽ bị phạt tiền và có thể bị cấm làm việc trong ngành ngân hàng suốt đời.

Ông Lưu Lạc Phi (phải), con trai Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Lưu Vân Sơn (trái).
Ông Lưu Lạc Phi (phải), con trai Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Lưu Vân Sơn (trái).

Việc JPMorgan lợi dụng “con cái giới quan to” là vi phạm “Đạo luật Chống tham nhũng tại nước ngoài” của Mỹ (Foreign CorruptPracticesAct, gọi tắt FCPA). Có phân tích, theo xác nhận trước đó của Cơ quan Giám sát của Chính phủ Mỹ, con trai Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Lưu Vân Sơn là ông Lưu Lạc Phi (Liu Lefei) cũng bị cáo buộc nhận hối lộ trong vụ án này.

Lưu Lạc Phi liên quan đến công ty JPMorgan hối lộ

Ngày 10/3 vừa qua (thời gian Mỹ), Fed đã thông báo về việc hai cựu quản lý cấp cao của JPMorgan là Phillips và Fangfang liên quan đến tội hối lộ, sẽ bị phạt tiền và có thể cấm làm việc trong ngành ngân hàng suốt đời, số tiền phạt mà Fed đưa ra đối với Fangfang là 1 triệu USD (đô la Mỹ) và Phillips là 500.000 USD.

Hai cựu lãnh đạo của JPMorgan này đã vi phạm “Đạo luật Chống tham nhũng tại nước ngoài” của Mỹ trong khoảng thời gian từ 2008 – 2013: Vì muốn giành ưu thế trong hoạt động nghiệp vụ, hai quản lý cấp cao này đã trọng dụng con cái giới quan chức cấp cao nước ngoài, khách hàng và khách hàng tiềm năng.

Năm ngoái, tờ The Wall Street Journal cũng đã chỉ ra, trong suốt thời gian 10 năm, công ty JPMorgan đã áp dụng chính sách đặc biệt thuê dùng người là bạn bè thân thích của quan chức cấp cao ĐCSTQ và doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó 75% là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại thị trường Hồng Kông. Thông tin dẫn lại một phần báo cáo điều tra của Chính phủ Mỹ cho biết, trong thời gian từ 2004 – 2013, công ty JPMorgan đã thông qua kế hoạch nội bộ “con trai và con gái” (Sons and Daughters) áp dụng trên toàn cầu, theo đó thuê dùng 222 người là con cái của giới quyền quý ĐCSTQ.

Hồ sơ cũng liệt kê tất cả những người tiến cử giới thiệu, theo đó bao gồm các quan to doanh nghiệp nhà nước và ba tổ chức giám sát thuộc các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và ngân hàng, thậm chí cả quan to cấp nhà nước và cấp tỉnh của Trung Quốc. Đáng chú ý, trong danh sách có: Lưu Lạc Phi, con trai của Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn, là cựu Phó Chủ tịch Chứng khoán CITIC; Đường Hiểu Ninh (Tang Xiaoning), con trai ông Đường Song Ninh (Tang Shuangning), Chủ tịch tập đoàn Everbright Trung Quốc; Trương Hi Hi (Zhang Xixi), con gái ông Trương Thự Quang (Zhang Shuguang), cựu Phó Tổng Kiến trúc sư Bộ Đường sắt Trung Quốc.

Công ty JPMorgan vi phạm luật chơi

Ngày 23/7 năm ngoái, đài VOA của Mỹ cũng từng đưa tin, trong thời gian từ 2004 – 2013, Công ty tài chính JPMorgan đã áp dụng kế hoạch “con trai và con gái quan to” (Sons and Daughters) để trọng dụng con cái giới quyền quý ĐCSTQ làm việc. Theo “Đạo luật Chống tham nhũng tại nước ngoài” của Mỹ, những công ty hối lộ quan chức nước ngoài để giành ưu thế trong hoạt động thương mại sẽ phải chịu trừng phạt. Vụ án của JPMorgan đặc biệt gây chú ý, vì Chính phủ Mỹ đang rất quan tâm những “khu vực nhạy cảm” không minh bạch trong quá trình tuyển dụng nhân sự.

Dự tính, công ty JPMorgan sẽ phải chi 271 triệu USD cho bộ phận điều tra và tố tụng hình sự và dân sự để giải quyết vụ việc. JPMorgan đã thừa nhận họ vi phạm “Đạo luật Chống tham nhũng tại nước ngoài”.

