Tờ Thời báo Tài chính Anh dẫn lời của hai nhân sĩ tiết lộ rằng, Trưởng đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga mấy tuần trước từng đề xuất xin từ chức trong các trường hợp khác nhau, tuy nhiên, đều bị phía Bắc Kinh từ chối. Bắc Kinh yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga ở lại để thành lý cục diện hỗn loạn hiện nay. Tuy nhiên, Văn phòng Trưởng đặc khu nói thông tin này không chính xác. 

Embed from Getty Images

Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong cuộc họp báo hôm 9/7. (Ảnh từ Getty Images)

Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) đưa tin cho biết, một trong 2 nhân sĩ nói, không có người nào khác có thể thanh lý “cục diện hỗn loạn” này, hiện tại cũng không có người muốn tiếp quản chức vụ Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông. Bắc Kinh kiên trì nói bà Lâm “cần phải ở lại để thanh lý tất cả những hỗn loạn mà bà tạo ra”.

Bản tin nói, khi Financial Times kiểm tra xác minh thông tin, Văn phòng Trưởng đặc khu Hồng Kông trả lời rằng, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã công khai biểu đạt bản thân vẫn sẽ dốc sức phục vụ vì người dân Hồng Kông. Còn Văn phòng sự vụ Hồng Kông và Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, đã không hồi đáp khi Financial Times xác minh thông tin. 

Tối ngày 14/7, Chủ nhiệm Văn phòng Trưởng đặc khu Trần Quốc Cơ (Eric Chan) đã trả lời phóng viên của tờ HK01 rằng, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chưa từng đề xuất từ chức, tin đồn bên ngoài là không chính xác. 

Tờ HK01 còn trích dẫn thông tin lan truyền nói, sau ngày 1/7, bà Lâm từng chính thức gửi đơn từ chức tới Bắc Kinh, bởi vì trong cùng ngày đã xảy ra sự kiện người biểu tình tấn công toà nhà Hội đồng Lập pháp, đây là cuộc bao vây lớn khác tiếp sau hai cuộc diễu hành quy mô lớn và xông vào toà nhà Hội đồng Lập pháp ngày 12/6. Tuy nhiên, nghe nói Bắc Kinh nghiêm nghị nói với bà Lâm rằng, trong thời điểm này tuyệt đối không từ chức, vì nếu một khi bà rời đi, toàn bộ hình thế sẽ càng khó vãn hồi hơn. Tin đồn bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga muốn từ chức ngày càng nhiều.

Bản tin còn trích dẫn nguồn tin từ nhân sĩ tại Bắc Kinh nói, chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho rằng cục thế của Hồng Kông hiện nay mặc dù đang xấu đi, nhưng chỉ cần giữ ổn định được hai việc thì có thể ổn định được tình hình. Hai việc cần ổn định vững chắc, một là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, một là lực lượng cảnh sát Hồng Kông. 

Trong lúc người dân Hồng Kông liên tiếp kháng nghị, tại cuộc họp báo ngày 9/7, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga thừa nhận công tác sửa đổi luật đã thất bại, dự luật này “đã chết”. Nhưng khi được hỏi, liệu bà có từ chức hay không, bà Lâm trả lời rằng, việc Trưởng đặc khu hành chính từ chức không phải là chuyện dễ dàng, bà nhấn mạnh bản thân và vẫn có sự nhiệt thành và có trách nhiệm phục vụ Hồng Kông. 

Một tháng sau sự kiện cảnh sát Hồng Kông dùng bạo lực tấn công người biểu tình, ngày 1/7, Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc Trung ương tại Hồng Kông (đại diện cao nhất của ĐCSTQ tại Hồng Kông) Vương Chí Dân lần đầu tiên lên tiếng, truyền đạt thông tin Trung ương ĐCSTQ tiếp tục ủng hộ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga giữ chức Trưởng đặc khu. 

Tuy nhiên, trong cả đoạn phát biểu của ông Vương Chí Dân, nhất là câu “ủng hộ Trưởng đặc khu hành chính Lâm Trịnh Nguyệt Nga và chính phủ đặc khu tiếp tục thực thi hữu hiệu các biện pháp hành chính theo pháp luật”, bởi vì trong câu này có thêm hai chữ “hữu hiệu”, nên đã khiến các giới có nhiều suy đoán. 

Reuters dẫn lời của học giả Hồng Kông Lư Triệu Hưng cho biết, giao thiệp với Bắc Kinh không phải là nói rút lui liền có thể lui được, lãnh đạo Bắc Kinh không thể không cân bằng rủi ro quyền lực, trước tiên cần tìm người thay thế bà Lâm, nhưng điều này không dễ dàng.

Ông Lư Triệu Hưng chỉ ra, điều tương đối chắc chắn là, Bắc Kinh hy vọng trước khi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga rời chức vụ, ít nhất phải giúp đỡ người kế nhiệm vãn hồi một số tổn thất do hiệu đính dự luật Luật đào phạm gây ra, nhưng dường như chắc chắn Bắc Kinh muốn bà rời chức vụ trước cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp vào tháng 9/2020. 

Hãng Thông tấn trung ương Đài Loan (CNA) dẫn phân tích cho rằng, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã phá hoại “đại kế” của Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình, tương lai Hồng Kông muốn đưa vào các luật pháp liên quan mà Trung Quốc mong muốn, sẽ càng trở lên khó khăn hơn. 

Theo Financial Times đưa tin, quá khứ, sự nghiệp của 3 vị Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông cũng không có kết quả tốt. 

Sau khi chủ quyền Hồng Kông bàn giao cho Trung Quốc, vị Trưởng đặc khu đầu tiên là Đổng Kiến Hoa, sau khi 500.000 người xuống đường phản đối Điều 23 trong Luật Cơ bản Hồng Kông năm 2003, đến năm 2005 ông phải từ chức, Bắc Kinh công khai phê bình biểu hiện của ông. 

Tiếp sau ông Đổng Kiến Hoa là ông Tăng Âm Quyền, do hành vi không đứng đắn nên đã trở thành trưởng quan cấp cao nhất của Hồng Kông phải ngồi tù. 

Tiền nhiệm của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga là Lương Chấn Anh đã phải rút khỏi chức vụ sau khi hết nhiệm kỳ đầu tiên. Trong nhiệm kỳ của ông Lương Chấn Anh, Hồng Kông bùng nổ phong trào biểu tình Ô dù chiếm Trung Hoàn ủng hộ dân chủ, Trung Hoàn đã bị tê liệt trong 79 ngày.

Trí Đạt

Xem thêm: