‘Viêm phổi Vũ Hán’ mất kiểm soát, truyền thông Trung Quốc Đại Lục không nói đến tình hình dịch bệnh, ngược lại liên tiếp đưa về “tin tức ấm áp” để tẩy não người dân. Giáo sư Đại học Sư phạm Hoa Trung (Vũ Hán) Đới Kiến Nghiệp phê bình, so với “Nhật ký Phương Phương” do tác giả Phương Phương ở Vũ Hán viết, những báo cáo của truyền thông Đại Lục “không có một bài nào” có thể đọc được, có một số bài còn là đang “làm nhục IQ của người ta”. 

Untitled 8
Ông Đới Kiến Nghiệp, Giáo sư Đại học Sư phạm Hoa Trung (Ảnh: Weibo)

Hôm 23/2, ông Đới Kiến Nghiệp có bài viết chỉ ra, chỉ cần đặt báo cáo của phóng viên Đại Lục và Nhật ký Phương Phương”, “trình độ và kiến thức cao thấp có thể lập tức thấy được”. Ông thẳng thắn, phóng viên bản địa Hồ Bắc “không dám tâng bốc, cũng không muốn nói nhiều”, còn về hàng trăm phóng viên được điều đến Hồ Bắc để phỏng vấn lấy tin về dịch bệnh, cộng lại “còn không bằng một Phương Phương”. 

Ông nói, “Nhật ký Phương Phương” nhắc đến Tiêu Hiền Hựu, một người dân địa phương trước đó đã qua đời vì ‘viêm phổi Vũ Hán’, trước lúc lâm chung đã viết di thư “Thi thể tôi hiến cho quốc gia, vợ tôi đâu”. Nhưng truyền thông chính thức tại địa phương là tờ Nhật báo Trường Giang lại “bỏ đầu bỏ đuôi một cách vô tri và thô bạo”, chỉ nói “Di thư 7 chữ nguệch ngoạc khiến người ta rơi lệ”, bỏ đi phần “vợ tôi đâu”. “Ông phóng viên còn dừng ở mức độ nhận thức ‘việc nước dù nhỏ cũng là đại sự, việc nhà dù lớn cũng là tiểu sự’. Cơ bản ông ta không biết, ‘Thi thể tôi hiến cho quốc gia’ trong di chúc lại ‘khiến người ta rơi lệ’, nhưng trước khi chết vẫn còn hỏi và thương nhớ ‘vợ tôi đâu’, cũng ‘khiến người ta rơi lệ’ như thế. Đối với người dân nghèo như chúng ta mà nói, thậm chí còn càng ‘khiến người ta rơi lệ’.”

Trong bài viết ông còn chỉ ra, Vũ Hán phong tỏa thành phố hơn một tháng qua, việc đầu tiên của người dân trước khi ngủ và sau khi thức dậy chính là tìm đọc “Nhật ký Phương Phương”, tức là qua nhật ký để hiểu về tình hình thay đổi của dịch bệnh, cũng là qua đó để cảm nhận sự đau buồn của người Vũ Hán.

Ông nói: “Đã không có ai nghe ngóng xem tivi, báo chí nói những gì, cũng không quan tâm đến những kênh truyền thông kia rốt cuộc đã nói những gì.” Lời nói của ông kèm theo sự châm biếm, tin hay không tin những kênh truyền thông này nói gì, “vượt ngoài phạm vi nhận biết của tôi”. 

Ông cho biết, “Cổ nhân nói ‘Quốc gia bất hạnh thi gia hạnh’, Vũ Hán phong tỏa thành phố có thể nói là ngàn năm hiếm gặp, chính là lúc mà những người làm công tác tin tức báo đáp quốc gia, họ có thể đưa tin toàn diện về Vũ Hán, có thể khen ngợi những nhân viên y tế đáng khen ngợi, ca tụng những tình nguyện viên cống hiến một cách vô tư, cũng có thể vạch trần quan chức ích kỷ không làm tròn chức trách, có thể biểu hiện sự lưu luyến đau khổ của người qua đời vì lây nhiễm, có thể phản ánh sự bi ai của người nhà khi mất đi người thân, có thể miêu tả người bị lây nhiễm không tìm được cách chữa trị, có thể điều tra về việc vì sao  ban đầu lại ‘bịt miệng’ bệnh viện, càng phải truy vấn gốc rễ của thiên tai biến thành nhân họa, nhất là cần báo cáo sâu rộng mọi phương diện thảm họa.”

Ông Đới Kiến Nghiệp chỉ ra, “Nói thật, những báo cáo tin tức mà tôi thỉnh thoảng đọc được, không có bài nào có thể khiến người ta đọc tiếp. Đội ngũ tin tức khổng lồ được các nơi các cấp thành lập, lãng phí bao nhiêu tiền của của người nộp thuế, đối mặt với Phương Phương ‘đơn thương độc mã’, các vị lẽ nào không có chút xấu hổ nào ư?”

Được biết, bài viết này được đăng ngày 23/2, trong hai ngày qua được chia sẻ nhiều trên mạng internet Đại Lục, và thu hút được nhiều thảo luận. Không ít cư dân mạng tán đồng quan điểm của ông, nhưng cũng bị công kích bởi những người hùa theo lập trường truyền thông nhà nước.

Trí Đạt

Xem thêm: