Sau khi thực hiện “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” vào năm ngoái, quyền tự do ngôn luận và báo chí của Hồng Kông đã nhanh chóng rơi vào thoái trào. Cuộc khảo sát của Hiệp hội phóng viên nước ngoài Hồng Kông (FCC) cho thấy, hơn 80% nhà báo cho biết, họ cảm thấy môi trường làm việc của họ đang xấu đi theo Luật An ninh Quốc gia. Các nguồn tin của họ đã không còn sẵn sàng thảo luận về những vấn đề nhạy cảm.

p2749261a466498547
Nơi tổ chức Hội nghị Báo chí Đối ngoại Hồng Kông (FCC). (Ảnh: Public domain)

Hầu hết các nguồn tin của phóng viên đã ở trong tù. Những người khác cũng từ chối phỏng vấn. Bởi nhận trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài rất dễ bị Bộ Tư pháp truy tố theo Luật An ninh Quốc gia. Cuộc khảo sát cũng cho thấy 90% số người được hỏi lo lắng rằng chính quyền sẽ ban hành “Luật tin tức giả”. Gần một nửa số người được hỏi tiết lộ rằng họ đang cân nhắc hoặc đã có kế hoạch rời khỏi Hồng Kông.

Theo báo cáo công khai, từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 10 năm nay, Hiệp hội Phóng viên Nước ngoài Hồng Kông (FCC) đã tiến hành cuộc khảo sát đầu tiên về tự do báo chí tại đây. Tổ chức này đã phân phát bảng câu hỏi cho các nhà báo và cuối cùng đã thu thập được 99 bản. Trong đó, 70 người trả lời đến từ các kênh truyền thông nước ngoài, 29 người tại khu vực địa phương.

84% các phóng viên được phỏng vấn mô tả môi trường làm việc của họ ở Hồng Kông đang xấu đi. 86% số người được phỏng vấn nói rằng sau khi thực thi Luật An ninh Quốc gia, các nguồn tin của họ không còn muốn được trích dẫn, hoặc không muốn thảo luận về các vấn đề nhạy cảm. Ngay cả đối với một số vấn đề tương đối trung lập, họ cũng lo lắng sẽ bị xem là “có một chút chính trị hóa”.

Cuộc khảo sát đã trích dẫn mối quan tâm của một số phóng viên được phỏng vấn. Một số người nói rằng Hồng Kông đã trở nên tồi tệ hơn Đại Lục về mọi mặt. Vì không ai biết được “lằn ranh đỏ” ở đâu. Họ càng lo lắng hơn về việc các báo cáo trong quá khứ có thể bị kiểm duyệt.

Một số người được phỏng vấn cũng nói rằng hậu quả của Luật An ninh Quốc gia là việc tự kiểm duyệt và sự im lặng từ các nguồn tin. Một số phóng viên báo chí nước ngoài mô tả rằng khi họ mới đến Hồng Kông, nơi này rất tự do, và không cần phải lo lắng về việc bảo vệ nguồn thông tin. Đến nay, mọi người đã trở nên miễn cưỡng hoặc từ chối nói về những chủ đề nhạy cảm. Đặc biệt sau vụ bắt giữ Apple Daily trên quy mô lớn, tổ chức truyền thông trực thuộc đã trở nên cẩn thận hơn trong việc bảo mật thông tin và bảo vệ nguồn tin.

Người được phỏng vấn: Hầu hết các nguồn tin đều đang ở trong tù

Một người được phỏng vấn khác tiết lộ, rằng hầu hết nguồn tin của anh ấy hiện đang ở trong tù. Một số người trong số họ đang sống lưu vong. Số còn lại từ chối nhận phỏng vấn của báo chí nước ngoài. Bởi một số luật sư cho rằng việc chấp nhận phỏng vấn của phóng viên nước ngoài sẽ dễ bị bên tố cáo khởi tố theo “Luật An ninh Quốc gia”. Một số người từ nước ngoài sẽ kiên quyết chỉ chấp nhận các cuộc phỏng vấn ẩn danh, vì các thành viên trong gia đình của họ vẫn đang ở Hồng Kông.

Theo các bản tin công khai, những người được phỏng vấn cũng phải cẩn thận ngay cả khi chụp ảnh tin tức. 48% số người được hỏi cho biết khi chụp ảnh hoặc quay video các chủ thể nhạy cảm, họ không tin mình sẽ được cấp phép. Một số người được phỏng vấn thẳng thắn nói rằng mặc dù họ cảm thấy hoạt động quay phim có băng rôn, khẩu hiệu là vi phạm Luật An ninh quốc gia, nhưng [hiện tại tất cả] đều được phép quay và đăng tải, tuy nhiên “điều này có thể sẽ bị thay đổi ngay lập tức.”

Chỉ hơn một nửa số người được phỏng vấn nói rằng họ biết rõ “lằn ranh đỏ”. Một số người đề cập về các vấn đề liên quan đến “nền độc lập của Hồng Kông”. Số còn lại bao gồm các vấn đề liên quan đến Trung Quốc Đại Lục, Tây Tạng, Tân Cương và Đài Loan. Về phương diện tự kiểm duyệt, 56% người được hỏi đã tự kiểm duyệt ở mức độ nhất định, hoặc tránh báo cáo về các chủ đề nhạy cảm.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy có tới 46% số người được hỏi có ý định rời khỏi Hồng Kông do tự do báo chí bị giảm dần. 34% trong số họ đang cân nhắc sẽ rời khỏi Hồng Kông và 12% đã có kế hoạch rời khỏi đây. 77% lo lắng về việc bị giám sát bởi các thực thể hoặc công nghệ kỹ thuật số. 12% nói rằng họ đã thử và biết mình bị giám sát. 37% cho biết họ đã xóa ảnh trên Internet, hoặc trên thiết bị cá nhân vì lý do an toàn. Một số ít phóng viên cho biết họ bị làm phiền, quấy rối hoặc bị đối xử thô bạo khi đưa tin.

90% người lo lắng về việc ban hành “Luật tin tức giả”

Chính quyền Hồng Kông đã thông báo rằng họ đang xem xét ban hành “Luật tin tức giả” để điều chỉnh các kênh truyền thông. 90% phóng viên được phỏng vấn bày tỏ lo ngại, một số người đã chỉ thẳng ra rằng “Luật Tin tức giả” đã được chính phủ độc tài sử dụng, nhằm trấn áp các báo cáo không có lợi cho họ. Một số phóng viên tin rằng chính quyền Hồng Kông sẽ dán nhãn cho những nội dung mà họ không thích là “tin giả”. “Luật tin tức giả có thể được sử dụng bởi những người chỉ trích, những người phản đối nó rộng rãi như luật an ninh quốc gia.”

Hiệp hội phóng viên nước ngoài đã phát hiện ra rằng các phóng viên được phỏng vấn đang lo lắng về việc bị bắt hoặc bị truy tố vì đã đưa tin hoặc bình luận. Họ cũng lo lắng rằng luật pháp sẽ liên tục thay đổi. Một số bình luận cũ được chấp nhận tại thời điểm xuất bản, cũng có thể trở thành cái cớ để bị khởi tố.

Ngoài ra, 29% nhà báo nước ngoài được phỏng vấn, gặp phải sự chậm trễ hoặc trở ngại đáng kể trong việc xin thị thực làm việc tại Hồng Kông, và khoảng 24% bị chậm trễ nhỏ.

Ông Keith Richburg, Chủ tịch Hiệp hội Báo chí Nước ngoài, cho rằng việc bảo vệ quyền tự do báo chí theo “Luật Cơ bản” không còn đủ nữa. Các nhà chức trách phải thực hiện nhiều biện pháp hơn, để lấy lại niềm tin của các nhà báo. Đồng thời duy trì danh tiếng của Hồng Kông là một thành phố chào đón các kênh truyền thông quốc tế.

Ông cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ Hồng Kông phải xem xét cẩn thận tác động của việc ban hành “Luật tin tức giả” đối với tự do báo chí và uy tín quốc tế của Hồng Kông. Ông nói rằng đây là lần đầu tiên FCC tiến hành một cuộc điều tra về tự do báo chí ở Hồng Kông. Ông hy vọng rằng trong tương lai kết quả sẽ được công bố định kỳ, để giúp thảo luận về tự do báo chí.

Tuy nhiên, ngày 5/11, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hồng Kông đã đưa ra một thông cáo báo chí, bày tỏ “sự bất mãn mạnh mẽ” “kiên quyết phản đối” việc này. Ông yêu cầu các nhà báo nước ngoài “ngừng vu khống chế độ cai trị của Hồng Kông nhân danh tự do báo chí.”

Ông cũng nói các kênh truyền thông nước ngoài làm việc tại Hồng Kông phải “tự giác tiếp nhận sự giám sát của pháp luật.”

Lý Gia Hoành / Vision Times

Xem thêm: