Nguồn tin từ Financial Times (FT) của Anh vào thứ Sáu (23/12) xác thực cuộc họp nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo đó có văn bản cho biết trong 20 ngày qua Trung Quốc có tới gần 250 triệu ca nhiễm COVID-19, trái ngược hoàn toàn với dữ liệu được công khai. Có nhận định từ chuyên gia cho biết quy mô và tốc độ lây lan của dịch bệnh tại Trung Quốc này là chưa từng thấy.

Screen Shot 2022 12 24 at 7.54.36 AM
(Ảnh chụp màn hình Financial Times)

Thông tin trích dẫn hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói rằng phó giám đốc Sun Yang của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đã tiết lộ con số ước tính nêu trên trong buổi họp vắn sức khỏe vào thứ Tư (21/12), và rằng chỉ riêng ngày thứ Ba (20/12) đã có 37 triệu người bị COVID-19, chiếm 2,6% tổng dân số Trung Quốc.

Ông Sun Yang cho biết lây lan của COVID-19 ở Trung Quốc vẫn đang gia tăng, ước tính rằng hơn một nửa dân số ở Bắc Kinh và Tứ Xuyên đã bị nhiễm.

Tin của FT trùng với biên bản cuộc họp nội bộ của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc được lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc và nước ngoài vào thứ Năm (22/12). Những con số này hoàn toàn trái ngược với dữ liệu do Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố, theo đó chỉ báo cáo 62.592 trường hợp có triệu chứng COVID-19 trong 20 ngày này, và vào ngày 20/12 chỉ có 3049 trường hợp nhiễm. Kể từ tuần trước khi nhà chức trách Trung Quốc giảm thiểu xét nghiệm axit nucleic thì đã không còn công khai số lượng người nhiễm bệnh.

Do vấn đề minh bạch thông tin dữ liệu về làn sóng bùng phát COVID-19 này của ĐCSTQ, Chính phủ Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công khai kêu gọi nhà chức trách Trung Quốc cần minh bạch hơn về mức độ nghiêm trọng của tình hình liên quan số ca bệnh, số ca nhập viện và các số liệu thống kê y tế khác đã được phổ biến rộng rãi ở các nước khác.

Tại thủ đô và nhiều thành phố khác của Trung Quốc, làn sóng lây nhiễm COVID-19 đã gây quá tải các bệnh viện trong đó chiếm đa số là người cao tuổi bị nặng.

Thông báo chính thức của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc về buổi họp vắn hôm thứ Tư đã không đề cập chi tiết nhạy cảm được thảo luận nội bộ.

Theo tiết lộ của người tham dự cuộc họp (giấu tên), Giám đốc Ma Xiaowei của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tại cuộc họp đã yêu cầu các bệnh viện phân bổ lại các phòng cấp cứu quá tải bằng cách chuyển bệnh nhân đến các khu điều trị nội trú. Ông cũng kêu gọi các bệnh viện vừa và lớn tiếp nhận nhiều bệnh nhân nguy kịch hơn, và hứa cơ quan quản lý sẽ không buộc các bệnh viện phải chịu trách nhiệm về tỷ lệ tử vong gia tăng, nhấn mạnh tử vong là không thể tránh khỏi.

Ý kiến của quan chức này cũng làm tăng thêm nghi ngờ về tính chính xác của dữ liệu tử vong COVID-19 trong tính toán của nhà chức trách Trung Quốc. Dữ liệu công khai đại chúng của họ cho biết chỉ có 8 trường hợp tử vong tính từ ngày 1/12.

thi the
Thi thể xếp hàng dài chưa được xử lý. (Ảnh chụp màn hình video)

Theo một thống kê từ CDC Mỹ vào tháng 8/2020, 94% ca tử vong do COVID-19 đều có bệnh lý nền. Nói cách khác, theo tiêu chuẩn của Trung Quốc thì có lẽ 94% số ca tử vong vì COVID-19 bị nhà chức trách ĐCSTQ loại khỏi dữ liệu thống kê.

Nếu ước tính chính thức của ĐCSTQ về gần 250 triệu trường hợp nhiễm COVID là chính xác, thì con số khổng lồ này đồng nghĩa số người chết khá lớn, ngay cả đối với bệnh cúm.

Các nhà hỏa táng ở thủ đô Trung Quốc đang phải vật lộn để đối phó với sự gia tăng số lượng thi thể. Nhiều bệnh viện mà truyền thông nước ngoài đến thăm đã phát hiện thi thể chất đống như núi. Một số video và hình ảnh lan truyền trên mạng Internet Trung Quốc cũng cho thấy hàng dài xe chở thi thể nối nhau, những túi đựng thi thể chất đống bên ngoài vì không có chỗ để chứa trong nhà.

Bac Kinh 1 1
Nhà tang lễ ở Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình video Reuters)

Bloomberg: Trung Quốc là ổ dịch lớn nhất thế giới từ trước đến nay

Bloomberg cho biết theo ước tính này của cơ quan y tế hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc, nếu đúng chỉ trong một ngày vào ngày 20/12 có gần 37 triệu người đã bị nhiễm COVID-19, thì cho đến nay Trung Quốc đang chịu thảm họa COVID-19 lớn nhất thế giới. Tỷ lệ lây nhiễm này lấn át kỷ lục khoảng 4 triệu ca trong một ngày được thiết lập vào tháng 1/2022. Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, trong đợt nhiễm Omicron ban đầu xuất hiện ở Nam Phi, vào ngày 19/1/2022 số ca COVID-19 toàn cầu đạt mức cao nhất là 4 triệu ca.

Ngoài ra các quan chức ĐCSTQ vẫn đang che giấu dữ liệu. So với thống kê chính thức ngày 20/12 Trung Quốc chỉ có 3049 trường hợp COVID-19 thì thống kê nói trong buổi họp nội bộ là 37 triệu người, cao gấp nhiều lần so với con số công khai, thậm chí gấp nhiều lần so với kỷ lục thế giới hồi tháng 1.

benh vien Trung Quoc
Bệnh viện quá tải tại Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Việc ĐCSTQ đột ngột hủy chính sách ‘Zero COVID’ mà không có giai đoạn chuẩn bị đã cho phép biến thể Omicron vốn dễ lây lan được lây lan tự do trong cộng đồng xã hội Trung Quốc vốn đã yếu về miễn dịch tự nhiên.

Dựa trên phân tích các từ khóa tìm kiếm trực tuyến, nhà kinh tế trưởng Chen Qin tại công ty tư vấn dữ liệu MetroDataTech dự đoán rằng làn sóng COVID-19 hiện tại của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh điểm trên hầu hết các thành phố tại Trung Quốc từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 1. Mô hình của ông cho thấy việc Trung Quốc bỏ phong tỏa xã hội đã dẫn đến hàng chục triệu ca nhiễm COVID-19 mỗi ngày, trong đó cao nhất là các thành phố như Thâm Quyến, Thượng Hải và Trùng Khánh.

Chuyên gia: Quy mô và tốc độ lây lan của dịch COVID-19 ở Trung Quốc là chưa từng có

Nhiều chuyên gia nước ngoài đang rất chú ý đến tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc. “Quy mô và tốc độ lây lan của COVID-19 là chưa từng có”, chuyên gia Yanzhong Huang – thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại tổ chức tư vấn của Mỹ là Hội đồng Quan hệ Đối ngoại – đã tweet về đợt bùng phát COVID-19 mới nhất ở Trung Quốc.

Ông nói thêm rằng làn sóng COVID-19 này dường như không gây hoảng loạn hàng loạt.

Cựu Ủy viên FDA, Tiến sĩ Scott Gottlieb đã tweet: “Tất cả các dấu hiệu cho thấy tình hình thực tế ở Trung Quốc tồi tệ hơn nhiều so với các báo cáo chính thức của ĐCSTQ”. Ông lo lắng rằng đợt bùng phát có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhóm dân số cao tuổi của Trung Quốc.

Giáo sư và bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Johns Hopkins ở Mỹ là Marty Makar đã tweet rằng ông vừa nói chuyện với một bác sĩ ở Trung Quốc: “Họ hiện đang trải qua một đại nạn dịch bệnh mà không được kiểm soát gây quá tải các bệnh viện và dẫn đến số người chết không ngừng tăng cao (nhiều người trong số họ không được báo cáo)”. Ông cảnh báo, “Vấn đề đang lo ngại là các biến thể COVID-19 mới có thể xuất hiện do quy mô dân số cao và số lượng lớn các trường hợp nhiễm của Trung Quốc”.