Lưu Lạc Phi và thảm họa chứng khoán Trung Quốc năm 2015

Ngày 27/8/2015, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin, trong tình trạng thị trường chứng khoán Trung Quốc càng cứu càng thê thảm, lãnh đạo Bắc Kinh đã bắt điều tra hơn 10 người thuộc ba tổ chức liên quan, trong đó đáng chú ý có Tổng Giám đốc Từ Cương (Xugang) và 8 người khác thuộc Công ty Chứng khoán CITIC, những người này bị quy tội vi phạm luật trong hoạt động mua bán chứng khoán. Trong đó, ông Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Chứng khoán CITIC Lưu Lạc Phi chính là con trai của Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ Lưu Vân Sơn, còn ông Từ Cương là người dưới quyền trực tiếp.

Theo thông tin, việc điều tra đã tiến hành từ vài tuần trước khi có hành động bắt giữ, trọng điểm điều tra không chỉ liên quan vấn đề thị trường chứng khoán mà trên phạm vi rộng hơn, được giới quan sát nhận định vô cùng phức tạp.

Ông Từ Cương vào làm việc tại chứng khoán CITIC năm 1998, đến 2014 đã sở hữu 870.000 cổ phiếu của CITIC. Chính quyền chưa chỉ ra Từ Cương và những người liên quan vi phạm hoạt động chứng khoán như thế nào. Nhưng do là hoạt động có tổ chức, có đến hơn 8 người liên quan, bản thân Lưu Lạc Phi có vai trò quan trọng trong Hội đồng quản trị cũng khó thoát tội. Lưu Lạc Phi nhậm chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị CITIC khi mới 41 tuổi, trở thành người trẻ nhất trong Hội đồng quản trị. Lưu tốt nghiệp Đại học Nhân dân Trung Quốc, từng làm việc trong Bộ Tài chính Trung Quốc, sau đó từng nằm trong Hội đồng quản trị của các công ty Bảo hiểm Tân Hoa (Xinhua) và Bảo hiểm Nhân thọ Trung Quốc.

Sự kiện ông Lưu Lạc Phi bất ngờ rời khỏi ban quản trị công ty chứng khoán Tân Hoa ngày 21/7/2015 đã khiến dư luận có nhiều suy đoán. Theo thông báo của công ty Tân Hoa thì ông Lưu Lạc Phi xác nhận bản thân không có mâu thuẫn gì với Hội đồng quản trị của công ty này.

Tờ Tin sáng Nam Hoa dẫn tiết lộ của một cựu quan chức cấp cao thuộc Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc cho biết, thực tế quá trình điều tra đã diễn ra vài tuần trước khi có hành động bắt giữ điều tra khi đó, nhưng trọng điểm điều tra không chỉ liên quan đến thị trường chứng khoán mà ở phạm vi rộng hơn, phức tạp hơn nhiều so với dư luận có thể tưởng tượng.

Liên quan đến thông tin này, nhà bình luận thời sự Trịnh Trung Nguyên (Zheng Zhongyuan) cho biết, từng có thông tin về việc tỷ phú Tiêu Kiến Hoa kiểm soát tập đoàn Tomorrow Holdings bị bắt vì có liên quan đến thảm họa thị trường chứng khoán Trung Quốc năm 2015. Còn cha con ông Lưu Vân Sơn bị cho là bán khống cổ phiếu, thời điểm đó có tin đồn ông Lưu Lạc Phi bị cấm xuất cảnh. Theo xác nhận của Cơ quan Giám sát của Chính phủ Mỹ, ông Lưu Lạc Phi còn bị tình nghi liên quan đến nhận hối lộ trong “Dự án Tuyển dụng con trai và con gái” giới quyền quý Trung Quốc của công ty JP Morgan, lần này Fed cũng đưa ra chứng cứ phạm tội của ông Lưu Lạc Phi.

Liên tưởng đến vụ việc ông tỷ phú Tiêu Kiến Hoa, một người có quan hệ thân với nhiều “thái tử Đảng” Trung Quốc bị bắt gần đây, cộng thêm vụ việc người con rể tên Xa Phong (Che Feng) của ông Đới Tương Long (Dai Xianglong, Phó Giám  đốc Trung tâm Giao lưu Kinh tế quốc tế Trung Quốc), bạn thân của Lưu Lạc Phi bị bắt hồi năm ngoái, cho thấy ông Tập Cận Bình đang vây ráp giới tài chính, vì thế có thể sắp có sự cố xảy ra đối với bản thân Lưu Lạc Phi.

Hà Thanh (T/H)

Xem thêm: